Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học hiện đại

Một phần của tài liệu Hứng thú học tập Kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 90)

8. Cấu trúc luận văn

3.3. Một số biện pháp nâng cao hứng thú học tập Kỹ năng sống của học sinh trung

3.3.3. Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học hiện đại

1) Mục tiêu của biện pháp

Phương pháp dạy học khơng chỉ tích cực hóa học sinh về hoạt động trí tuệ mà con rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn.

Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.

2) Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống: Trước hết người giáo viên cần nắm vững những yêu cầu và sử dụng thành thạo các kỹ thuật của chúng trong việc chuẩn bị cũng như tiến hành bài lên lớp, chẳng hạn như kỹ thuật mở bài, kỹ thuật trình bày, giải thích trong khi thuyết trình, kỹ thuật đặt các câu hỏi và xử lý các câu trả lời trong

đàm thoại, hay kỹ thuật làm mẫu trong luyện tập. Tuy nhiên, các phương pháp dạy học truyền thống có những hạn chế tất yếu, vì thế bên cạnh các phương pháp dạy học truyền thống cần kết hợp sử dụng các phương pháp dạy học mới, đặc biệt là những phương pháp và kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh.

Kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học: Việc phối hợp đa dạng các phương pháp và hình thức dạy học trong tồn bộ q trình dạy học là phương hướng quan trọng để phát huy tính tích cực và nâng cao chất lượng dạy học. Dạy học tồn lớp, dạy học nhóm, nhóm đơi và dạy học cá thể là những hình thức xã hội của dạy học cần kết hợp với nhau, mỗi một hình thức có những chức năng riêng. Tình trạng độc tơn của dạy học toàn lớp và sự lạm dụng phương pháp thuyết trình cần được khắc phục, đặc biệt thơng qua làm việc nhóm. Tuy nhiên hình thức làm việc nhóm rất đa dạng, không chỉ giới hạn ở việc giải quyết các nhiệm vụ học tập nhỏ xen kẽ trong bài thuyết trình, mà cịn có những hình thức làm việc nhóm giải quyết những nhiệm vụ phức hợp, có thể chiếm một hoặc nhiều tiết học, sử dụng những phương pháp chuyên biệt như phương pháp đóng vai, nghiên cứu trường hợp, dự án. Mặt khác, việc bổ sung dạy học toàn lớp bằng làm việc nhóm xen kẽ trong một tiết học mới chỉ cho thấy rõ việc tích cực hóa “bên ngồi” của học sinh. Muốn đảm bảo việc tích cực hóa “bên trong” cần chú ý đến mặt bên trong của phương pháp dạy học, vận dụng dạy học giải quyết vấn đề và các phương pháp dạy học tích cực khác.

Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề: Dạy học giải quyết vấn đề (dạy học nêu vấn

đề, dạy học nhận biết và giải quyết vấn đề) là quan điểm dạy học nhằm phát triển năng lực tư duy, khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề. Học được đặt trong một tình huống có vấn đề, đó là tình huống chứa đựng mâu thuẫn nhận thức, thơng qua việc giải quyết vấn đề, giúp học sinh lĩnh hội tri thức, kỹ năng và phương pháp nhận thức. Dạy học giải quyết vấn đề là con đường cơ bản để phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh, có thể áp dụng trong nhiều hình thức dạy học với những mức độ tự lực khác nhau của học sinh. Các tình huống có vấn đề là những tình huống khoa học chun mơn, cũng có thể là những tình huống gắn với thực tiễn. Tuy nhiên nếu chỉ chú trọng việc giải quyết các

vấn đề nhận thức trong khoa học chun mơn thì học sinh vẫn chưa được chuẩn bị tốt cho việc giải quyết các tình huống thực tiễn. Vì vậy bên cạnh dạy học giải quyết vấn đề, lý luận dạy học còn xây dựng quan điểm dạy học theo tình huống.

