Hành vi học tập Kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở

Một phần của tài liệu Hứng thú học tập Kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 67 - 71)

8. Cấu trúc luận văn

2.4. Thực trạng hứng thú học tập Kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở tạ

2.4.3. Hành vi học tập Kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở

Hứng thú học tập Kỹ năng sống của học sinh THCS khơng chỉ thể hiện ở học sinh có nhận thức tốt với mơn học, có tình cảm tích cực đối với mơn học mà cịn thể hiện ở những hành vi tích cực học tập, rèn luyện nhằm chiếm lĩnh tiếp thu những tri thức, kỹ năng của mơn KNS. Có thể nói, hành vi học tập của học sinh được biểu hiện tích cực là cơ sở quan trọng để đánh giá học sinh có hứng thú với môn học KNS hay không.

Bảng 2.12. Biểu hiện của học sinh THCS trong giờ học Kỹ năng sống

TT Biểu hiện Học sinh Giáo viên KNS

ĐTB ĐLC TH ĐTB ĐLC TH

1 Tập trung chú ý nghe giảng 2,95 0,861 1 3,06 0,429 1 2 Hăng hái phát biểu ý kiến 2,42 0,808 4 3,00 0,612 3 3 Làm việc riêng trong giờ học 2,09 0,721 7 2,65 0,786 4 4 Ghi chép bài đầy đủ 2,71 0,614 3 1,94 0,827 6 5 Nêu thắc mắc về những vấn đề

chưa hiểu rõ 2,40 0,849 5 2,53 0,624 5

7 Yêu cầu giáo viên cung cấp thêm

giáo trình, tài liệu, sách tham khảo 2,19 0,650 6 1,76 0,664 7

Điểm trung bình chung 2,52 2,57

Bảng 2.12 cho thấy học sinh có hành vi tích cực trong giờ học KNS khi các biểu hiện về mặt hành vi được học sinh và giáo viên KNS đánh giá với mức độ biểu hiện là “Thường xuyên” với ĐTB chung của học sinh và giáo viên KNS lần lượt là 2,52; 2,57.

Đối với học sinh: Hành vi của học sinh THCS trong giờ học Kỹ năng sống được học sinh đánh giá ở mức “Thường xuyên” với ĐTB chung là 2,52. Trong đó biểu hiện được học sinh đánh giá cao nhất là biểu hiện “Tập trung chú ý nghe giảng” với ĐTB=2,95; ĐLC=0,861, TH=1.Tiếp theo là biểu hiện “Nhiệt tình tham gia bài học”

được học sinh đánh giá ở mức “Thường xuyên” với ĐTB=2,89; ĐLC=0,942; TH=2. Biểu hiện kế tiếp được học sinh đánh giá là biểu hiện “Ghi chép bài đầy đủ” với ĐTB=2,71; ĐLC=0,614, TH=3. Các biểu hiện còn lại đều được học sinh đánh giá ở mức “Thỉnh thoảng”, trong đó biểu hiện được học sinh đánh giá ở mức thấp nhất là biểu hiện

“Làm việc riêng trong giờ học” với ĐTB=2,09; ĐLC=0,721; TH=7. Số liệu về độ lệch

chuẩn cho thấy ý kiến đánh giá khá tập trung.

Đối với giáo viên KNS: Giáo viên KNS đánh giá biểu hiện của học sinh trong giờ học Kỹ năng sống ở mức “Thường xuyên” với ĐTB chung là 2,57. Biểu hiện được giáo viên đánh giá cao nhất là biểu hiện “Tập trung chú ý nghe giảng” (ĐTB=3,06; ĐLC=0,429; TH=1) và biểu hiện “Nhiệt tình tham gia bài học” (ĐTB=3,06; ĐLC=0,429; TH=1). Các biểu hiện được đánh giá ở mức “Thỉnh thoảng” là biểu hiện

“Ghi chép bài đầy đủ” với ĐTB=1,94; ĐLC=0,827; TH=6 và biểu hiện “Yêu cầu giáo viên cung cấp thêm giáo trình, tài liệu, sách tham khảo” với ĐTB=1,76; ĐLC=0,664;

TH=7. Các biểu hiện còn lại được đánh giá ở mức “Thường xuyên”. Số liệu về độ lệch chuẩn cho thấy ý kiến đánh giá khá tập trung.

Qua kết quả khảo sát, cho thấy học sinh THCS trong giờ học Kỹ năng sống có biểu hiện tích cực. Tuy nhiên mức độ biểu hiện chưa được cao, tần suất biểu hiện chưa ổn

định. Các biểu hiện thường xuyên xuất hiện tập trung vào các biểu hiện cơ bản mà trong bất kì một tiết học nào cũng có như tập trung chú ý nghe giảng, nhiệt tình tham gia bài học, ghi chép bài đầy đủ. Còn các biểu hiện cho thấy sự quan tâm và hứng thú với môn học Kỹ năng sống, mong muốn chiếm lĩnh đối tượng, lĩnh hội tri thức mới thì chưa được biểu hiện rõ nét, tần suất biểu hiện còn thấp như yêu cầu giáo viên cung cấp thêm giáo trình, tài liệu, sách tham khảo, nêu thắc mắc những vấn đề chưa hiểu rõ về môn học. Như vậy, mặc dù biểu hiện của học sinh trong giờ học Kỹ năng sống được học sinh và giáo viên đánh giá ở mức “Thường xuyên” nhưng mức độ biểu hiện chưa cao khi ĐTB đánh giá của học sinh và GV nằm cận dưới của thang đo mà tác giả xây dựng. Điều đó cho thấy học sinh THCS các biểu hiện hành vi trong giờ học KNS chưa bền vững, thiếu tính ổn định. Nguyên nhân xuất phát từ phía đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi thiếu niên, cụ thể hứng thú của thiếu niên phát triển khá mạnh mẽ cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, thể hiện ở sự quan tâm đến kết quả hoạt động, đến bản chất, ý nghĩa của hoạt động, thể hiện ở thái độ tích cực với hiện tượng khách quan. Tuy nhiên hứng thú các em còn nhiều hạn chế, cụ thể: Các em muốn thoả mãn nhiều lĩnh vực, chủ yếu thiên về hoạt động thực tiễn có tính chất kỹ thuật đơn giản nên hứng thú của các em còn tản mạn, chưa ổn định, dễ thay đổi, mang tính chất bay bổng thiếu thực tế.

