8. Cấu trúc luận văn
2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu
Theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, tổng dân số của Thành phố Hồ Chí Minh là 9.038.566 người, trong đó dân số nam là 4.411.114 người (chiếm 48,8 %) và dân số nữ là 4.627.452 người (chiếm 51,2 %). Trong đó, dân số thành thị là 7.169.516 người (chiếm 79,3 %), dân số nông thôn là 1.869.050 người (chiếm 20,7 %). Tuy nhiên, nếu tính những người cư trú khơng đăng ký hộ khẩu thì dân số thực tế của thành phố là gần 14 triệu người. Trong đó, lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc hàng năm là 4.713.111 người (52,1 % dân số) và vị thế việc làm chủ yếu là “Làm công ăn lương” (3.284.643 người) (Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, 2019).
Mạng lưới trường lớp ở các ngành học, bậc học đã được phủ khắp 322 phường (xã), 24 quận-huyện trên toàn địa bàn Thành phố với quy mô phát triển ngày một tăng. Việc tăng cường cơ sở vật chất phục vụ học tập đã góp phần đẩy mạnh việc tổ chức hoạt động dạy học hai buổi/ngày với những nội dung theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, 2020). Cụ thể:
Bảng 2.1. Thống kê về qui mô trường, lớp và qui mô học sinh năm học 2019-2020
Số lượng trường Qui mô lớp học Qui mô học sinh
Tổng Trường THCS Tổng Lớp THCS Tổng HS THCS
2.393 280 48.766 10.715 1.745.983 437.741
Về hoạt động giáo dục kỹ năng cho học sinh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh: Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo đưa giáo dục kỹ năng sống vào một trong những hoạt động bắt buộc của buổi học thứ hai (đối với các trường tổ chức dạy học hai buổi/ ngày) các đơn vị đưa giáo dục kỹ năng sống vào kế hoạch năm học và đưa vào kế hoạch hoạt động của đơn vị để Sở Giáo dục và Đào tạo phê duyệt vào đầu năm học. Trên thực tế, tại đa số các trường trên địa bàn, hoạt động giáo dục kỹ năng sống được thực hiện bởi các đơn vị đào tạo bên ngoài (Trung tâm Kỹ năng sống) do Sở Giáo dục và Đào tạo thẩm
định trên cơ sở tham mưu Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định thủ tục hành chính cấp phép và những qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về các điều kiện đảm bảo hoạt động. Tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có 54 đơn vị đào tạo được cấp phép hoạt động giáo dục Kỹ năng sống. Các trường sẽ tiến hành thực hiện ký kết với các Trung tâm Kỹ năng sống trong việc giáo dục Kỹ năng sống cho học sinh của nhà trường, vấn đề thu phí cho hoạt động này được đông đảo phụ huynh chấp thuận, các khoản thu chi được nhà trường thực hiện công khai, minh bạch, có chính sách hỗ trợ học sinh có hồn cảnh khó khăn để tất cả học sinh đều được tiếp cận hoạt động giáo dục Kỹ năng sống. Các đơn vị đào tạo phối hợp với nhà trường tổ chức hoạt động giáo dục Kỹ năng sống dưới hình thức dạy học trên lớp như một mơn học độc lập hoặc các chuyên đề nhằm trang bị cho học sinh những kỹ năng xã hội cần thiết để giải quyết các vấn đề liên quan như: kỹ năng giao tiếp, thương thuyết, kiểm soát cảm xúc, giải quyết xung đột,...
Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức “Ngày hội kỹ năng mạnh mẽ” cho học sinh tiểu học, trong đó trang bị cho các em 4 nhóm kỹ năng cơ bản gồm: Kỹ năng sống đẹp (giao tiếp với cha mẹ, thầy cô, bạn bè…); Kỹ năng tự bảo vệ và phòng chống xâm hại; Kỹ năng phịng chống tại nạn thương tích, đuối nước và kỹ năng sử dụng mạng xã hội an toàn. Phối hợp với các đơn vị chuyên môn xây dựng chương trình 4 nhóm kỹ năng. Tập huấn kỹ năng và kiến thức chuyên môn cho 390 giáo viên tiểu học. Chương trình thực hiện thí điểm giai đoạn 1 tại 10 trường tiểu học, trên tiêu chí tập huấn chuyên môn cho giáo viên tại các đơn vị để giáo viên tổ chức thực hiện cho học sinh đơn vị mình và hỗ trợ chun mơn các đơn vị khác trên cùng địa bàn. Tháng 7/2020, chương trình thực hiện giai đoạn 2 tại 20 trường tiểu học với sự tham gia của 24.542 học sinh. Hoạt động nhận được sự ủng hộ cao của cán bộ, giáo viên và học sinh tại các đơn vị. Sinh hoạt chuyên đề kỹ năng tự bảo vệ và phòng chống xâm hại cho 100% học sinh: Trường THPT cơng lập có 100 đơn vị thực hiện (đạt 88.50%), trường THPT ngồi cơng lập có 52 đơn vị thực hiện (đạt 55.91%).