Các hoạt động chính của công ty TNHH Long Sinh:

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động xúc tiến bán hàng mặt hàng thuốc thú y thủy sản tại công ty tnhh long sinh (Trang 43 - 110)

a. Xác định mục tiêu quảng cáo:

2.1.5. Các hoạt động chính của công ty TNHH Long Sinh:

2.1.5.1. Hoạt động thu mua vật tư, nguyên liệu:

Công ty áp dụng các phương thức thu mua:

- Tổ chức mua trực tiếp: Phương thức này áp dụng chủ yếu đối với các địa bàn thu mua trong tỉnh và các địa phương lân cận, nguồn cung cấp chủ yếu là các ngư dân, công ty thương mại và các mặt hàng nông nghiệp từ nông dân.

- Tổ chức đội ngũ đi mua bên ngoài: Đối với địa bàn ngoài tỉnh, trọng điểm là thành phố Hồ Chí Minh.

Khi nguyên liệu được đưa vào phân xưởng, các nhân viên thu mua tiến hành kiểm tra, đánh giá chất lượng, phân loại nguyên liệu. Sau đó, bộ phận KCS sẽ tiến hành kiểm tra đánh giá lại một lần nữa trước khi đưa vào sản xuất.

Thông thường, giá cả được xây dựng trên cơ sở thỏa thuận giữa hai bên, tùy theo tình hình cụ thể.

- Phương thức thanh toán: Có thể nhận tiền tại công ty hoặc thông qua chuyển khoản ngân hàng.

- Phương thức vận chuyển, bảo quản: Khi mua nguyên vật liệu công ty sử dụng xe tải có trang bị hệ thống làm lạnh và bảo quản bằng đá.

Ngoài ra công ty còn nhập khẩu một số nguyên liệu phụ và các chất phụ gia phục vụ cho sản xuất từ các thị trường như: Trung Quốc, Đài Loan...

2.1.5.2. Hoạt động sản xuất:

Đây là một trong những hoạt động chính của công ty. Việc kinh doanh tốt ngoài công tác tiếp thị tốt thì chất lượng sản phẩm của công ty phải là hàng đầu. Toàn bộ điều đó được quyết định trong khâu sản xuất của công ty.

- Mặt bằng sản xuất:

Diện tích phân xưởng sản xuất là 6.800 mét vuông gồm 05 phòng, xưởng: Phòng hóa nghiệm, phòng tiền xử lý, xưởng chứa nguyên liệu và pha chế thuốc, xưởng nghiền sấy, trộn, sàng lọc và phân loại, xưởng sấy khô, làm lạnh và đóng gói. 02 nhà kho: kho lạnh và kho thành phẩm, và 03 nhà vệ sinh.

Nền của phân xưởng được lót bằng đá mài, bê tông, mái lợp tole lạnh, trần nhà bằng nhựa trơn trắng, tường từ nền trở lên 1m được ghép bằng gạch men, phần giữa xung quanh được ghép khung cửa kính 0,7m, phần trên trở lên đến trần ghép bằng nhựa trơn trắng. Các phòng được trang bị cửa kính nhôm và thông nhau bằng cửa kính hai mặt. Toàn khu phân xưởng đều có hệ thống thoát nước dẫn đến hệ thống xử lý nước thải của Công ty.

Toàn bộ hệ thống sản xuất của Công ty rất được chú trọng đầu tư, điều này cũng giúp cho hoạt động sản xuất của Công ty tiến hành thuận lợi đồng thời sản phẩm của công ty sản xuất ra đảm bảo chất lượng tốt nhất.

- Công nghệ sản xuất:

Công tác bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa toàn bộ máy móc thiết bị tại phân xưởng được Giám đốc sản xuất đặc biệt quan tâm và phân công định kỳ hàng tuần

và hàng tháng tiến hành hoạt động bảo trì, bảo dưỡng. Từ đó hoạt động sản xuất của phân xưởng được đảm bảo ổn định. Công ty cũng khuyến khích việc nghiên cứu các sáng kiến cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất sản xuất và chất lượng sản phẩm.