Vận dụng dạy học theo tình huống: Dạy học theo tình huống là một quan điểm dạy

học, trong đó việc dạy học được tổ chức theo một chủ đề phức hợp gắn với các tình huống thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp. Quá trình học tập được tổ chức trong một môi trường học tập tạo điều kiện cho học sinh kiến tạo tri thức theo cá nhân và trong mối tương tác xã hội của việc học tập. Phương pháp nghiên cứu trường hợp là một phương pháp dạy học điển hình của dạy học theo tình huống, trong đó học sinh tự lực giải quyết một tình huống điển hình, gắn với thực tiễn thơng qua làm việc nhóm. Vận dụng dạy học theo các tình huống gắn với thực tiễn là con đường quan trọng để gắn việc đào tạo trong nhà trường với thực tiễn đời sống, góp phần khắc phục tình trạng giáo dục hàn lâm, xa rời thực tiễn hiện nay của nhà trường phổ thơng. Tuy nhiên, nếu các tình huống được đưa vào dạy học là những tình huống mơ phỏng lại, thì chưa phải tình huống thực. Nếu chỉ giải quyết các vấn đề trong phịng học lý thuyết thì học sinh cũng chưa có hoạt động thực tiễn thực sự, chưa có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành.

3) Điều kiện thực hiện

Người giáo viên cần nắm vững mục tiêu và cách thức thực hiện các phương pháp dạy học hiện đại.

Nhà trường và các đơn vị thực hiện cần tạo điều kiện tổ chức tập huấn các phương pháp giảng dạy hiện đại, tích hợp các phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận tính tích cực đối với người học.

3.3.4. Xây dựng bầu khơng khí tâm lí thân thiện, tích cực trong giờ học Kỹ năng sống

1) Mục tiêu của biện pháp

Tạo tâm trạng phấn khởi, vui vẻ ở mỗi thành viên, làm tăng thêm tính tích cực của học sinh trong học tập, tạo ra sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa các cá nhân;

2) Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Căng thẳng, mệt mỏi, nhồi nhét kiến thức, … diễn ra thường xuyên trong một lớp học là nguyên nhân làm giảm hiệu quả quá trình dạy học. Dạy học là một nghệ thuật, người thầy không chỉ kiến tạo một giờ lên lớp với nguồn kiến thức sâu rộng mà còn phải biết tạo bầu khơng khí lớp học vui vẻ, sinh động, hấp dẫn người học tiếp thu tri thức một cách sáng tạo, hiệu quả.

Bố trí và trang trí lớp học hợp lí, vui tươi: Đảm bảo lớp học sạch sẽ, thoáng mát,

đảm bảo độ sáng; Màu sắc thích hợp, đảm bảo độ phản xạ ánh sáng, khơng chói mắt hay gây cảm giác tâm lí nặng nề (ví dụ: trắng, lam, ve, vàng…); Trang trí phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh, không quá đơn sơ, cũng khơng nên cầu kì làm phân tán sự chú ý của học sinh; Bàn ghế vừa tầm của học sinh, được bố trí phù hợp với phương pháp dạy học; Bàn giáo viên không nên quá cao hay quá xa dễ tạo khoảng cách giữa giáo viên và học sinh; Giáo viên có thể làm cho lớp học vui vẻ sinh động hơn từ các dụng cụ học tập do giáo viên hay học sinh tự tạo.

Tạo cơ hội cho học sinh tham gia vào tiết học: Giáo viên nên đặt nhiều câu hỏi gợi

mở vừa sức, tạo nhiều tình huống học tập và khuyến khích học sinh tham gia; Giáo viên khai thác triệt để sức manh của các phương pháp dạy học hiện đại, hướng trọng tâm vào học sinh: phương pháp hoạt động nhóm, dự án, thảo luận, thuyết trình, đóng vai….

Học sinh cảm thấy được sự yêu thương, hiểu, cảm thông và tôn trọng: GV cần cho

HS thời gian để HS diễn đạt ý nghĩa và bộc lộ cảm xúc; GV cần có cử chỉ nhẹ nhàng, ân cần, lời nói dịu dàng, thân mật, gần gũi tuy nhiên đôi lúc cần rõ ràng, kiên quyết, nghiêm khắc. Lắng nghe những lời tâm sự chân thành của HS; Tôn trọng ý kiến của người học, luôn động viên, giúp đỡ, khoan dung, độ lượng, vị tha, quan tâm và khẳng định các phẩm chất tốt đẹp của HS; Công bằng với tất cả HS, không phân biệt đối xử.

