Sự hình thành và phát triển của hứng thú học tập

Một phần của tài liệu Hứng thú học tập Kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 29 - 32)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.5. Sự hình thành và phát triển của hứng thú học tập

Giống như những chức năng tâm lý cao cấp khác, hứng thú học tập được hình thành dựa trên các đặc điểm tự nhiên về mặt sinh học và các đặc điểm về mặt xã hội. Các đặc điểm tự nhiên là điều kiện cơ sở, là tiền đề cho sự xuất hiện của hứng thú và tất cả các chức năng tâm lý khác. Tuy nhiên, nội dung của nó lại do các đặc điểm về mặt xã hội quy định. Có thể xem xét sự phát triển của hứng thú nói chung, và sự phát triển của hứng thú học tập nói riêng dưới hai bình diện: bình diện phát triển lứa tuổi và bình diện phát triển của các hiện tượng tâm lý (Nguyễn Thu Trang, 2016).

Năm 2006, Hidi và Renninger đã đề xuất mơ hình bốn giai đoạn phát triển hứng thú học tập, trong đó yếu tố tình cảm nhận thức của người học được quan tâm một cách sâu sắc. Mơ hình mang nhiều ý nghĩa giáo dục thực tiễn. Bốn giai đoạn trong mơ hình gồm: Giai đoạn kích hoạt hứng thú mang tính tình huống; Giai đoạn duy trì hứng thú; Giai đoạn hứng thú cá nhân mới được nổi bật lên; Giai đoạn phát triển cao hứng thú (Nguyễn Đức Sơn, 2017)

Giai đoạn 1 – Kích hoạt hứng thú mang tính tình huống

Kích hoạt hứng thú mang tính tình huống có thể được mơ tả như những thay đổi ngắn hạn trong tình cảm và quá trình nhận thức được gây ra bởi những nội dung có thể là phi lý, có cường độ cao, có liên quan đến tình huống, có khả năng gây ngạc nhiên,

hoặc là rất đa dạng vv. Giai đoạn này thường được hỗ trợ bởi môi trường bên ngồi, nhưng khơng phải lúc nào cũng thế. Ví dụ, làm việc nhóm, câu đố, máy tính và cơng nghệ đã được dùng để kích hoạt hứng thú.

Như vậy, trước khi tham gia học tập, người học có thể có tình cảm, thái độ hay nhận thức về môn học, khi được tham gia học tập thực tế, dưới sự tác động của người dạy với những tình huống được tạo ra, người học sẽ có những thay đổi tích cực trong tình cảm và nhận thức, khiến hứng thú học tập ở người học được kích hoạt. Tuy nhiên, đây chỉ là những thay đổi ngắn hạn trong tâm lý người học, chưa mang tính bền vững, ổn định.

Giai đoạn 2 – Duy trì hứng thú mang tính tình huống

Duy trì hứng thú mang tính tình huống là một trạng thái tâm lý tiếp theo giai đoạn kích hoạt hứng thú, giai đoạn này liên quan đến sự chú ý và sự kiên trì tập trung trong các giai đoạn trong thời gian diễn ra các nội dung/nhiệm vụ mà cá nhân xem xét thấy có ý nghĩa hoặc có liên quan với mình. Cũng giống như giai đoạn đầu, tuy khơng phải tất cả các trường hợp đều như nhau, nhưng giai đoạn thứ hai này thường được hỗ trợ từ bên ngồi và có thể được thúc đẩy bởi sự hiểu biết và môi trường thuận lợi như kế hoạch học tập, sự hợp tác trong khi làm việc nhóm, sự kèm cặp một – một với nhau.

Trong giai đoạn này, người dạy tiếp tục tác động, thu hút sự tập trung, chú ý của người học, khiến người học quan tâm, thích thú. Những sự tác động vào nhận thức khiến người học thấy được các giá trị mà mình sẽ đạt được khi tham gia vào hoạt động học. Nhờ vậy, hứng thú đã được kích hoạt ở giai đoạn đầu được duy trì, sự bền bỉ, tính kiên trì của người học với đối tượng được kéo dài hơn.

Giai đoạn 3 - Hứng thú cá nhân mới được nổi bật lên

Giai đoạn này đánh dấu sự khởi đầu của một khuynh hướng tương đối bền vững của cá nhân khi muốn tìm kiếm sự tham gia lặp đi lặp lại vào các nội dung cụ thể hoặc vào nhiệm vụ gây hứng thú thêm lần nữa. Giai đoạn này được đặc trưng bởi những cảm xúc tích cực, tri thức được ghi nhớ và những giá trị được cá nhân lưu giữ lại, như: các

giá trị cá nhân khi họ có cơ hội tái tham gia những nhiệm vụ có liên quan đến hứng thú mới nổi lên của họ và họ sẽ lựa chọn những gì cần làm nếu phải đưa ra một sự lựa chọn. Cá nhân này thực sự thấy được những giá trị khi mình tham gia vào các hoạt động học, thấy những giá trị của tri thức khi được tham gia vào những hoạt động có liên quan đến hứng thú học tập mới nổi lên, thấy vui vẻ, thoải mái và thích thú với hứng thú học tập mình vừa mới có. Hứng thú học tập của cá nhân trở nên nổi bật hơn hẳn so với những hứng thú khác. Cá nhân có nguyện vọng muốn tham gia tiếp vào những hoạt động khác có liên quan đến hứng thú mới nổi lên này.

Giai đoạn 4 – Phát triển cao hứng thú cá nhân

Giai đoạn cuối cùng này, được gọi là sự phát triển cao của hứng thú cá nhân, về cơ bản là sự khuếch đại của giai đoạn thứ ba trước đấy. Nó liên quan đến một khuynh hướng lâu dài muốn được tái tham gia lại vào nội dung hoặc công việc cụ thể và được đặc trưng bởi những cảm xúc tích cực, những kiến thức và giá trị nội dung được cá nhân lưu giữ lại. Một cá nhân có hứng thú cá nhân phát triển cao theo một nội dung cụ thể sẽ chủ động ủng hộ rằng nội dung của hoạt động khác kèm theo các giai đoạn thì ít hứng thú hơn, và cá nhân này ít phải phụ thuộc nhất vào các yếu tố bên ngồi như yếu tố mơi trường để duy trì sự hứng thú học tập của họ (Hidi & Renninger, 2006).

Nguyện vọng mong muốn tái tham gia vào các hoạt động trong giai đoạn thứ ba, đến giai đoạn này lại được cũng cố hơn, bền vững hơn. Những hứng thú gồm nhận thức cũng như tình cảm chưa ổn định, được kích hoạt trong giai đoạn đầu thực sự trở thành hứng thú bền vững của cá nhân, thúc đẩy cá nhân tự tìm kiếm những hoạt động học tập tiếp theo để thỏa mãn hứng thú mới được hình thành của mình. Hứng thú của cá nhân bây giờ khơng cần thiết phải có sự hỗ trợ bởi các yếu tố bên ngoài nữa, người học chủ động hoàn toàn trong việc học của bản thân.

Vậy với mơ hình phát triển hứng thú bốn giai đoạn này, người dạy sẽ đóng vai trị là người tạo ra những kích thích vào nhận thức và tình cảm của người học, từ đó người dạy định hướng, dẫn dắt để hình thành và củng cố hứng thú cho người học, và để người

học tự chủ động trong quá trình học tập của mình, tự tìm đến các hoạt động để thỏa mãn hứng thú học tập mới được hình thành và để chiếm lĩnh được đối tượng của hứng thú.

Một phần của tài liệu Hứng thú học tập Kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)