8. Cấu trúc luận văn
2.6. Yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú học tập Kỹ năng sống của học sinh trung học
trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh
Để tìm yếu tố nào ảnh hưởng đến hứng thú học tập Kỹ năng sống của học sinh THCS tại Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tơi đưa ra phiếu khảo sát, lấy ý kiến của giáo viên KNS, kết quả như sau:
Bảng 2.16. Yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú học tập Kỹ năng sống
TT Biểu hiện ĐTB ĐLC MĐTU TH
Về phía học sinh
1 Nhận thức về vai trị, ý nghĩa mơn học 3,63 0,615 Rất ảnh hưởng 1 2 Động cơ học tập của học sinh 3,47 0,681 Rất ảnh hưởng 2 3 Phương pháp học tập hiệu quả 3,00 0,525 Ảnh hưởng 3
Điểm trung bình chung 3,37 Rất ảnh hưởng
Về phía giáo viên
1 Nhận thức về vai trò, ý nghĩa 3,40 0,547 Rất ảnh hưởng 4
2 Ngoại hình 2,83 0,498 Ảnh hưởng 5
3 Phẩm chất giáo viên 3,43 0,568 Rất ảnh hưởng 3
4 Năng lực dạy học 3,50 0,509 Rất ảnh hưởng 2
5 Phương pháp dạy học 3,60 0,498 Rất ảnh hưởng 1
Điểm trung bình chung 3,35 Rất ảnh hưởng
Về điều kiện khách quan
1 Nội dung môn học 3,60 0,498 Rất ảnh hưởng 1
2 Cơ sở vật chất, phương tiện dạy học 2,97 0,556 Ảnh hưởng 2
Điểm trung bình chung 3,29 Rất ảnh hưởng
Bảng 2.16 cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú học tập Kỹ năng sống của học sinh THCS tại Thành phố Hồ Chí Minh được giáo viên KNS đánh giá ở mức “rất ảnh hưởng” với ĐTB tổng hợp là 3,34. Cả 3 yếu tố đều được giáo viên KNS đánh giá ở mức “Rất ảnh hưởng”, xếp thứ hạng từ cao đến thấp lần lượt là yếu tố ảnh hưởng thuộc về học sinh (ĐTB=3,37); yếu tố ảnh hưởng thuộc về giáo viên (ĐTB=3,35) và yếu tố ảnh hưởng thuộc về điều kiện khách quan (ĐTB=3,29).
Nhóm yếu tố ảnh hưởng thuộc về phía học sinh: Qua kết quả khảo sát ở bảng 2.12, cho thấy các yếu tố ảnh hưởng thuộc về phía học sinh được giáo viên KNS đánh giá ở mức “Rất ảnh hưởng” với ĐTB chung là 3,37. Trong đó, yếu tố ảnh hưởng “Nhận thức
về vai trị, ý nghĩa của mơn học” được đánh giá cao nhất với ĐTB=3,63; ĐLC=0,615;
TH=1. Tiếp theo là yếu tố “Động cơ học tập của học sinh” với ĐTB=3,47; ĐLC=0,681; TH=2. Yếu tố xếp hạng cuối cùng là “Phương pháp học tập hiệu quả” với ĐTB=3,00; ĐLC=0,525;TH=3. Số liệu về độ lệch chuẩn cho thấy ý kiến đánh giá khá tập trung. Từ đó cho thấy, nhận thức của học sinh về vai trị, ý nghĩa của mơn học rất quan trọng. Nhận thức và hành vi có mối quan hệ biện chứng với nhau, cho nên khi nhận thức đúng sẽ dẫn đến hành vi đúng, từ đó hình thành hứng thú học tập của các em. Yếu tố động cơ và phương pháp học tập hiệu quả cũng được giáo viên KNS đánh giá ở mức “Rất ảnh hưởng”, điều này cho thấy khi nhu cầu xuất phát từ chính chủ thể đặc biệt là học sinh THCS sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến hứng thú học tập KNS. Khi học sinh có động cơ học tập đối với bộ mơn Kỹ năng sống thì các bạn sẽ chọn những cách thức, phương pháp học phù hợp với bản thân nhằm giải quyết những vấn đề đặt ra. Từ đó dần dần, các bạn sẽ chiếm lĩnh được những kiến thức mới, kỹ năng mới, và có thể ứng dụng vào bản thân giải quyết những vấn đề thực tiễn. Khi học sinh ứng dụng được kiến thức vào giải quyết các vấn đề của mình thì các em sẽ có hứng thú hơn, u thích hơn đối với mơn học.
