So sánh hứng thú học tập Kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở

Một phần của tài liệu Hứng thú học tập Kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 71 - 77)

8. Cấu trúc luận văn

2.5. So sánh hứng thú học tập Kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở

Để thấy được sự khác nhau về hứng thú học tập Kỹ năng sống của học sinh Khối 6 và Khối 9 tại các trường THCS, chúng tôi tiến hành so sánh kết quả điều tra thực tế dựa trên ba biểu hiện: nhận thức, thái độ và hành vi vì đây là cơ sở phản ảnh rõ nhất hứng thú học tập Kỹ năng sống của học sinh THCS tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Bảng 2.14. So sánh mức độ hứng thú của học sinh khối 6 và khối 9

TT Biểu hiện Khối 6 Khối 9

1

Nhận thức Mức độ cần thiết của Kỹ năng sống 3,38 3,33

2 Vai trò của Kỹ năng sống 3,28 3,27

3

Thái độ

Mức độ thích học Kỹ năng sống 2,56 2,54

4 Cảm xúc trước giờ học Kỹ năng sống 2,59 2,56

5 Cảm xúc trong giờ học Kỹ năng sống 2,97 2,78

Điểm trung bình 2,71 2,63

7

Hành vi

Hành vi trong giờ học Kỹ năng sống 3,06 2,36

8 Hành vi ngoài giờ học Kỹ năng sống 2,59 2,32

Điểm trung bình 2,83 2,34

Điểm trung bình chung 2,92 2,74

Tổng hợp 2,83

Bảng 2.14 cho thấy điểm tổng hợp được học sinh khối 6 và khối 9 đánh giá ở mức “Hứng thú” với ĐTB=2,83. Trong đó, học sinh khối 6 đánh giá mức độ hứng thú học tập Kỹ năng sống với ĐTB chung là 2,94, còn học sinh khối 9 với ĐTB chung là 2,74. Kết quả cho thấy học sinh THCS tại Thành phố Hồ Chí Minh có hứng thú với mơn học Kỹ năng sống.

Xét về mặt nhận thức: Học sinh khối 6 và học sinh khối 9 có nhận thức đúng đắn về “Mức độ cần thiết của Kỹ năng sống” và “Vai trò của Kỹ năng sống” với ĐTB của học sinh khối 6 và học sinh khối 9 đánh giá lần lượt là 3,33 và 3,30. ĐTB về mặt nhận thức được học sinh đánh giá cao hơn học sinh khối 9, nhưng biên độ chênh lệch không đáng kể. Kết quả cho thấy về mặt nhận thức, học sinh khối 6 và khối 9 đều nhận thức được tầm quan trọng và vai trị của mơn học Kỹ năng sống. Đây là cơ sở căn bản để các em có thể học tập Kỹ năng sống một cách chủ động, lĩnh hội và ứng dụng kiến thức vào cuộc sống bản thân.

Xét về mặt thái độ: Cả hai khối 6 và 9 đều đánh giá về mặt thái độ ở mức “Hứng thú” với ĐTB của học sinh khối 6 và khối 9 lần lượt là 2,71 và 2,63. ĐTB về mặt thái độ của học sinh khối 6 (ĐTB=2,71) cao hơn ĐTB về mặt thái độ của học sinh khối 9 (ĐTB=2,63). Điều này cho thấy học sinh khối 6 có cảm xúc tích cực nhiều hơn so với học sinh khối 9.

Xét về mặt hành vi: Qua khảo sát, có thể thấy biểu hiện về mặt hành vi của học sinh trong và ngoài giờ học Kỹ năng sống đươc học sinh khối 6 đánh giá ở mức “Thường xuyên” với ĐTB=2,83 và học sinh khối 9 đánh giá ở mức “Thỉnh thoảng” với ĐTB=2,34. Qua đó cho thấy có sự chênh lệch về mức độ biểu hiện về mặt hành vi giữa học sinh khối 6 và khối 9. Trong đó, học sinh khối 6 có tần suất biểu hiện các hành vi tích cực trong học tập Kỹ năng sống “thường xuyên” hơn học sinh khối 9.

