Cải tiến nội dung dạy học đáp ứng với nhu cầu người học, phù hợp điều

Một phần của tài liệu Hứng thú học tập Kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 89 - 90)

8. Cấu trúc luận văn

3.3. Một số biện pháp nâng cao hứng thú học tập Kỹ năng sống của học sinh trung

3.3.2. Cải tiến nội dung dạy học đáp ứng với nhu cầu người học, phù hợp điều

kiện thực tiễn xã hội

1) Mục tiêu của biện pháp

Chuyển từ trang bị kiến thức cho người học sang trang bị kỹ năng giải quyết các vấn đề phù hợp với nhu cầu người học.

Đổi mới nội dung dạy học phù hợp với điều kiện thực tiễn của xã hội và theo kịp xu hướng phát triển của thế giới.

2) Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Nội dung dạy học phải được cập nhật thường xuyên, liên tục: Nhằm tránh lạc hậu,

lỗi thời, phải đáp ứng được nhu cầu của người học. Nội dung môn học sẽ tinh giản, cơ bản, hiện đại, theo định hướng giảm tính hàn lâm, tăng tính thực hành, vận dụng kiến thức và kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống;

Thiết kế chương trình giáo dục Kỹ năng sống trên cơ sở bám sát chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể: Điều này địi hỏi những người hoạch đinh

chương trình giáo dục Kỹ năng sống phải bám sát những yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực chủ yếu của học sinh trung học cơ sở trong chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể (2018). Từ đó xác định các nội dung giáo dục phù hợp để giáo dục cho học sinh. Nếu các cơ sở giáo dục xây dựng và phát triển chương trình giáo dục mà khơng bám sát chương trình phổ thơng tổng thể thì dẫn đến việc các cơ sở giáo dục chỉ cung cấp cho người học cái mình có mà khơng phải người học và xã hội đang cần, dẫn đến không đáp ứng được mục tiêu đào tạo, gây lãng phí lớn về thời gian, cơng sức và tiền bạc của người học và xã hội;

Tăng cường tính “mềm dẻo” trong chương trình giáo dục Kỹ năng sống: Khi thực

phải có cái nhìn tổng thể bao qt tồn bộ q trình giáo dục, cần lưu ý đảm bảo độ mềm dẻo cao khi xây dựng chương trình. Tức là phải để cho người dạy có được quyền chủ động điều chỉnh nội dung giáo dục trong phạm vi nhất định cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể, phù hợp với năng lực và sở thích của người học nhằm đạt được mục tiêu đề ra;

Tăng cường vai trò của các bên liên quan trong việc thiết kế nội dung giáo dục Kỹ năng sống: Các bên liên quan đó là giáo viên KNS, cán bộ quản lí, người học, phụ huynh…Bên cạnh xây dựng nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể cần chú ý đến ý kiến đóng góp của người thực thi, người thụ hưởng để việc xây dựng nội dung giáo dục Kỹ năng sống phù hợp với nhu cầu thực tiễn.

3) Điều kiện thực hiện

Nhà hoạch định cần phải nghiên cứu kỹ chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể và nắm rõ nhu cầu, mối liên hệ giữa nội dung giáo dục với nhu cầu thực tiễn;

Nội dung phải được xây dựng một cách chi tiết, theo quy trình rõ ràng, khoa học, phù hợp với điều kiện thực tiễn của xã hội và có đầy đủ nguồn lực thực hiện nội dung.

Một phần của tài liệu Hứng thú học tập Kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 89 - 90)