Yếu tố bên ngoài

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung sodium butyrate vào khẩu phần ăn để cải thiện trạng thái chức năng của đường tiêu hoá và hiệu quả chăn nuôi lợn (Trang 25)

Trong chăn nuôi lợn ngoài việc cải tiến giống thì thức ăn dinh dƣỡng là một yếu tố quyết định đến khả năng sinh trƣởng và phát triển.

* Vai trò và nhu cầu về protein, axit amin đối với lợn nuôi thịt

Theo Trần Cừ, Nguyễn Khắc Khôi (1985) [4]: Protein là nhóm chất hữu cơ có phân tử lƣợng cao và có chứa nitơ. Protein đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng và là nguồn nguyên liệu cấu tạo nên tế bào. Quá trình sinh trƣởng của lợn là quá trình tăng lên của khối lƣợng protein, hàm lƣợng protein trong cơ thể rất cao. Các cơ quan bộ phận khác nhau có hàm lƣợng protein không giống nhau. Protein có nhiều nhất trong cơ từ 30 – 35% so với tổng lƣợng protein trong cơ thể.

Lợn con bú sữa có tốc độ phát triển nhanh về hệ cơ và khả năng tích lũy protein lớn, do đó đòi hỏi về số lƣợng và chất lƣợng protein cao. Nếu trong khẩu phần thiếu protein thì sinh trƣởng của lợn con sẽ giảm hoặc ngừng, khả năng sống kém. Nhu cầu protein trong thức ăn bổ sung cho lợn là 16- 18%. Trong quá trình chăn nuôi thâm canh ngƣời ta đề nghị hàm lƣợng protein trong khẩu phần là 22- 24%.

Axit amin là thành phần cấu tạo cơ bản của protein. Theo Từ Quang Hiển và cs (2001) [9] vai trò của các axit amin trong cơ thể rất đa dạng, nó là thành phần chủ yếu của protein, nhu cầu protein của cơ thể chính là nhu cầu về axit amin. Cơ thể con vật chỉ có thể tổng hợp nên protein của nó theo mức cân đối các axit amin trong thức ăn, nhƣng axit amin nào nằm ngoài cân đối sẽ bị oxy hóa cho năng lƣợng. Do vậy, nếu cung cấp axit amin theo tỷ lệ cân đối sẽ nâng cao hiệu quả lợi dụng protein, tiết kiệm đƣợc protein thức ăn.

Một thí nghiệm của Lenis và Cs (1999)[52] nghiên cứu trên lợn sinh trƣởng cho biết, với yêu cầu tăng trọng 585g/con/ngày, nếu khẩu phần cân bằng các axit amin thì protein thô cần 11- 12%, nhƣng nếu khẩu phần mất cân đối axit amin thì cần 20- 22% protein thô.

Trong các loại thức ăn hàm lƣợng các loại protein rất khác nhau. Một số loại giàu protein động vật nhƣ cá, bột cá, bột thịt, bột máu, tôm, cua, trứng sữa...Một số loại protein thực vật nhƣ các loại đậu, đỗ và sản phẩm phụ của nó.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Theo Fuller (1989) [52] nhu cầu threonine của lợn choai bằng 64% và 65% lysine tổng số, nhu cầu về tỷ lệ giữa axit amin thiết yếu với axit amin không thiết yếu là 50: 50, tỷ lệ này càng quan trọng hơn đối với các khẩu phần có mức protein thấp.

Đối với nhu cầu tryptophan Wang và Fuller (1990) [53] ƣớc tính bằng 20% so với lysine.

Trần Văn Phùng và cs (2004) [21] cho biết, lợn con tiêu hóa protein một cách dễ dàng, nhƣng do nguồn gốc của thức ăn (động vật hay thực vật) và bản chất protein khác nhau nên sự tiêu hóa có những đặc điểm khác nhau quan trọng.

Nhu cầu protein và axit amin cho lợn thịt qua các giai đoạn tuổi

Khối lƣợng cơ thể (kg) 10-20 kg 20-50 kg 50-80 kg 80-120 kg KL trung bình (kg) 15 35 65 100 Ƣớc tính TA ăn vào (g/ngày) 1000 1855 2575 3075 CP (%) 20,90 18 15,50 13,20

Nhu cầu acid amin (tiêu hóa hồi tràng thực) g/ngày

Agrinine 4,20 6,10 6,20 4,80 Histidine 3,20 4,90 5,50 5,10 Isoleucin 5,50 8,40 9,40 8,80 Leucin 10,30 15,50 7,20 15,80 Lysine 10,10 15,60 17,10 15,80 Methionine 2,70 4,10 4,60 4,30 Methionine + Cystine 5,80 8,80 10 9,50 Phenylalanine 6,10 9,10 10,20 9,40

* Vai trò và nhu cầu về năng lượng đối với lợn nuôi thịt

Song song với việc cung cấp đầy đủ nhu cầu về protein và axit amin thì chúng ta cần cung cấp đầy đủ và cân bằng về lƣợng.