Giữ thái độ vui vẻ, nhiệt tình, chân thành: Giáo viên không nên tỏ thái độ cáu gắt,

khó chịu trước học sinh. Lời nói, ngơn ngữ, cử chỉ cần thể hiện sự vui vẻ, nhiệt tình; Có thể nói những câu nói hài hước phù hợp để tạo khơng khí vui vẻ, thoải mái; Ln động viên, khuyến khích học sinh tham gia học tập. Cho điểm cộng hay phần quà cho các học

sinh tích cực xây dựng bài, tránh áp đặt, đưa ra các đánh giá dồn dập làm cho học sinh lo lắng, sợ hải, xấu hổ; chê bai, chỉ trích hay mỉa mai, bác bỏ thẳng thừng khi học sinh phát biểu sai. Tuy nhiên, đối với những HS không hợp tác hoặc cố ý làm việc riêng gây ồn ào, mất trật tự, giáo viên cũng phải nghiêm khắc, có biện pháp xử lí thích hợp.

Sử dụng các phương pháp phù hợp, ln phiên hợp lí: Trong q trình giảng dạy,

khi thấy học sinh có vẻ mệt mỏi, khơng khí lớp bị “chùn” xuống, giáo viên có thể làm thay đổi khơng khí, tạo sự thoải mái, vui vẻ, đồng thời giúp học sinh nghỉ ngơi, giảm bớt căng thẳng qua các tiết mục: đố vui, kể chuyện, đọc thơ, ảo thuật…Tùy vào tình hình, giáo viên hay học sinh có thể trình diễn tiết mục độc lập hoặc phối hợp cùng nhau để tăng thêm hiệu quả.

3) Điều kiện thực hiện

Giáo viên cần phải đóng vai trị kiến tạo nên các quan hệ khơng chính thức của tập thể, tạo nên sự tương hợp tâm lí giữa các cá nhân.

Cần phải tăng cường thơng tin, trao đổi và tiếp xúc giữa các thành viên của nhóm.

3.3.5. Đảm bảo trang thiết bị, phương tiện dạy học đầy đủ

1) Mục tiêu của biện pháp

Đầu tư trang thiết bị, phương tiện dạy học giúp làm sinh động nội dung học tập, nâng cao hứng thú học tập bộ mơn, nâng cao lịng tin của học sinh vào khoa học.

Phát triển năng lực nhận thức, đặc biệt là khả năng quan sát, tư duy (phân tích, tổng hợp các hiện tượng, rút ra những kết luận có độ tin cây,...), giúp học sinh hình thành cảm giác thẩm mỹ, được hấp dẫn bởi cái đẹp, cái đơn giản, tính chính xác của thơng tin chứa trong phương tiện.

2) Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Thống kê những cơ sở vật chất phục vụ hoạt động giáo dục kỹ năng sống của nhà trường: Để thực hiện có hiệu quả cơng tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học

cơ sở, nhà trường và trung tâm KNS phải rà soát, thống kê hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho việc thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng sống hiện có và thực trạng chất lượng nguồn cơ sở vật chất đó;

Lập kế hoạch khai thác, bổ sung cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho hoạt động giáo dục kỹ năng sống: Hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở có

hiệu quả hay khơng phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tối thiểu phục vụ cho các hoạt động đó, điều kiện cụ thể phục vụ cho hoạt động giáo dục kỹ năng sống là có đầy đủ số lượng tài liệu, giáo trình, sách tham khảo, sách nâng cao, báo, tạp chí liên quan đến giáo dục kỹ năng sống để cho CBQL, giáo viên KNS và học sinh tham khảo; Diện tích khu vực sân bãi phải đủ rộng để đảm bảo cho học sinh tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao và các hoạt động trải nghiệm trong chương trình giáo dục kỹ năng sống; Các loại phương tiện kỹ thuật phục vụ cho hoạt động giáo dục kỹ năng sống phải được đảm bảo đầy đủ, được thay đổi theo hướng hiện đại hoá phù hợp với những yêu cầu của xã hội hiện đại. Từ những phân tích về thực trạng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động giáo dục kỹ năng sống. Nhà trường và trung tâm cần phải xây dựng kế hoạch mua sắm, bổ sung và khai thác cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho người học;

