bào vì thế nếu thiếu máu ở vết thương sẽ cản trở quá trình tái sinh của tổ chức và quá trình lành vết thương.
Cách xử lý: kê vết thương cao hơn cơ thể giúp cho máu chảy về tim. Nếu
có điều kiện thì tiếp máu cho gia súc trong trường hợp gia súc bị mất nhiều máu. - Vết thương bị kích thích: Khi gia súc bị thương, gia súc đau đớn, giãy giụa, làm cho vết thương không được yên tĩnh, máu chảy nhiều, các tổ chức lành xung quanh vết thương bị tác động làm giảm sức sống có thể làm tăng thêm q trình hoại tử do đó vết thương càng lâu lành.
Cách xử lý: dùng novocain kết hợp với penicillin phóng bế xung quanh tổ
chức bị thương. Những vết thương có thể băng được thì nên băng lại, vết thương có miệng rộng sau khi xử lý ta nên khâu một phần để giảm kích thích từ ngoại cảnh.
- Vi khuẩn và vật lạ: Hầu hết các vết thương đều có vi khuẩn xâm nhập nhưng khơng phải vết thương nào cũng bị nhiễm trùng. Nếu số lượng vi khuẩn ít, độc lực yếu, sức đề kháng của bệnh súc cao thì nhiễm trùng sẽ khơng xảy ra. Ngược lại, vết thương có nhiều tổ chức bị hoại tử, nhiều vật lạ thì nguy cơ nhiễm trùng rất cao.
Biện pháp giải quyết: để tránh nhiễm trùng phải làm cho vết thương đơn
giản; lấy hết các tổ chức hoại tử, vật lạ ra khỏi vết thương; rửa sạch vết thương bằng nước muối sinh lý, dùng hố chất nồng độ thấp, ít kích thích với mơ bào tổ chức.
- Sức đề kháng yếu, tình trạng dinh dưỡng kém: Làm cho các tế bào tổ chức bị suy kiệt cũng là nguyên nhân làm cho vết thương lâu lành.
Biện pháp giải quyết: tăng cường chăm sóc, cho ăn thức ăn giàu dinh
dưỡng, dễ tiêu, đủ vitamin, khoáng chất. Cung cấp các dung dịch như máu, glucoza ưu trương.
7.2.6. Kiểm tra vết thương
Kiểm tra bên ngoài: quan sát trạng thái của da, niêm mạc, vị trí, kích thước vết thương; kiểm tra mức độ phù, màu sắc dịch viêm.
Kiểm tra bên trong: dùng que thăm dị hay xơng để xác định đường đi, hang ổ, độ sâu vết thương. Đối với vết thương vùng ngực, bụng cần chú ý tránh gây tổn thương cơ quan nội tạng.
- Quan sát trạng thái thành, vách vết thương; xem xét trạng thái hàng rào hạt.
- Kiểm tra vật lạ.
- Kiểm tra dịch viêm: xác định pH vết thương từ đó lựa chọn dung dịch sát trùng thích hợp.
- Kiểm tra tế bào học: rửa sạch vết thương bằng nước muối sinh lý, lấy phiến kính áp vào bề mặt mô bào, để khô, nhuộm giemsa quan sát bạch cầu. Nếu thấy có nhiều bạch cầu ái trung, nhiều vi khuẩn thì vết thương đang ở giai đoạn viêm cấp, các tổ chức mô bào trong vết thương đang bị huỷ hoại. Nếu có nhiều đại thực bào, nguyên bào sợi, ít vi khuẩn và bạch cầu ái trung thì vết thương đang ở trong giai đoạn hồi phục.
- Đối với vết thương lâu lành: cần làm kháng sinh đồ giúp tìm được kháng sinh thích hợp cho việc tiêu diệt vi khuẩn vết thương.
- Kiểm tra mủ trong vết thương: mủ có trạng thái, tính chất khác nhau tuỳ thuộc vào loại vi khuẩn gây bệnh. Qua trạng thái, tính chất của mủ có thể sơ bộ chẩn đốn vết thương nhiễm trùng do loại vi khuẩn nào; mủ mùi tanh, sền sệt, màu vàng chanh là do tụ cầu khuẩn; mủ do liên cầu khuẩn gây ra có màu vàng xẫm, mùi thối, lỏng, lẫn tổ chức; mủ loãng, màu máu cá, mùi hơi thối đặc biệt, lẫn bọt khí là do vi khuẩn yếm khí.
* Ðiều trị cục bộ