- Bao gói, ghi nhãn, bảo quản:

Nhãn sản phẩm được ghi đúng như quy định tại Thông tư số 03/2000/TT- BTS ngày 22/9/2000 của Bộ Thuỷ sản và cam kết "Sản phẩm không chứa các chất bị cấm sử dụng theo Quyết định số 07/2005/QĐ-BTS ngày 24/02/2005 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản".

Công ty TNHH Long Sinh tiến hành sản xuất ra sản phẩm trước khi được xuất bán đều phải qua những khâu kiểm tra chất lượng một cách chặt chẽ của bộ phận KCS. Hơn nữa mặt hàng kinh doanh của Công ty đều là những sản phẩm có ảnh hưởng gián tiếp hoặc có liên quan đến sức khoẻ người tiêu dung. Vì thế Công ty phải luôn cập nhật những thông tin về danh mục các chất hạn chế hay những chất bị cấm sử dụng trong hoạt động NTTS.

Đặc biệt trong thời gian gần đây, tình trạng các nước ngày càng gia tăng danh mục những chất cấm trong họat động thủy sản và kiểm tra ngày càng gay gắt hơn. Công ty phải liên tục thay đổi liều lượng những thành phần các chất trong sản phẩm của mình, đặc biệt là các sản phẩm TTYTS. Hầu hết các sản phẩm thủy sản của Việt Nam sản xuất ra để xuất khẩu, trước tình hình ngày càng căng thẳng trong hoạt động kiểm tra dư lượng chất kháng sinh trong các sản phẩm thủy sản, ngành thủy sản đang gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm của mình. Tuy vậy, thấy được tình hình đó, Công ty càng tăng cường hơn nữa họat động quản trị chất lượng nhằm đảm bảo sản phẩm của Công ty không có những chất làm cho sản phẩm thủy sản của Việt Nam bị ảnh hưởng dư lượng các chất cấm sử dụng. Sản phẩm của Công ty dù lưu trữ trong kho hay đã bán đến tay người tiêu dùng công ty cũng rất chú trọng đến các phương pháp bảo quản sản phẩm. Cho nên Công ty luôn hướng dẫn rất kỹ đến người tiêu dùng cách sử dụng và bảo quản sản phẩm để sản phẩm luôn ở trong tình trạng tốt nhất.

- Chi phí sản xuất:

Trong những năm qua tình hình sản xuất của Công ty diễn ra tốt, tuy nhiên còn tồn tại một vấn đề quan trọng là chi phí sản xuất sản phẩm của công ty còn cao hơn so với nhiều đối thủ cạnh tranh. Sau một thời gian dài thực hiện việc cắt giảm chi phí, mọi hoạt động của Công ty đều được thực hiện với mức tiết kiệm, tuy nhiên trong thời gian qua Công ty chỉ tiến hành cải tiến từng mặt, từng khâu rời rạc chứ chưa thực hiện một cách đồng bộ. Vì thế sự tiết giảm chi phí của Công ty còn nhiều hạn chế làm cho giá thành của Công ty vẫn cao hơn một số đối thủ cạnh tranh cùng ngành.

Sản phẩm thuốc thú y của Công ty có rất nhiều chủng loại khác nhau, nên việc liệt kê hoặc tính trung bình chi phí của từng lọai sản phẩm là rất khó khăn. Vì thế ở đây, không tiến hành liệt kê chi phí sản xuất của từng mặt hàng mà chỉ đưa ra những đánh giá chung nhất về chi phí sản xuất của Công ty.

Thông thường chi phí sản xuất của Công ty được Phòng kế toán tiến hành tập hợp và tính giá thành, giá thành tùy từng loại có sự khác nhau, tuy nhiên giá thành sản phẩm của Công ty trong những năm qua là khá cao so với đối thủ cạnh tranh. Mặt khác chi phí bán hàng của Công ty cũng khá cao, thường chiếm đến 25% giá thành sản phẩm. Tuy chi phí bán hàng của Công ty cao nhưng hiệu quả bán hàng lại không cao, điều này Công ty cần phải xem xét và tìm cách khắc phục. Đối với chi phí quản lý doanh nghiệp, Công ty đã tiến hành tiến hành giảm chi phí quản lý đến mức có thể và đã làm rất tốt công tác này. Do đó để giá thành sản phẩm của Công ty giảm đi, Công ty cần có sự thay đổi triệt để từ khâu sản xuất đến khâu bán hàng thì mới mong cải thiện được tình hình.

Nhìn chung năng lực sản xuất của phân xưởng đảm bảo được chất lượng sản phẩm và đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu thụ theo mùa vụ của thị trường. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng mà Công ty có thể chú ý nghiên cứu nhằm giảm giá thành sản xuất.

2.1.5.3. Hoạt động tiêu thụ:

Tiêu thụ là đưa sản phẩm của doanh nghiệp tới tay người tiêu dùng. Với những doanh nghiệp chuẩn bị tốt ngay từ đầu thì sản phẩm dễ dàng được người tiêu dùng chấp nhận hơn. Tuy nhiên, tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, giá cả phù hợp không có nghĩa là doanh nghiệp không gặp khó khăn trong tiêu thụ. Doanh nghiệp còn cần tạo những mối quan hệ tốt với khách hàng, nắm bắt được nhu cầu của khách hàng.

- Thức ăn tôm giống:

Thị trường tiêu thụ của sản phẩm này bao gồm cả thị trường trong và ngoài nước. Hiện nay, phần lớn các khách hàng nước ngoài của Công ty là các công ty Đài Loan với sản lượng tiêu thụ khoảng 1.200 tấn sản phẩm.

Thị trường trong nước là thị trường tiêu thụ chính của sản phẩm này. Trong đó một số thị trường tiêu thụ là Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đà Nẵng…Tuy nhiên khách hàng lớn của Công ty là khách hàng tại thành phố Hồ Chí Minh như Công ty Hưng Nông, Công ty An Đại Việt,...với sản lượng tiêu thụ hàng năm lên đến 1.200 tấn.

Ngoài những khách hàng truyền thống thì Công ty cũng đang mở rộng mối quan hệ để tìm kiếm khách hàng mới. Để làm được điều này Công ty cần phải quan tâm hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo niềm tin nhất định đối với khách hàng.

- Thuốc thú y thủy sản:

Đây là mặt hàng có doanh thu tiêu thụ lớn thứ hai trong các mặt hàng của Công ty, chỉ đứng sau bột cá. Thị trường tiêu thụ của mặt hàng này trải dài cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Cũng giống như các mặt hàng khác, thuốc thú y thủy sản cũng đang trong tình trạng cạnh tranh vô cùng gay gắt, khốc liệt. Số lượng hộ nuôi trồng thủy hải sản ngày càng tăng kéo theo dịch bệnh càng nhiều và nhu cầu về thuốc thú y cũng ngày càng tăng lên. Chính vì vậy mà đã có thêm nhiều công ty tham gia sản xuất kinh doanh trong ngành này. Điều này đã đẩy mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp lên cao.

Trong đó thị trường miền Trung có doanh thu lớn nhất cả nước và cũng mang tính ổn định cao. Miền Tây là một thị trường khá tiềm năng. Tuy nhiên, Công

ty lại gặp phải sự cạnh tranh khá gay gắt bởi ở đây có rất nhiều đối thủ cạnh tranh cũng tham gia vào ngành này. Thị trường miền Bắc doanh thu tiêu thụ hàng năm thấp nhất trong cả nước. Hiện nay, Công ty đang tiến hành củng cố và mở rộng thị trường này. Đây cũng được xem là thị trường tiềm năng trong thời gian tới.