Nhìn chung, mức độ hứng thú của học sinh khối 6 (ĐTB=2,92) cao hơn mức độ hứng thú của học sinh khối 9 (ĐTB=2,74). Điều này được thể hiện thơng qua việc có sự chênh lệch về mức độ ở ba mặt trong cấu trúc tâm lý của hứng thú học tập Kỹ năng sống: nhận thức, thái độ và hành vi. Kết quả khảo sát, cho thấy học sinh khối 6 có hứng thú học tập Kỹ năng cao hơn học sinh khối 9, bởi vì học sinh khối 6 là đối tượng mới chuyển sang một môi trường học tập mới, kiến thức Kỹ năng sống đối với các em là mới mẻ, thú vị, kích thích sự tị mị, khám phá của các em. Còn đối với học sinh khối 9, thời gian học tập bộ môn Kỹ năng sống nhiều hơn học sinh khối 6 nên những nội dung, chủ đề trong chương trình kỹ năng sống khơng cịn “mới mẻ”, chưa hấp dẫn, cuốn hút đối với học sinh khối 9. Bên cạnh đó, hoạt động chủ đạo của học sinh khối 9 là hoạt động học tập vì các em phải đối mặt với kỳ thi quan trọng cuối cấp nên học sinh khối 9 có nhiều áp lực trong học tập, thi cử. Mọi hoạt động của các em trong giai đoạn này chủ yếu phục vụ cho kỳ thi tuyển sinh đầu cấp nên các em tập trung vào học tập các môn phục vụ thi tuyển lớp 10 như Tốn, Ngữ Văn, Tiếng Anh. Từ đó, các em khơng cịn dành nhiều thời gian cho Kỹ năng sống.

Thêm vào đó, kết quả phỏng vấn HS5, HS6 (khối 9) cho thấy: HS5 cho rằng “Môn

Kỹ năng sống đối với em thì bình thường, bởi vì em học mơn này được ba năm rồi, mới đầu cịn thấy thích nhưng giờ thì bình thường, nội dung học khơng cịn mới nữa, em có thể học thêm từ bên ngồi chẳng hạn thơng qua mạng xã hội và các hoạt động Đội”,

HS6 còn cho biết thêm “Em thích học Kỹ năng sống nhưng khơng cịn thích nhiều nữa,

bởi vì cách thức tổ chức giảng dạy của thầy cô, các hoạt động trong tiết học, em đã được tham gia rất nhiều thông qua các năm học, nên mức độ thích học mơn này khơng cịn

như trước nữa”. Qua kết quả khảo sát và phỏng vấn trên cho thấy học sinh khối 6 có

mức độ hứng thú học tập Kỹ năng sống cao hơn học sinh khối 9. Tuy nhiên biên độ chênh lệch không đáng kể. Nguyên nhân xuất phát từ việc nội dung giảng dạy Kỹ năng sống chưa được cập nhật, đổi mới, chưa đáp ứng được nhu cầu học sinh khối 9, và năng lực giảng dạy của giáo viên kỹ năng sống còn hạn chế thể hiện qua việc chưa vận dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức dạy học trong tổ chức dạy học kỹ năng sống. Điều này gây nên sự nhàm chán trong học tập Kỹ năng sống. Cho nên, để góp phần nâng cao hứng thú học tập Kỹ năng sống của học sinh THCS tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhà trường cần cập nhật và cải tiến nội dung giảng dạy cho phù hợp với nhu cầu người học và thực tiễn xã hội; giáo viên phải vận dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy và đa dạng hố các hình thức tổ chức dạy học sao cho phù hợp với lứa tuổi của học sinh.

Bảng 2.15. So sánh mức độ hứng thú của học sinh theo giới tính

TT Biểu hiện Nam Nữ

1

Nhận thức Mức độ cần thiết của Kỹ năng sống 3,42 3,24

2 Vai trò của Kỹ năng sống 3,31 3,25

Điểm trung bình 3,37 3,25

3

Thái độ

Mức độ thích học Kỹ năng sống 2,59 2,52

4 Cảm xúc trước giờ học Kỹ năng sống 2,66 2,49

5 Cảm xúc trong giờ học Kỹ năng sống 2,96 2,83

Điểm trung bình 2,74 2,61

7

Hành vi

Hành vi trong giờ học Kỹ năng sống 2,61 2,43

8 Hành vi ngoài giờ học Kỹ năng sống 2,58 2,38

Biểu đồ 2.5. So sánh mức độ hứng thú học tập Kỹ năng sống theo giới tính

Biểu đồ 2.5 và Bảng 2.15 cho thấy có sự chênh lệch điểm trung bình giữa nam và nữ trong các yếu tố cấu thành của hứng thú học tập Kỹ năng sống của học sinh.

Về mặt nhận thức: Có sự khác biệt về điểm trung bình nhận thức giữa nam và nữ, cụ thể điểm trung bình của nam cao hơn điểm trung bình của nữ với điểm trung bình của nam và nữ lần lượt là 3,37 và 3,25. Với kết quả đánh giá trên, cho thấy giữa nam và nữ có sự chênh lệch về mức độ nhận thức về sự cần thiết và vai trò của Kỹ năng sống đối với bản thân học sinh, khi học sinh nam đánh giá ở mức “Rất cần thiết” (3,42), “Rất quan trọng” (3,31), còn học sinh nữ đánh giá ở mức “Cần thiết” (3,24), “Quan trọng” (3,25).

