Cơ sở đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu Hứng thú học tập Kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 84 - 85)

8. Cấu trúc luận văn

3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp

3.1.1. Cơ sở pháp lí

Để đảm bảo cơng tác giáo dục Kỹ năng sống cho học sinh THCS đạt hiệu quả và gây hứng thú cho người học, thì việc đề xuất các biện pháp phải tuân thủ cơ sở pháp lí, tuân thủ pháp luật hiện hành, phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh.

Liên quan đến lĩnh vực Kỹ năng sống, có các văn bản pháp lí sau đây:

Thơng tư số 04/2014/TT-BGDDT ngày 28 tháng 02 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng sống và quản lí hoạt động ngồi giờ chính khóa;

Văn bản 1452/GDĐT-TC ngày 15 tháng 5 năm 2015 của Sở Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn triển khai việc tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngồi giờ chính khóa tại các cơ sở giáo dục trực thuộc;

Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 ban hành chương trình giáo dục phổ thơng – Chương trình tổng thể.

3.1.2. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn

Cơ sở lí luận là các giả thuyết đã được kiểm chứng và khẳng định. Xuất phát từ các lí thuyết được phát triển bởi những nhà nghiên cứu để giải thích các hiện tượng, rút ra kết luận dựa trên ý tưởng, kiến thức và sự quan sát thực tế. Chương 1 của luận văn, tác giả đã xây dựng khung cơ sở lí luận liên quan đến hứng thú học tập Kỹ năng sống của học sinh THCS, từ đó đưa ra những đánh giá, kết luận cho thực trạng hứng thú học tập Kỹ năng sống cho học sinh THCS tại Thành phố Hồ Chí Minh. Do đó, để đưa ra được hệ thống biện pháp đảm bảo tính khoa học, phù hợp với thực tiễn hứng thú học tập Kỹ năng sống cho học sinh thì việc xây dựng biện pháp nâng cao hứng thú học tập Kỹ năng

sống của học sinh THCS tại Thành phố Hồ Chí Minh phải căn cứ trên hệ thống cơ sở lí luận về hứng thú học tập Kỹ năng sống của học sinh.

Bên cạnh đó, thực tiễn là mục đích của nhận thức, vì nhận thức dù về vấn đề, khía cạnh, lĩnh vực gì chăng nữa thì cũng phải quay về phục vụ thực tiễn. Do đó, lí luận, khoa học chỉ có ý nghĩa thực sự khi chúng được vận dụng vào thực tiễn, cải tạo thực tiễn. Vì thế, việc xây dựng hệ thống biện pháp nâng cao hứng thú học tập Kỹ năng sống của học sinh THCS phải xuất phát từ cơ sở thực tiễn nhằm đảm bảo các biện pháp có thể vận dụng vào thực tiễn và cải tạo thực tiễn theo chiều hướng tích cực, hiệu quả.

Một phần của tài liệu Hứng thú học tập Kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)