Tổ chức hoạt động xã hội hoá nhằm huy động nguồn lực cơ sở vật chất và tài chính phục q trình tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường: Quá trình

tồn cầu hố của thế giới hiện đại hiện nay, xã hội hoá là xu thế khách quan đối với nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Giáo dục là một hoạt động mang tính xã hội rộng lớn và sâu sắc. Vì thế, xã hội hố giáo dục là xu thế khách quan chi phối những hoạt động trong nhà trường, trong đó có hoạt động giáo dục kỹ năng sống đến người học.Việc tiến hành hoạt động xã hội hoá, nhằm huy động nguồn lực về cơ sở vật chất và nguồn lực về tài chính từ xã hội cho nhà trường, giúp cho nhà trường thực hiện có hiệu quả hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường;

Đầu tư kinh phí cho việc mua sắm, bổ sung các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động giáo dục kỹ năng sống và kinh phí cho cơng tác tổ chức các hoạt động truyền thông đến người học: Từ kế hoạch khai thác, bổ sung cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho hoạt

động giáo dục kỹ năng sống, nhà trường sẽ tiến hành phân bổ nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước và nguồn xã hội hoá để mua sắm, bổ sung các trang thiết bị phục vụ cho

hoạt động giáo dục kỹ năng sống và kinh phí cho cơng tác tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống. Các trung tâm lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị và lập dự trù kinh phí cho các hạng mục cần mua sắm, bổ sung để phục vụ cho hoạt động giảng dạy KNS cho học sinh.

3) Điều kiện thực hiện

CBQL nhà trường, các trung tâm KNS cần nhận thức đúng đắn về vai trò của nguồn lực cơ sở vật chất và tài chính trong việc thực hiện cơng tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, từ đó có kế hoạch huy động sự ủng hộ về cơ sở vật chất và tài chính từ các bộ phận liên quan (Nhà trường, Trung tâm KNS), ngồi nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước (Nhà trường);

Nhà trường, các đơn vị thực hiện phải nắm bắt chính xác về nguồn lực cơ sở vật chất của nhà trường, xây dựng kế hoạch mua sắm, bổ sung và khai thác nguồn lực cơ sở vật chất phục vụ hoạt động giáo dục kỹ năng sống được khách quan, phù hợp với thực tiễn nhà trường;

Nhà trường sử dụng nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước đảm bảo đúng qui định pháp luật nhưng cũng phải đảm bảo cho việc tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho người học có hiệu quả.

3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết, khả thi của biện pháp nâng cao hứng thú học tập Kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh tập Kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh

3.4.1. Tổ chức khảo nghiệm

Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp nâng cao hứng thú học tập Kỹ năng sống của học sinh THCS tại Thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện chủ yếu qua phương tiện điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp hỗ trợ là phương pháp xử lý số liệu. Mẫu khảo sát bằng bảng hỏi được tiến hành trên giáo viên KNS, cụ thể:

Bảng 3.1. Số liệu đối tượng khảo nghiệm

TT Quận Trường Giáo viên KNS

Khối 6 Khối 9

1 Bình Tân THCS Huỳnh Văn Nghệ 2 1

2 Gò Vấp THCS Phan Tây Hồ 2 3

3 Bình Thạnh THCS Cù Chính Lan 2 3

THCS Hà Huy Tập 3 2

4 Quận 6 THCS Nguyễn Đức Cảnh 2 1

5 Quận 4 THCS Chi Lăng 2 2

THCS Vân Đồn 3 2

Tổng 16 14

1) Điều tra bảng hỏi

Mục đích khảo nghiệm: Nhằm đánh giá mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các

biện pháp nâng cao hứng thú học tập Kỹ năng sống của học sinh THCS tại Thành phố

Một phần của tài liệu Hứng thú học tập Kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)