IV. CHẢY MÁU VÀ CẦM MÁU
4.3.2. Phươngpháp cầm máu triệt để
* Phương pháp thấm ép
Dùng vải gạc vô trùng ép chặt vào thiết diện vết mổ từ 5-15 giây sau đó nhấc ra. Nếu máu vẫn tiếp tục chảy thì làm lại một vài lần. Phương pháp này có thể cầm máu mao mạch và tĩnh mạch nhỏ. Nếu chảy máu đầy trong các xoang, có thể nhét đầy xoang bằng vải gạc đã vơ trùng, tạo ra sức ép ra xung quanh sau 2-4 ngày mới lấy ra.
* Phương pháp dùng panh kẹp máu
Dùng panh kẹp máu kẹp chặt đầu mạch quản bị đứt rồi nhẹ nhàng xoắn 2- 3 vịng theo trục dọc của nó rồi tháo panh ra.
Đối với mạch máu lớn, có lượng máu chảy nhiều ta kẹp và lưu panh một thời gian (5-10 phút). Trước khi tháo panh ta cũng xoắn một vài vòng. Những mạch máu lớn ở vết thương sâu khi không thể dùng các biện pháp cầm máu khác người ta có thể lưu panh từ 12-24 giờ, đơi khi tới vài ngày. Bằng cách này có thể cầm máu khi thiến vật ni đực có thừng dịch hồn bị đứt mà chưa kịp thắt bằng chỉ.
Phương pháp cầm máu bằng panh là một trong số phương pháp phổ biến.
* Phương pháp xoắn vặn
Phương pháp này áp dụng để thiến vật ni cịn non, kể cả con đực và con cái; tuyệt đối không áp dụng với động vật già do các mô bào, thành mạch quản đã trở nên cứng chắc nút xoắn có thể bị tháo xoắn gây chảy máu thứ phát.
Đối với vật ni đực cịn non, mạch máu ở thừng dịch hồn khơng q dai chắc như động vật trưởng thành; tương tự đối với mạch máu vùng ống dẫn trứng và buồng trứng của những con cái. Sau khi đã bộc lộ được thừng dịch hoàn của
con đực hay buồng trứng của con cái, dùng panh kẹp ngang qua thừng dịch hoàn hay ống dẫn trứng. Cầm dịch hoàn hay buồng trứng xoắn vặn cho đến khi đứt. Cách làm như vậy vừa đạt được mục đích thiến vật ni vừa hạn chế được mất máu.
* Phương pháp thắt bằng chỉ
Phương pháp này dùng chỉ tiêu hay chỉ tơ thắt ngang các mạch quản bị đứt kể cả đối với động mạch, tĩnh mạch dù lớn hay nhỏ. Trước tiên dùng panh kẹp máu kẹp đầu mạch quản bị đứt, kéo ra một chút rồi dùng kim chỉ xuyên qua thành mạch (đối với mạch máu lớn), vòng sợi chỉ quanh thành mạch vài vòng rồi thắt lại. Đường đi của sợi chỉ có hình số tám nên gọi là nút số 8. Phương pháp thắt nút mạch máu theo nút số 8 nhằm tránh việc tuột chỉ khi áp lực của máu ép mạnh lên nút thắt.
Đối với mạch quản nhỏ không xun chỉ qua thành mạch được thì người phẫu thuật có thể xuyên vào tổ chức xung quanh mạch quản nhằm mục đích cố định sợi chỉ thắt khơng cho tuột khỏi mạch quản.
Yêu cầu khi thắt mạch quản phải thật chặt khi thắt xong phải kiểm tra lại bằng cách dùng bông tẩm cồn iod 5% thấm vào đầu mạch quản bị đứt, kiểm tra xem cịn chảy máu khơng. Nếu máu vẫn tiếp tục chảy phải thắt nút bổ sung. Phương pháp thắt mạch máu bằng chỉ là phương pháp cầm máu triệt để nhất.
* Phương pháp vật lý
- Dùng nhiệt độ thấp: Tưới nước lạnh hay áp cục đá vào nơi đang chảy
máu mao mạch. Phương pháp này làm nhiệt độ vùng trườm đá giảm gây co mạch nên hạn chế được chảy máu.
- Dùng nhiệt độ cao: Dùng các thanh kim loại được nung nóng, mỏ hàn,
dao điện,…áp vào nơi đang chảy máu. Nhiệt độ cao làm cháy các tổ chức trên bề mặt tạo thành lớp vảy là điều kiện cho sự đơng máu. Phương pháp này có thể áp dụng để cầm máu khi chảy máu nhu mô hay chảy máu ở các tổ chức cứng như: sừng, móng non,…mà bằng các phương pháp khác không thể thực hiện được.
Chú ý khi nung thanh kim loại khơng để q nóng. Nhiệt độ quá cao sẽ gây bỏng. Khi áp thanh kim loại vào tổ chức sẽ nghe tiếng “xèo”, lưu giữ 3 – 5 giây. Nếu thấy máu vẫn cịn chảy thì làm lại 2 – 3 lần.
Trên cơ sở cầm máu bằng nhiệt độ người ta đã chế tạo ra “dao mổ điện”. Lưỡi dao được nung nóng bằng năng lượng điện. Khi cắt dưới sức nóng của lưỡi
dao sẽ có tác dụng cầm máu ngay. Trong y học hiện đại, kỹ thuật mổ nội soi đã triệt để lợi dụng phương pháp này.
* Phương pháp hóa học
Sử dụng những thuốc có tác dụng tại cục bộ. Dùng các dung dịch như: nước oxy già 3%, adrenalin 0,1% các dung dịch này được tẩm vào bông bôi vào vết thương chảy máu dạng mao mạch, có tác dụng làm co mao mạch quản.
Khi thực hiện các phẫu thuật trong các xoang: miệng, mũi,…người ta đưa các dung dịch trên vào bằng tampon.