Acid hữu cơ

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung sodium butyrate vào khẩu phần ăn để cải thiện trạng thái chức năng của đường tiêu hoá và hiệu quả chăn nuôi lợn (Trang 41 - 43)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.4. Hiện tƣợng kháng kháng sinh và tác hại của nó

1.4.5.5. Acid hữu cơ

Việc bổ sung các acid hữu cơ vào khẩu phần thức ăn đã đƣợc sử dụng cách đây 10 năm, nó có tác dụng ngăn cản sự phát triển của vi sinh vật có hại trong đƣờng ruột, làm tăng tỷ lệ vi khuẩn có ích. Tác động chủ yếu của acid hữu cơ là trên hai loại vi khuẩn Salmonella và E.coli, làm biến đổi tế bào vi khuẩn vì vậy không gây hại cho vật nuôi.

Khi bổ sung 1- 2% acid hữu cơ vào trong thức ăn dƣới dạng muối có tác dụng làm tăng tiêu hóa protein, cung cấp năng lƣợng tốt hơn, giảm pH, bản thân acid hữu cơ cũng là nguồn cung cấp năng lƣợng. Khi sử dụng acid hữu cơ, không làm tăng thu nhận thức ăn, kích thích tăng trƣởng, giảm đáng kể bệnh ỉa chảy (Nguyễn Thị Nga và cs) [17].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Vai trò của Acid hữu cơ

Đã có rất nhiều nghiên cứu trong và ngồi nƣớc về vấn đề sử dụng các acid hữu cơ nhƣ một giải pháp thay thế kháng sinh đạt những kết quả hết sức khả quan. Vai trò của các acid hữu cơ trong giai đoạn hiện nay, nhất là đối với ngành chăn nuôi là không thể phủ nhận.

Nguyễn Hƣng Quang (2002) [26], acid hữu cơ gồm nhiều loại acid formic, acid lactic, acid propionic, acid fumaric, acid malic, acid citric, acid succinic... Sử dụng acid hữu cơ có tác dụng cải thiện hệ vi sinh vật đƣờng ruột, cải thiện tiêu hoá, bảo vệ nhung mao, acid hoá đƣờng ruột (Acidifer).

* Tác dụng của acid hữu cơ

Giảm độ pH, có ảnh hƣởng kháng khuẩn. Những acid có khả năng đi xuyên qua màng tế bào vi khuẩn mà không bị phân giải. (Ostling Y Lindgre, 1993).

Do acid hữu cơ hạ pH đƣờng ruột nên ảnh hƣởng tốt đến tiêu hố và trao đổi chất, có thể nhƣ là yếu tố cải thiện hấp thu các chất dinh dƣỡng.

Cơ chế hoạt động của nó trên cơ sở làm cho tiêu hoá, hấp thu tốt hơn đối với khoáng, protein, năng lƣợng. Bản thân acid hữu cơ cung cấp nguồn năng lƣợng dễ tiêu cho cơ thể. (Nguyễn Hƣng Quang, 2007) [26].

* Hiệu quả sử dụng của acid hữu cơ

Ảnh hƣởng trên dạ dày

HCN tiết ra trong dạ dày động vật lúc cai sữa khơng đủ để hoạt động tiêu hố thức ăn.

Phản ứng pepsinogen biến thành pepsin xảy ra dƣới ảnh hƣởng của chất tiết

dạ dày, nó có chứa acid HCN để hạ pH xuống còn 3.

Nếu protein khơng đƣợc tiêu hố tốt ở dạ dày thì nó sẽ tạo ra chất nền tốt cho vi khuẩn gây bệnh phát triển tốt ở ruột non và cả ruột già.

pH thấp giúp cho hồ tan chất khống đa, vi lƣợng tốt hơn, từ đó giúp cho việc hấp thu khoáng tốt hơn.

Sự acid hoá đƣờng ruột tạo ra hàng rào cản chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh vào ống tiêu hố.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Sự acid hoá đƣờng ruột làm hạ pH, cịn có tác dụng giải phóng ra hormone “secretin”, thúc đẩy tuyến tụy giải phóng ra chất bicarbonate và gan tiết ra nhiều

dịch mật (biliary) tăng cƣờng tiêu hoá chất béo của TA.

Sự acid hoá đƣờng ruột (acidification) khơng có ảnh hƣởng gì đến sự sản xuất acid clohidric của những tế bào sinh acid của dạ dày, trái lại nó cịn tiết kiệm đƣợc lƣợng HCN, trung hoà chất kiềm trong thức ăn. Trích theo Nguyễn Hƣng Quang, (2007) [26].

* Cơ chế kháng khuẩn của acid hữu cơ

Kháng vi khuẩn ở dạ dày: kiểm soát và khống chế sự phát triển vi khuẩn ở dạ dày, ruột. Sự kiểm soát thực hiện theo 2 cơ chế hoạt động sau:

Làm giảm độ pH một cách vừa phải.

Có khả năng đi xuyên qua màng tế bào vào trong citoplasma của vi khuẩn. Những acid hữu cơ có phân tử trọng nhỏ thì có khả năng đi xun qua màng tốt hơn loại có phân tử trọng lớn.

Khi vào bên trong tế bào vi khuẩn thì acid hữu cơ hoạt động theo 2 cơ chế:

Proton (H+) làm giảm độ pH nguyên sinh chất, bắt buộc vi khuẩn sử dụng năng lƣợng bản thân nó để trung hồ H+

(Salmond et al., 1984).

Anion (A-) ảnh hƣởng lên sự tổng hợp DNA làm cản trở sự phân chia của tế bào vi sinh vật (Garland, 1994) (Nguyễn Hƣng Quang, 2007) [26].

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung sodium butyrate vào khẩu phần ăn để cải thiện trạng thái chức năng của đường tiêu hoá và hiệu quả chăn nuôi lợn (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)