Về mặt thái độ: Tương tự, ĐTB của Nam là 2,74 và ĐTB của Nữ là 2,61. Trong đó, mức độ thích học Kỹ năng sống của nam với ĐTB=2,59, nữ với ĐTB=2,52; Cảm xúc trước giờ học Kỹ năng sống của nam với ĐTB=2,66, nữ với ĐTB=2,49 và cảm xúc trong giờ học Kỹ năng sống của nam với ĐTB=2,96, nữ với ĐTB=2,83. Nhìn chung biểu hiện về mặt thái độ của học sinh nam đều cao hơn của học sinh nữ.

Về mặt hành vi: Cuối cùng là biểu hiện hứng thú của học sinh về mặt hành vi với ĐTB của nam là 2,6 và ĐTB của nữ là 2,4. Trong đó, biểu hiện hành vi trong giờ học

0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 3,5 Nhận thức Thái độ Hành vi ĐTB Nam 3,37 2,74 2,6 ĐTB Nữ 3,25 2,61 2,4

được học sinh nam đánh giá với ĐTB=2,61, học sinh nữ đánh giá với ĐTB=2,43; biểu hiện hành vi ngoài giờ học của nam với ĐTB=2,58 và của nữ với ĐTB=2,38.

Qua kết quả xử lý số liệu, cho thấy các yếu tố cấu thành hứng thú học tập Kỹ năng sống có sự khác biệt giữa học sinh nam và học sinh nữ. Điểm trung bình trên cả ba mặt: nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh nam đều cao hơn học sinh nữ. Trong lứa tuổi học sinh trung học cơ sở, là lứa tuổi các em bắt đầu tuổi dậy thì, thơng thường nữ giới có sự dậy thì sớm hơn nam giới. Ở giai đoạn dậy thì, cơ thể các em có những thay đổi khơng chỉ về sinh lý mà còn cả tâm lý. Nhiều khi những sự thay đổi ấy lại khiến các em rơi vào tình trạng khơng làm chủ được bản thân và dễ mắc phải các hội chứng tiêu cực. Những biến đổi tâm lý khiến các em nhạy cảm hơn, cảm xúc cũng dễ thay đổi hơn. Rối loạn cảm xúc xảy ra khi có tình trạng rối loạn tại não bộ, gây nên những bất ổn về tinh thần như chuyển từ cảm xúc hưng phấn sang cảm xúc ức chế một cách nhanh chóng hoặc ngược lại, thoắt buồn thoắt vui. Ở độ tuổi nhạy cảm này thường dễ bị áp lực từ học tập, gia đình, bạn bè… Thậm chí, cả những suy nghĩ tiêu cực về vóc dáng hay trình độ cá nhân, những mong muốn vượt quá khả năng bản thân và gia đình… cũng dẫn đến stress. Do đó, trong giai đoạn này các bạn nữ sinh thường quan tâm đến các kỹ năng phục vụ cho quá trình dậy thì như kỹ năng kiểm sốt cảm xúc, kỹ năng ứng phó với căng thẳng, kỹ năng nhận thức bản thân, kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, …Nhưng đối chiếu với những kỹ năng mà các em đang được học thì các kỹ năng này được ít trung tâm kỹ năng sống giảng dạy. Do đó, các nội dung dạy học kỹ năng chưa tạo được sự thu hút đặc biệt đối với các em học sinh nữ. Để tìm hiểu về những kỹ năng mà các em học sinh cần, HS6 (nữ) cho rằng “Em mong muốn được thầy, cô Kỹ năng sống dạy cho em các kỹ năng

phòng tránh stress, áp lực trong học tập và các kỹ năng hỗ trợ trong quá trình dậy thì”,

HS8 (nữ) cho rằng “Em cần thầy, cô dạy cho em những kỹ năng sống liên quan đến giáo

dục giới tính và sức khoẻ sinh sản để em có thể có nhiều kiến thức phục vụ cho bản thân trong quá trình dậy thì, vì em rất ngại chia sẻ với gia đình nên em muốn thầy cơ dạy để em tự làm”. Tóm lại với kết quả khảo sát và phỏng vấn trên cho thấy nhu cầu các bạn nữ

năng ứng phó với căng thẳng, stress, kỹ năng quản lí cảm xúc, kỹ năng liên quan đến giáo dục giới tính và sức khoẻ sinh sản nhiều hơn những kỹ năng khác. Mà các kỹ năng này được ít trung tâm thực hiện nên các em nữ sinh có hứng thú thấp hơn nam sinh.

Một phần của tài liệu Hứng thú học tập Kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 71 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)