Năng lƣợng có ảnh hƣởng quyết định đến việc sử dụng vật chất dinh dƣỡng trong thức ăn phù hợp với từng loài, giống, tuổi, chức năng sản xuất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Năng lƣợng trong thức ăn đƣợc sử dụng cho các hoạt động sống của cơ thể và hình thành nên các hợp chất hữu cơ của tế bào. Chất cung cấp năng lƣợng chu yếu là gluxit nhƣ: Tinh bột, đƣờng, xơ....Hàng ngày gluxit đảm bảo từ 70-80% nhu cầu dinh cầu về dƣỡng của lợn. Nếu thiếu lợn sẽ gầy yếu, còi cọc, chậm lớn.

Nhu cầu về năng lƣợng của lợn thịt

Chỉ tiêu Lợn con (10-20) kg Lợn choai (20-25) kg Lợn vỗ béo (50-120) kg

Loại lợn Lai Ngoại Lai Ngoại Lai Ngoại

NLTĐ (Kcalo/kg) 3200 3200 2900 3000 2900 3000

Protein thô (%) 17 19 15 17 12 14

Lyzin (%) 1,00 1,10 0,70 0,80 0,60 0,70

* Vai trò và nhu cầu về khoáng chất đối với lợn nuôi thịt

Theo Từ Quang Hiển và cs (2003) [10] gia súc non cần đƣợc cung cấp đầy đủ khoáng chất để phát triển bộ xƣơng và đảm bảo cho các quá trình xảy ra trong cơ thể. Nếu tính theo mức tăng trọng thì khoáng chất chiếm 3 - 4% khối lƣợng cơ thể tăng. Nếu so với bộ xƣơng thì khoáng chất chiếm 26% khối lƣợng xƣơng tăng.

Khả năng sử dụng khoáng chất trong thức ăn của gia súc non tốt hơn gia súc trƣởng thành. Quá trình trao đổi khoáng mà chủ yếu là trao đổi canxi và photpho xảy ra mạnh mẽ ở gia súc non. Khi gia súc còn non khả năng tích luỹ canxi, photpho cao. Tuổi càng tăng, khả năng tích luỹ giảm. Nhìn chung, gia súc non yêu cầu can xi lớn hơn photpho, càng lớn và trƣởng thành nhu cầu can xi giảm, nhu cầu photpho tăng lên. Để đảm bảo cho quá trình tiêu hoá hấp thu và sử dụng canxi, photpho đƣợc tốt, tránh đƣợc hiện tƣợng còi xƣơng. Ở gia súc non cần chú ý cung cấp đầy đủ, cân đối canxi, photpho (đối với gia súc non tỷ lệ Ca/P thích hợp là 1,5-2/1).

* Vai trò và nhu cầu về vitamin đối với lợn nuôi thịt

Vitamin là loại vi chất dinh dƣỡng, nó rất cần thiết để xúc tác cho mọi quá trình trao đổi chất cho sinh trƣởng của động vật. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong các loại Vitamin thì, Vitamin A và Vitamin D là hai loại Vitamin quan trọng nhất cho sinh trƣởng.Trong đó Vitamin A xúc tiến quá trình sinh trƣởng, nếu thiếu vitamin A có thể dẫn đến mù lòa, tốc độ sinh trƣởng giảm, lông xù, gầy còm, năng suất sinh sản thấp, gây bệnh bần huyết ở lợn con, xù lông, da khô ở lợn sinh trƣởng. Vitamin D cần thiết cho sự trao đổi can xi, phốt pho để phát triển bộ xƣơng. Nhu cầu của lợn thịt về Vitamin A và D.

Coelho và Cousins (1997) [47] cho rằng vitamin làm tăng khả năng chống chọi của lợn đối với tác nhân stress.

Từ Quang Hiển, Phan Đình Thắm(2001)[9] Theo tiêu chuẩn của Tây Đức (DLG) cho kết quả tốt hơn cả gồm vitamin A = 2000 UI/kg thức ăn, vitamin D = 2500 UI, vitamin E = 10- 15mg.

Nhu cầu Vitamin của lợn đƣợc thỏa mãn từ nguồn rau xanh, ngũ cốc và Vitamin đƣợc tổng hợp bổ sung vào thức ăn ở dạng Premix.

- Nhiệt độ và ẩm độ môi trường: Nhiệt độ môi trƣờng không chỉ ảnh hƣởng đến tình trạng sức khoẻ mà còn ảnh hƣởng đến sinh trƣởng và phát triển của cơ thể. Nếu nhiệt độ môi trƣờng không thích hợp thì sẽ không thể đảm bảo quá trình trao đổi chất diễn ra bình thƣờng cũng nhƣ cân bằng nhiệt của cơ thể lợn. Việc đảm bảo nhiệt độ chuồng nuôi thích hợp cho các loại lợn khác nhau phải căn cứ vào khả năng điều tiết thân nhiệt của chúng. Một số công trình nghiên cứu chứng minh rằng khi nhiệt độ nuôi trƣờng xuống thấp (dƣới 5,5o

C) thì lợn con bú sữa có nhu cầu về vitamin B2 cao hơn rất nhiều khi nhiệt độ môi trƣờng là 29o

C.

Khi nhiệt độ chuồng nuôi thấp, lợn sẽ thất thoát nhiệt rất nhiều, vì lẽ đó ở lợn con và lợn nuôi thịt sẽ giảm khả năng tăng khối lƣợng và tăng lƣợng tiêu tốn thức ăn cho một kg tăng khối lƣợng. Nhiệt độ thích hợp cho lợn nuôi béo từ 15 - 18o

C, cho lợn sinh sản không thấp hơn 10 - 11oC. Nhìn chung, khi lợn càng lớn, càng trƣởng thành thì cơ quan điều tiết thân nhiệt càng hoàn thiện, lớp mỡ dƣới da càng dày và nhu cầu về nhiệt càng giảm xuống.

Nhiệt độ chuồng nuôi có liên quan mật thiết với ẩm độ không khí, ẩm độ không khí thích hợp cho lợn ở vào khoảng 70%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Ánh sáng: Ánh sáng có ảnh hƣởng đến sinh trƣởng và phát triển của lợn. Khi nghiên về ảnh hƣởng của ánh sáng đối với lợn ngƣời ta thấy rằng ánh sáng có ảnh hƣởng rõ rệt đến sinh trƣởng và phát triển của lợn con, lợn hậu bị và lợn sinh sản hơn là đối với lợn vỗ béo. Khi không đủ ánh sáng sẽ làm ảnh hƣởng đến quá trình trao đổi chất của lợn, đặc biệt quá trình trao đổi khoáng. Đối với lợn con từ sơ sinh đến 70 ngày nếu không đủ ánh sáng thì tốc độ tăng khối lƣợng sẽ giảm từ 9,5 - 12%, tiêu tốn thức ăn giảm 8 - 9% so với lợn con đƣợc vận động dƣới ánh sáng mặt trời.

Đối với lợn vỗ béo nhu cầu về ánh sáng thấp hơn, đặc biệt sau khi lợn ăn xong. Trong thực tế ở một số trang trại, ngƣời ta đã giảm cƣờng độ chiếu sáng xuống mức tối thiểu cho lợn vỗ béo, đặc biệt cho các giống lợn cao sản (do các giống lợn sinh sản sinh trƣởng nhanh, thời gian nuôi ngắn) và cũng không có một phát hiện nào về ảnh hƣởng của thiếu ánh sáng đối với lợn vỗ béo.

Việc đảm bảo đủ ánh sáng đối với lợn sinh sản gồm cả lợn đực và lợn nái đều có ý nghĩa rất quan trọng, không chỉ đối với quá trình trao đổi các chất khoáng trong cơ thể mà còn đối với các chức năng sinh sản nhƣ biểu hiện động dục, sự phát triển của phôi ở lợn nái, việc sinh tinh và các phản xạ nhảy giá của lợn đực. Trong chăn nuôi công nghiệp khi thiết kế chuồng trại cần chú ý đảm bảo đủ ánh sáng theo nhu cầu của các loại lợn, đặc biệt đối với lợn con và lợn sinh sản.

- Các yếu tố khác:Ngoài các yếu tố ảnh hƣởng đến sinh trƣởng và phát triển lợn đã nêu trên còn có các yếu tố khác nhƣ vấn đề chuồng trại, chăm sóc, nuôi dƣỡng, tiểu khí hậu chuồng nuôi nhƣ không khí, tốc độ gió lùa, nồng độ các khí thải... Nếu chúng ta cung cấp cho lợn các yếu tố đủ theo yêu cầu của từng loại lợn sẽ giúp cho cơ thể lợn sinh trƣởng phát triển đạt mức tối đa.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung sodium butyrate vào khẩu phần ăn để cải thiện trạng thái chức năng của đường tiêu hoá và hiệu quả chăn nuôi lợn (Trang 25)