Nhóm yếu tố ảnh hưởng thuộc về giáo viên: Nhóm yếu tố ảnh hưởng cũng được đánh giá ở mức “Rất ảnh hưởng” đến hứng thú học tập Kỹ năng sống của học sinh THCS với ĐTB chung là 3,35. Trong đó, yếu tố ảnh hưởng được đánh giá cao nhất là yếu tố
là yếu tố “Năng lực dạy học” với ĐTB=3,50; ĐLC=0,509; TH=2. Tiếp đến là yếu tố
“Phẩm chất giáo viên” với ĐTB=3,43; ĐLC=0,568; TH=3. Yếu tố ảnh hưởng xếp thứ
hạng cuối cùng là yếu tố “Ngoại hình” với ĐTB=2,83; ĐLC=0,498; TH=5. Yếu tố ảnh hưởng còn lại được đánh giá ở mức “Rất ảnh hưởng” với ĐTB=3,40; ĐLC=0,547; TH=4. Số liệu về độ lệch chuẩn cho thấy ý kiến đánh giá của giáo viên rất tập trung. Kết quả cho thấy yếu tố “Phương pháp dạy học” được đánh giá cao nhất, chứng tỏ rằng phương pháp dạy học có ảnh hưởng nhiều đến hứng thú học tập của học sinh. Bởi lẽ, khi giáo viên vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, thường xuyên đổi mới hình thức tổ chức dạy học, giúp cho môn học trở nên luôn mới mẻ và sinh động, giúp cho học sinh khơng bị nhàm chán, từ đó gây được hứng thú cho các em. Ngoài ra, yếu tố năng lực của người giáo viên cũng được đánh giá rất ảnh hưởng. Bởi vì năng lực người giáo viên thể hiện qua việc nắm vững kiến thức, kỹ năng về môn học, vận dụng tốt các phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, sử dụng tốt các phương tiện dạy học và đánh giá đúng năng lực của học sinh. Từ đó cho thấy, năng lực người giáo viên có vai trị rất quan trọng trong dạy học, giáo viên giỏi sẽ có ảnh hưởng đến hứng thú học tập của học sinh. Thêm vào đó, yếu tố phẩm chất cũng rất quan trọng. Giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức mà còn là người giáo dục toàn diện về phát triển nhân cách của học sinh, cho nên giáo viên phải làm gương cho học sinh noi theo. Vậy giáo viên KNS cần phải nhiệt tình, hịa đồng, vui vẻ với các em, tạo bầu khơng khí tâm lí tích cực trong giờ học sẽ giúp các em thoải mái và có hứng thú với mơn học. Yếu tố nhận thức của giáo viên KNS về vai trò, ý nghĩa của môn học cũng được đánh giá là rất ảnh hưởng. Bởi vì, khi giáo viên nhận thức được vai trị mơn thì sẽ chủ động thay đổi phương pháp dạy học tích cực phù hợp với năng lực của học sinh, không ngừng nâng cao kiến thức nhằm tạo ra những giờ học lơi cuốn, bổ ích. Cho nên, giáo viên cần nâng cao nhận thức của mình đối với mơn học Kỹ năng sống, không ngừng bồi dưỡng chuyên môn, áp dụng nhiều phương pháp dạy học và hình thức tổ chức hấp dẫn, nhiệt tình vui vẻ thân thiện với học sinh. Từ những điều nêu trên, những
yếu tố thuộc về phía giáo viên có sự ảnh hưởng lớn đến hứng thú học tập Kỹ năng sống của học sinh THCS tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhóm yếu tố ảnh hưởng thuộc về điều kiện khách quan: Đối với nhóm yếu tố ảnh hưởng này thì được giáo viên đánh giá ở mức “Rất ảnh hưởng” với ĐTB chung là 3,29. Trong đó, yếu tố được đánh giá ở mức “Rất ảnh hưởng” là yếu tố “Nội dung môn học” với ĐTB=3,60; ĐLC=0,498; TH=1. Còn lại là yếu tố “Cơ sở vật chất, phượng tiện dạy học” được đánh giá ở mức “Ảnh hưởng” với ĐTB=2,97; ĐLC=0,556; TH=2. Số liệu về độ lệch chuẩn cho thấy ý kiến đánh giá của giáo viên khá tập trung. Kết quả khảo sát cho thấy, yếu tố về nội dung môn học rất ảnh hưởng đến hứng thú học tập bộ mơn Kỹ năng sống. Bởi vì nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là hệ thống những kỹ năng sống cần thiết để học sinh có thể đáp ứng các yêu cầu trong học tập và sinh hoạt, xử lý được các tình huống gặp phải trong cuộc sống hằng ngày. Vậy khi nội dung môn học không đáp ứng được nhu cầu của người học, không giúp học sinh giải quyết các vấn đề trong học tập và sinh hoạt thì người học sẽ cảm thấy nội dung học nhàm chán, cũ kĩ, thiếu tính thực tế. Thế nên, nội dung mơn học có ảnh hưởng nhiều đến hứng thú học tập Kỹ năng sống của học sinh THCS. Ngoài ra, yếu tố ảnh hưởng về cơ sở vật chất, phương tiện dạy học cũng được giáo viên KNS đánh giá ở mức “Ảnh hưởng”, cho nên nhà trường, các đơn vị thực hiện và giáo viên KNS cần cải thiện và đầu tư một cách tốt nhất để góp phần nâng cao hứng thú học tập ở học sinh.
Tóm lại, yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến hứng thú học tập Kỹ năng sống là yếu tố thuộc về phía học sinh, bởi vì học sinh là trung tâm của hoạt động giáo dục Kỹ năng sống. Cho nên, học sinh nhận thức đúng đắn về vai trị, ý nghĩa mơn học, có động cơ học tập đúng đắn, có phương pháp học tập hiệu quả thì sẽ dần hình thành hứng thú một cách bền vững đối với học sinh. Hai yếu tố thuộc về phía giáo viên và thuộc về điều kiện khách quan cũng ảnh hưởng nhiều đến hứng thú học tập Kỹ năng sống của học sinh THCS tại Thành phố Hồ Chí Minh.