- Thức ăn thủy sản:

Mặt hàng này được tiêu thụ chủ yếu ở các tỉnh miền Trung như: Khánh Hòa,

Ninh Thuận, Bình Thuận và tiêu thụ khá mạnh ở các tỉnh miền Tây như: Cà Mau, Bạc Liêu…

- Phân bón lá sinh học:

Sản phẩm này được tiêu thụ mạnh ở thị trường miền Tây. Thị trường này hàng năm cần một lượng phân bón rất lớn cung cấp cho những vườn cây ăn trái. Nhận biết đây là một thị trường tiềm năng, béo bở nên rất nhiều nhà kinh doanh đã quan tâm đầu tư vào lĩnh vực này tạo ra một thị trường cạnh tranh vô cùng gay gắt làm cho Công ty gặp không ít khó khăn.

Ngoài ra, phân bón còn được tiêu thụ ở một số thị trường khác như: Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm Đồng, Gia Lai nhưng sản lượng chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng sản lượng tiêu thụ.

2.1.6. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Long Sinh: Bảng 2.1 : Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Long Sinh 2009 – Bảng 2.1 : Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Long Sinh 2009 – 2011:

Đơn vị tính: nghìn đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/2009 2011/2010

(+/-) % (+/-) % 1. Doanh thu BH và CCDV 74.588.919 76.533.253 118.509.384 1.944.334 2,6 41.976.131 54,8 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 737.813 580.863 521.851 (156.950) (21,3) (59.012) (10,2) 3. Doanh thu thuần

từ BH và CCDV 73.851.106 75.952.390 117.987.533 2.101.284 2,8 42.035.143 55,3 4. Giá vốn hàng bán 56.698.819 59.183.520 95.956.222 2.484.701 4,4 36.772.702 62,1 5 . Lợi nhuận từ BH và CCDV 17.152.287 16.768.870 22.031.311 (383.417) (2,2) 5.262.441 31,4 6. Doanh thu hoạt động tài chính 748.569 588.229 479.829 (160.340) (21,4) (108.400) (18,4) 7. Chi phí tài chính 1.345.582 2.044.282 1.666.422 698.700 51,9 (377.860) (18,5) Trong đó chi phí lãi vay 520.105 1.060.907 479.161 540802 104 (581.746) (54,8) 8. Chi phí bán hàng 8.290.278 8.895.635 8.897.676 605357 7,3 2.041 0,02 9. Chi phí quản doanh nghiệp 2.403.122 3.294.219 3.483.827 891.097 37 189.608 5,8 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD 5.861.874 3.122.663 8.463.214 (2.739.211) (46,7) 5.340.551 171 11. Thu nhập khác 76.009 6.997 (69.012) (90,8) (6.997) 100 12. Chi phí khác 699.460 1.272.005 1.471.972 572.545 81,9 199.967 15,7

13. Lợi nhuận khác (623.452) (1.265.007) (1.471.972) (641.555) 102 (206.965) 16,4 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 5.238.422 1.857.656 6.991.242 (3.380.766) (64,5) 5.133.586 276,3 15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 484.647 352.065 1.056.708 (132.582) (27,4) 704.643 200,1 16. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 4.753.775 1.505.591 5.934.534 (3.248.184) (68,3) 4.428943 294,2

Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH Long Sinh

Nhận xét:

Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2009, 2010, 2011 được thể hiện trong bảng phân tích 2.1 trên.

