Nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng và ý nghĩa của môn học

Một phần của tài liệu Hứng thú học tập Kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 86 - 89)

8. Cấu trúc luận văn

3.3. Một số biện pháp nâng cao hứng thú học tập Kỹ năng sống của học sinh trung

3.3.1. Nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng và ý nghĩa của môn học

cho học sinh trung học cơ sở

1) Mục tiêu của biện pháp

Nhận thức và hành động có mối quan hệ biện chứng với nhau: nhận thức đúng dẫn đến hành động đúng. Do đó, để việc nâng cao hứng thú học tập Kỹ năng sống cho học sinh THCS được thực hiện thuận lợi, hiệu quả thì địi hỏi học sinh phải có nhận thức đúng đắn về vai trị, tầm quan trọng và ý nghĩa của mơn học.

Từ đó cho thấy, việc nâng cao nhận thức của học sinh về vai trò, tầm quan trọng và ý nghĩa của môn Kỹ năng sống là khâu đầu tiên và mang tính tất yếu trong việc nâng cao hứng thú học tập Kỹ năng sống cho học sinh THCS tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Mục tiêu của biện pháp là:

Nâng cao nhận thức và hiểu biết cho học sinh về vai trò, tầm quan trọng và ý nghĩa của môn học; Ý thức được những trách nhiệm và nhiệm vụ của mình, có những hành động cụ thể, thiết thực nâng cao hiệu quả học tập Kỹ năng sống.

2) Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Hứng thú là một thuộc tính tâm lí mang tính đặc thù cá nhân. Hứng thú có tính lựa chọn. Đối tượng của hứng thú chỉ là những cái cần thiết, có giá trị, có sức hấp dẫn với cá nhân. Để nâng cao hứng thú học tập thì giáo viên cần làm cho người học thấy được giá trị, sự cần thiết của môn học.

Giáo viên cần đặt mình vào vào vị trí của người học, sống cùng với đời sống tinh thần của các em để nắm bắt mong muốn, nhu cầu, sở thích, nguyện vọng của các em. Từ đó, giáo viên KNS chủ động biến đổi những nhiệm vụ học tập khô khan phù hợp với những mong muốn, nhu cầu, sở thích, nguyện vọng (tất nhiên là phải tích cực, chính đáng) của HS.

Hứng thú học tập trước hết được tạo ra bằng cách làm cho HS ý thức được lợi ích của việc học để tạo động cơ học tập. Mục tiêu này có thể được trình bày một cách tường minh ngay trong tài liệu học tập hoặc có thể trình bày thơng qua các tình huống dạy học cụ thể.

Ngay từ những ngày đầu học sinh học KNS, người giáo viên cần làm cho các em nhận thức về lợi ích của việc học KNS một cách tích cực và thiết thực. Với mỗi bài học cụ thể, GV cần giúp cho HS nhận ra tính lợi ích của một nội dung nào đó. Chẳng hạn, sự cần thiết của kỹ năng phòng chống xâm hại, kỹ năng bảo vệ bản thân …..Tính lợi ích của một nội dung dạy học cũng được thể hiện rõ khi chúng ta đặt ra sự đối lập giữa "có nó" và "khơng có nó", ví dụ: Điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta khơng có kỹ năng phịng chống xâm hại?

Nhà trường, trung tâm kỹ năng sống cần phối hợp với Khoa Tâm lí học hoặc Viện Nghiên cứu giáo dục – Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh để thường xuyên tổ chức các khoá học nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho giáo viên như khoá học “Phương pháp giảng dạy kỹ năng mềm”, “Phương pháp giảng dạy kỹ năng sống”. Ngồi việc nâng cao trình bộ chun mơn nghiệp vụ, thơng qua các khóa học này, người giáo viên sẽ thấy được tầm quan trọng và ý nghĩa của môn học.

Thường xuyên mời các báo viên, các chuyên gia tâm lý về trường để báo cáo những chuyên đề kỹ năng cấp thiết, xã hội đang quan tâm cho học sinh: Để hình thành nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng và vai trò của Kỹ năng sống phải cần một q trình đủ lâu để có thể tác động đến học sinh một cách hiệu quả nhất. Khi xã hội đang có những vấn nạn ngồi kia (Covid – 19, hỏa hoạn, xâm hại tình dục…) thì đây cũng là một biện pháp đủ mạnh, giải quyết được nhu cầu cấp bách của học sinh nói riêng và xã hội nói

chung. Từ đó học sinh sẽ có cảm giác gần gũi hơn với các kỹ năng, nhận thức được sự cần thiết, vai trị của nó và dần dần hình thành tình cảm, có hứng thú tích cực với Kỹ năng sống.

Tăng cường công tác truyền thơng, quảng bá về vai trị của Kỹ năng sống đối với học sinh trong giai đoạn hiện nay: Nhà trường, trung tâm KNS xây dựng mơ hình truyền thơng tại các góc trong sân trường về vai trị của Kỹ năng sống, lợi ích của việc học tập KNS; Thi công, lắp đặt băng-rôn, poster (flyer), standee (panel), biển bảng quảng cáo,… về Kỹ năng sống tại khu vực xung quanh trường, khu vực mặt tiền của nhà trường để tuyên truyền cho các đối tượng phụ huynh; Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, internet bao phủ toàn cầu, sự xuất hiện của các trang mạng xã hội, blog, các diễn đàn... nhà trường, trung tâm KNS nên tận dụng được lợi thế phát triển của mạng xã hội để xây dựng cho mình những phương thức truyền thơng thích hợp, tiến hành truyền thơng bằng một số công cụ phổ biến như: Facebook, Twitter, Youtube, Clip.vn,…; Tổ chức cuộc thi viết các bài viết tuyên truyền về các nội dung liên quan đến vai trị, lợi ích KNS và hoạt động giáo dục KNS,… để đăng trên các góc tuyên truyền, các kênh tuyên truyền; Sưu tầm các nguồn tư liệu, tài liệu về Kỹ năng sống cho học sinh và hướng dẫn giáo viên tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực dạy học Kỹ năng sống cho học sinh: Nhà trường, trung tâm KNS nên xây dựng hệ thống tài liệu phong phú, đa dạng phục vụ cho hoạt động tự học, tự nghiên cứu cho giáo viên thông qua việc tạo dựng nguồn tài liệu trực tuyến, duy trì hoạt động ổn định của trang thông tin điện tử, cập nhật thường xuyên nguồn tài liệu điện tử phục vụ trực tuyến, hình thành những nguồn tài liệu trực tuyến trên cơ sở của sự hình thành và duy trì quan hệ với các cơ quan xuất bản, các thư viện khác nhằm phối hợp, tận dụng xuất bản phẩm trực tuyến, các sản phẩm số hoá của các cơ quan xuất bản, các cơ quan thông tin, thư viện khác.

3) Điều kiện thực hiện

Cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa các đơn vị thực hiện và nhà trường. Mọi người cần có nhận thức nghiêm túc, đúng đắn về giáo dục Kỹ năng sống cho học sinh trong giai đoạn đổi mới hiện nay; có thái độ tham gia học tập tích cực và biết vận dụng sáng tạo,

linh hoạt các điều kiện thực tế để tổ chức giảng dạy Kỹ năng sống cho học sinh. Cần có kế hoạch cụ thể để bồi dưỡng năng lực giảng dạy của giáo viên KNS nhằm nâng cao nhận thức về mơn học để có thể dạy học một cách hiệu quả, nâng cao hứng thú học tập Kỹ năng sống cho học sinh.

Một phần của tài liệu Hứng thú học tập Kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 86 - 89)