Bệnh hà móng

Một phần của tài liệu BAI GIANG CHUAN ngoại khoa thú y pdf (Trang 173 - 174)

- Đặt băng có đai hay khung sắt

3.5. Bệnh hà móng

Bệnh hà móng thường gặp ở trâu bị, nhất là trâu bị sữa ni nhốt trong chuồng, thiếu vận động. Do những điều kiện ngoại cảnh tác động làm cho phần cứng của móng bị phân huỷ tạo nên những vết lồi lõm lỗ chỗ như củ khoai lang bị hà.

3.5.1. Nguyên nhân

Do gia súc được nuôi nhốt trong chuồng với nền ẩm thấp, trong chuồng có tích tụ nhiều phân và nước tiểu lâu ngày tạo thành những chất độc kích thích làm cho móng của gia súc bị phân huỷ.

- Gia súc ni nhốt trong chuồng, nhất là bị sữa do thiếu vận động làm cho mạch máu ở móng kém lưu thơng, gây ứ máu dễ làm cho gia súc bị viêm, biến chất.

- Chuồng trại quá bẩn, vi khuẩn yếm khí tồn tại nhiều trong phân và trong đất ở nền chuồng, khe móng bị tổn thương, vi khuẩn yếm khí có đều kiện xâm nhập vào để phân huỷ tổ chức ở móng.

- Bị sữa khơng đựơc chú ý sửa móng thường xun, móng phát triển khơng bình thường đáy móng có nhiều chỗ lồi lõm khác nhau, móng dị dạng làm cho nó dễ bị tổn thương vi khuẩn xâm nhập vào gây nên bệnh hà móng.

3.5.2. Triệu chứng

Bệnh thường phát ra ở hai chân sau. Trường hợp con vật vẫn đi lại được nhưng với dáng chậm chạp, khó khăn nhất là khi đứng lên, nằm xuống con vật tỏ ra rất mệt mỏi, thận trọng, các bắp thịt ở mơng, đùi bị run gia súc có khối lượng cơ thể lớn hiện tượng trên càng rõ.

Bệnh nặng con vật què không thể đi lại được. Nếu cả hai chân đều bị bệnh con vật sẽ nằm bẹp không thể đứng dậy được. Do nằm lâu con vật sẽ bị rối loạn tiêu hoá (liệt dạ cỏ, chướng hơi dạ cỏ) hoặc bị loét toàn thân, nhiễm độc cơ thể. Gia súc cho sữa thì sản lượng sữa bị giảm sút. Kiểm tra phần đáy móng có thể thấy phần cứng có nhiều vết lõm hình trịn, hình bầu dục to nhỏ khác nhau như những vết hà của khoai lang. Dùng dao hoặc nạo móng để nạo những tổ chức đã bị hà thì tổ chức bị nát mủn màu đen như bùn than có mùi thối đặc biệt. Kích thích vào chỗ hà ở móng, con vật có phản ứng đau rõ rệt.

3.5.3. Điều trị

Phương pháp điều trị duy nhất là sửa móng cho con vật. Dùng dao, nạo móng để cắt gọt và nạo hết những tổ chức bị hoại tử. Gọt và sửa cho đáy

móng thật bằng phẳng khơng để cịn chỗ lồi lõm nữa. Sau khi nạo hết những tổ chức bị hoại tử ta dùng cồn Iod 5% để bôi lên những chỗ bị bệnh. Nếu vết thương sâu ta dung thuốc mỡ sulfamid hoặc thuốc mỡ Penicilin nhét vào, bên ngồi có thể bơi ichthyol, Pixliquidae rồi băng móng lại. Phải để gia súc sau điều trị ở trong chuồng có nề chuồng cao ráo sạch sẽ có độn nhiều cỏ khơ và rơm khô. Không để nước tiểu và phân tích tụ trong nền chuồng làm chn con vật bị nhiễm bẩn.

Một phần của tài liệu BAI GIANG CHUAN ngoại khoa thú y pdf (Trang 173 - 174)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(185 trang)
w