Nhìn vào bảng 2.1 ta thấy:

Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3 năm vừa qua của công ty có những biến động liên tục. Trong 3 năm công ty hoạt động kinh doanh đều có lợi nhuận nhưng có sự biến đổi tăng, giảm mạnh. Năm 2010 công ty đạt mức lợi nhuận là 1.505.591 (nghìn đồng) giảm 3.248.184 (nghìn đồng) tương đương với 68,3% so với năm 2009. Tuy nhiên, đến năm 2011 con số lợi nhuận đã được cải thiện đáng kể đạt mức 5.934.534 (nghìn đồng) tăng 4.428943 (nghìn đồng) tương đương với

294,2% so với năm 2010. Có sự biến động này là do một trong những nguyên nhân chính sau đây:

- Về doanh thu:

Tổng doanh thu năm 2010 đạt mức 76.533.253 nghìn đồng tăng 1.944.334 nghìn đồng tương đương với tăng 2,6% so với doanh thu năm 2009. Đến năm 2011 doanh thu đạt mức 118.509.384 nghìn đồng tăng 41.976.131 nghìn đồng tương đương với 54,8% so với năm 2010.

Các khoản giảm trừ doanh thu có chiều hướng giảm xuống qua 3 năm tuy nhiên cũng không ảnh hưởng đến lợi nhuận mà công ty đạt được. Giá vốn hàng bán có sự tăng lên qua các năm. Năm 2010, giá vốn tăng 2.484.701 nghìn đồng tương đương tăng 4,4% so với năm 2009. Tiếp tục tăng mạnh trong năm 2011 lên mức 95.956.222 nghìn đồng tăng 36.772.702 nghìn đồng tương đương 62,1% so với năm 2010. Cho thấy, qua 3 năm gần đây, chi phí cho việc sản xuất của công ty ngày càng gia tăng, một phần là do ảnh hưởng chung của nền kinh tế, với sự mất giá của đồng tiền kéo theo nguyên liệu đầu vào tăng. Đòi hỏi công ty cần phải có sự cân đối hợp lý chi phí sản xuất để đảm bảo lợi nhuận cho công ty.

- Về các khoản chi phí:

Đối với các khoản chi phí công ty đã có sự tăng, giảm đáng kể qua 3 năm gần đây. Điều này đã ảnh hưởng lớn tới lợi nhuận của công ty. Năm 2010, chi phí tài chính lên tới 2.044.282 nghìn đồng tăng 698.700 nghìn đồng, tương đương với 51,9% so với mức chi phí năm 2009. Điều này giải thích một phần tại sao lợi nhuận của công ty lại giảm mạnh trong năm 2010. Sang tới năm 2011, công ty đã có sự điều chỉnh sử dụng mức chi phí này là 1.666.422 nghìn đồng, giảm 377.860 nghìn đồng, tương đương với 18,5% so với năm 2010, dẫn tới trong năm này công ty đã có lợi nhuận cao hơn năm trước.

2.2. Thực trạng hoạt động xúc tiến bán hàng mặt hàng thuốc thú y thủy sản của công ty TNHH Long Sinh: của công ty TNHH Long Sinh:

2.2.1. Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới hoạt động xúc tiến bán hàng mặt hàng thuốc thú y thủy sản của công ty TNHH Long Sinh: thuốc thú y thủy sản của công ty TNHH Long Sinh:

2.2.1.1. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp: a. Môi trường vĩ mô: a. Môi trường vĩ mô:

Môi trường kinh tế:

Sự phát triển kinh tế nhanh hay chậm có khuynh hướng làm dịu bớt hay tăng áp lực trong cạnh tranh. Trong những năm qua nền kinh tế của nước ta đã trải qua không ít những biến đổi thăng trầm.

Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế và chỉ số giá tiêu dùng .

Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 GDP (%) 7,08 7,34 7,79 8,44 8,17 8,44 6,23 5,2 6,7 5,89 CPI (%) 4,0 3,0 9,5 8,4 6,6 12,63 19,89 6,88 11,45 18,58 Nguồn: Tổng cục Thống kê

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động xúc tiến bán hàng mặt hàng thuốc thú y thủy sản tại công ty tnhh long sinh (Trang 43 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)