Bảng 2.13. Biểu hiện của học sinh THCS ngoài giờ học Kỹ năng sống

TT Biểu hiện Học sinh Giáo viên KNS

ĐTB ĐLC TH ĐTB ĐLC TH

1 Có sự chuẩn bị trước khi lên lớp 2,46 0,907 3 1,88 0,600 5

2 Chủ động tìm tài liệu tham khảo

liên quan đến môn học 2,23 0,676 6 1,76 0,562 6 3 Dành thời gian cho môn học mỗi

4

Tranh luận với bạn bè những vấn đề liên quan đến mơn học để tìm ra cách giải quyết vấn đề

2,52 0,835 2 2,53 0,624 2

5

Liên hệ học hỏi thêm kiến thức từ giáo viên, bạn học khác, hoặc với những người biết về lĩnh vực đó

2,45 0,781 4 2,24 0,562 3

6

Ứng dụng những kiến thức của môn học vào các hoạt động hằng ngày

2,88 0,966 1 2,59 0,618 1

Điểm trung bình chung 2,48 2,16

Bảng 2.13 cho thấy biểu hiện của học sinh THCS ngoài giờ học Kỹ năng sống được học sinh THCS và giáo viên KNS đều đánh giá ở mức “Thỉnh thoảng” với ĐTB chung của học sinh và giáo viên KNS lần lượt là 2,48; 2,16. Kết quả cho thấy tần suất biểu hiện về mặt hành vi của học sinh giảm dần so với tần suất biểu hiện về mặt hành vi của học sinh THCS trong giờ học Kỹ năng sống.

Đối với học sinh: Biểu hiện của học sinh THCS ngoài giờ học Kỹ năng sống được học sinh đánh giá ở mức “Thỉnh thoảng” với ĐTB chung là 2,48. Trong đó, hai biểu hiện được học sinh đánh giá “Thường xuyên” biểu hiện là “Ứng dụng những kiến thức của

môn học vào các hoạt động hằng ngày” (ĐTB=2,88; ĐLC=0,966; TH=1) và “Tranh luận với bạn những vấn đề liên quan đến môn học” (ĐTB=2,52; ĐLC=0,835; TH=2).

Các biểu hiện còn lại được học sinh đánh giá ở mức “Thỉnh thoảng”, trong đó biểu hiện thấp nhất là “Chủ động tìm tài liệu tham khảo liên quan đến mơn học” với ĐTB=2,23; ĐLC=0,676, TH=6. Số liệu về độ lệch chuẩn cho thấy ý kiến đánh giá khá tập trung. Kết quả cho thấy, ngồi giờ học học sinh THCS có ứng dụng những kiến thức của mơn học vào các hoạt động hằng ngày và có sự tích cực tìm tịi, tranh luận với bạn bè để tìm ra cách giải quyết những vấn đề thực tiễn liên quan đến môn học. Tuy nhiên, học sinh

THCS vẫn chưa có chủ động trong việc tìm tịi thêm kiến thức mới liên quan đến môn học từ nhiều nguồn khác nhau, chưa thật sự dành thời gian cho môn học mỗi ngày.

Đối với giáo viên KNS: Giáo viên KNS đánh giá biểu hiện của học sinh THCS ngoài giờ học KNS ở mức “Thỉnh thoảng” với ĐTB chung là 2,16. Trong đó, hai biểu hiện được giáo viên KNS đánh giá “Thường xuyên” biểu hiện là “Ứng dụng những kiến

thức của môn học vào các hoạt động hằng ngày” (ĐTB=2,59; ĐLC=0,618; TH=1) và “Tranh luận với bạn những vấn đề liên quan đến mơn học” (ĐTB=2,53; ĐLC=0,624;

TH=2). Các biểu hiện cịn lại được học sinh đánh giá ở mức “Thỉnh thoảng”, trong đó biểu hiện thấp nhất là “Chủ động tìm tài liệu tham khảo liên quan đến mơn học” với

ĐTB=1,76; ĐLC=0,562, TH=6. Số liệu về độ lệch chuẩn cho thấy ý kiến đánh giá khá tập trung. Qua đó cho thấy giáo viên KNS và học sinh có sự tương đồng trong việc đánh giá mức độ biểu hiện của các hành vi của học sinh THCS ngoài giờ học KNS.

Tóm lại, mức độ biểu hiện của học sinh THCS ngoài giờ học KNS chưa cao, tần suất biểu hiện chưa ổn định, các biểu hiện được thể hiện nhiều trong giờ học Kỹ năng sống, cịn ngồi giờ học thì tần suất biểu hiện các hành vi thưa dần. Qua đó cho thấy tính bền vững các biểu hiện của học sinh THCS chưa cao, khi các biểu hiện hành vi chưa được xuất hiện thường xuyên trong mọi hoàn cảnh, đa phần chỉ tập trung trong giờ học.

Một phần của tài liệu Hứng thú học tập Kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)