đường khâu. Đầu tiên không quên khâu một nút cố định ở một đầu của đường khâu. Tiếp theo đâm mũi kim vào mặt ngoài của một bên mép, đầu kim ra ở mặt trong của nó. Lần lượt mỗi bên khâu một nút đều bắt đầu đâm kim từ phía ngồi và rút kim ra từ phía bên trong. Khi rút chỉ mép của đường khâu không bị cuộn vào, không bị lộn ra nhưng nhìn thấy sợi chỉ giữa chúng.
Ba cách trên được đánh giá ngang nhau, dùng cách nào cũng được tùy theo thói quen của mỗi người hay sự thuận lợi cụ thể khi phẫu thuật.
* Khâu gấp mép
Là phương pháp khâu dùng để bổ sung cho khâu vắt khi khâu các khí quan có cấu tạo xoang. Các khí quan có cấu tạo xoang đều có chất chứa bên trong. Khi phẫu thuật chúng nếu khâu khơng kín sẽ để lọt chất chứa ra ngồi từ đó gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Để tránh tình trạng này phải khâu ít nhất hai đường khâu: trước tiên là khâu vắt sau đó khâu gấp mép để khép kín các xoang. Trong trường hợp thành các khí quan q dày thì phải thực hiện khâu 3 đường: hai đường khâu vắt (niêm mạc với niêm mạc, cơ với cơ), phía ngồi cùng khâu gấp mép.
Phương pháp: sau khi khâu vắt xong chúng ta khâu một nút cố định ở đầu đường khâu. Sau đó khâu từng mép một, mũi kim vào và mũi kim ra cách nhau
khoảng 0,5cm, luồn sợi chỉ đi song song với mép khâu và nằm ngoài chân đường khâu vắt. Nếu khâu sát với chân đường khâu vắt khi rút chỉ mép khâu sẽ không gấp vào trong. Lần lượt khâu mỗi bên một nút sao cho mũi kim đâm vào của nút sau phải ngang bằng với mũi kim đâm ra của nút trước hoặc lùi lại một chút mà không được tiến lên. Khi rút sợi chỉ hai mép cuộn vào trong làm cho khí quan được khép kín hồn tồn. Nếu khâu mũi kim đâm vào của nút sau cao hơn mũi kim đâm ra của nút trước khi rút chỉ hai mép sẽ khơng cuộn vào hồn tồn, đường khâu khơng kín.
Bằng phương pháp khâu gấp mép bổ sung cho khâu vắt ngoài việc đạt được sự kín hồn tồn của các khí quan rỗng cịn giúp vùi kín được các vết cắt mơ bào vào trong tránh được hiện tượng viêm dính sau phẫu thuật.
* Khâu thùa khuy
Cách khâu như thùa khuy cúc áo. