pháp: gây tê dẫn truyền 3 điểm và gây tê thấm vùng phẫu thuật.
Gây tê dẫn truyền ba điểm:
- Điểm thứ hai: là khe giữa xương sườn cuối cùng và mỏm ngang đốt sống hông thứ nhất.
- Ðiểm thứ ba: ở giữa mỏm ngang đốt sống hông thứ nhất và mỏm ngang đốt sống hông thứ hai.
- Ba điểm trên nằm trên đường thẳng song song với trục xương sống, cách mỏm gai các đốt sống 5-10cm. Tại mỗi điểm tiêm 10ml novocain 3%. Dùng kim nhỏ, dài đâm chếch một góc 450 so với phương thẳng đứng của mỏm gai sống, ấn kim vào đến chạm xương mỏm ngang rồi hồi kim một chút và từ từ bơm thuốc.
Gây tê thấm:
Dùng Novocain 0,25% khoảng 150-200ml tiêm vào tổ chức dưới da vùng phẫu thuật. Mũi tiêm phải đâm sâu vào các lớp cơ vùng vách bụng rồi rút kim từ từ, vừa rút kim vừa bơm thuốc.
Nếu gia súc tính tình q mẫn cảm, có thể kết hợp gây mê ở mức nông.
3.1.2. Phương pháp phẫu thuật
Mổ một đường dài từ 20 - 25cm theo đường thẳng chéo từ trên xuống dưới, từ trước ra sau, cách xương sườn cuối cùng từ 5 - 6cm, cách mỏm ngang xương sống hông từ 3 - 5cm. Sau khi mổ đứt da và các lớp cơ thành bụng đến phúc mạc thì dừng lại. Chiều dài các vết mổ ở các lớp cơ phải bằng nhau, tránh tình trạng càng vào trong càng hẹp lại, sẽ khó cho việc lấy chất chứa trong dạ cỏ. Trước khi mổ phúc mạc, dùng kim chỉ khâu lược (khâu giả) phúc mạc dính với vách dạ cỏ thành hình bầu dục, sao cho khi mổ dạ cỏ ta có thể cho tay vào trong để lấy chất chứa một cách dễ dàng. Dùng kéo cắt đứt phúc mạc theo đường thẳng, dài khoảng 10 -15cm. Sau đó mổ dạ cỏ theo đường thẳng đã cắt đứt phúc mạc, độ dài của vết mổ đủ để cho tay vào trong dạ cỏ lấy chất chứa hoặc vật lạ.
Khi phẫu thuật để điều trị dạ cỏ bội thực, có thể lấy bớt được1/3 lượng chất chứa trong dạ cỏ của bệnh súc ra rồi khâu lại. Ðối với những bệnh súc quý (bò sữa cao sản, đực giống), có thể thay tồn bộ chất chứa trong dạ của bệnh súc đã bị lên men thối rữa bằng chất chứa trong dạ cỏ của một gia súc bình thường khác cho thải loại. Sau khi đã lây bớt chất chứa hoặc đã thay xong chất chứa, ta khâu dạ cỏ lại.
Khâu dạ cỏ: trước tiên, khâu niêm mạc với niêm mạc theo phương pháp khâu vắt bằng chỉ tự tiêu hoặc chỉ tơ, chỉ lanh. Khâu cơ với cơ cũng theo phương pháp khâu vắt bằng chỉ tơ. Để bịt kín những chỗ hở do hai lần khâu trước, ta dùng chỉ tơ khâu gấp mép tương mạc dạ cỏ lại.
Khâu phúc mạc và thành bụng: Sau khi khâu xong dạ cỏ, dùng dung dịch sát trùng rửa sạch vết mổ dạ cỏ. Dùng kéo cắt bỏ và rút hết chỉ khâu giả giữa phúc mạc và dạ cỏ. Tiếp tục khâu các lớp cơ vách bụng theo cách khâu từng nút bằng chỉ số 3 (chỉ tơ, chỉ lanh, chỉ sợi bông). Trước khi khâu cơ phải rửa sạch vết mổ rồi rắc bột Sulfamid hoặc kháng sinh vào. Dùng chỉ tơ, chỉ lanh số 3 khâu 3 nút giảm sức căng của da, sau đó khâu da theo từng nút, sát trùng tồn bộ vết mổ bằng cồn iod 5%. Ngoài cùng đắp một mảnh vải gạc, dùng các đầu chỉ của ba nút khâu giảm sức căng buộc lại.
3.1.3. Hộ lý, chăm sóc
Hàng ngày phải theo dõi nhiệt độ toàn thân của bệnh súc.
Tiêm kháng sinh liều cao từ 3-5 ngày sau khi phẫu thuật để đề phòng nhiễm trùng vết mổ.
Sau 7 ngày cắt chỉ khâu da, nếu có hiện tượng nhiễm trùng thì cắt bỏ những nút chỉ khâu da cuối cùng rồi xử lý vết mổ như xử lý vết thương nhiễm trùng.
Dùng Strychnin sulfat và vitamin B1 tiêm cho gia súc để kích thích gia súc ăn uống và hồi phục sự nhu động của dạ cỏ.
Cho gia súc ăn cỏ non phơi tái và thức ăn tinh từ từ, không nên cho ăn nhiều dễ làm cho gia súc khó tiêu, liệt dạ cỏ.
3.2. Phẫu thuật mổ dạ dày chó
Phẫu thuật mổ dạ dày chó trong trường hợp có vật lạ nằm trong dạ dày hay phần dưới của thực quản có khả năng gây tổn thương dạ dày.
3.2.1. Chuẩn bị
Cho chó nhịn ăn khoảng 12h trước khi phẫu thuật.
Cố định: chó được cố định trên bàn mổ với tư thế nằm ngửa.
Vệ sinh: cạo sạch tồn bộ lơng trên vùng bụng, rửa sạch bằng xà phịng và
nước lạnh, sau đó sát trùng bằng cồn iod 5%.
Gây mê: phẫu thuật mổ dạ dày trên chó cần được tiến hành trong điều
kiện gây mê tồn thân.
Vị trí mổ nằm trên đường trắng, từ lỗ rốn hướng về phía trên. Sau khi rạch đứt cơ bụng đưa dạ dày ra miệng vết mổ (việc đưa hoàn toàn dạ dày ra khỏi xoang bụng là rất khó, chỉ có thể đưa ra gần với miệng vết mổ). Khi đã bộc lộ được dạ dày thì người phẫu thuật rạch trên dạ dày một đường ở vùng ít mạch máu, nơi song song với cung lớn của dạ dày. Rạch đến màng nhầy của dạ dày thì dùng kéo mở rộng vết mổ.
Chú ý: tuyệt đối không để chất chứa trong dạ dày lọt vào xoang bụng. Dùng panh gắp vật lạ ra khỏi dạ dày. Dùng chỉ tiêu chậm số 3/0 hay 4/0 để khâu dạ dày. Niêm mạc dạ dày khâu theo phương pháp khâu vắt, cơ dạ dày khâu từng nút và bổ sung bằng đường khâu gấp mép đối với lớp tương mạc dạ dày.
Đưa dạ dày vào trong xoang bụng, đồng thời cho thêm bột sulfamid hay kháng sinh vào xoang bụng. Đóng ổ bụng bằng các đường khâu vắt cho phúc mạc, cơ bụng và da bằng khâu nút đơn.
3.2.3. Hộ lý, chăm sóc
Cho vật ni ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa trong 3 – 4 ngày đầu sau phẫu thuật.
Sử dụng liệu trình kháng sinh từ 3 – 5 ngày.
Tăng cường trợ sức, trợ lực cho vật nuôi bằng vitamin và thức ăn giàu dinh dưỡng.
3.3. Phẫu thuật cắt và nối ruột
Phẫu thuật cắt và nối ruột để điều trị bệnh viêm hoại tử ruột nguyên phát và kế phát do: Hernia thành bụng, hernia âm nang, hernia rốn, tắc ruột, xoắn ruột…
3.31. Chuẩn bị
Cho gia súc nhịn ăn từ 12 – 24 giờ trước khi phẫu thuật.
Cố định: cố định gia súc nằm trên bàn mổ hoặc dưới nền có lót rơm, cỏ khơ sạch. Tuỳ theo vị trí mổ mà quyết định cố định gia súc nằm ngửa hay nằm nghiêng. Trâu bò cho nằm về bên trái.
Vệ sinh: cắt và cạo sạch lông vùng phẫu thuật, sát trùng bằng cồn iod 5% Gây mê, gây tê: Phẫu thuật cắt nối ruột phải tiến hành trong điều kiện gây
mê (ngoại trừ loài nhai lại, lợn) kết hợp với gây tê cục bộ.
ba điểm gây tê trong mổ dạ cỏ. Đồng thời dùng novocain 0,25% gây tê thấm dưới da và tổ chức dưới da vùng phẫu thuật.
Ngựa, lợn: Chủ yếu là gây tê thấm bằng dung dịch novocain 0,25% vào
tổ chức dưới da vùng phẫu.
Chó, mèo: cần chỉ định gây mê khi phẫu thuật.
3.3.2. Phương pháp phẫu thuật
* Vị trí mổ:
- Nếu mổ tại hõm hông: mổ da thành một đường thẳng chéo từ trên xuống dưới từ trước ra sau, cách xương sườn cuối cùng khoảng 5cm dài 10cm.
- Nếu mổ theo đường trắng: mổ theo đường trắng ngay sau rốn.
Sau khi cắt đứt lớp da, mổ tách các lớp cơ vách bụng, dùng vải gạc vô trùng thấm sạch máu vết mổ, cắt đứt phúc mạc, cho tay vào xoang phúc mạc để tìm đoạn ruột bị viêm hoại tử kéo ra ngồi miệng vết mổ.
* Cách phân biệt ruột lành với ruột bị hoại tử: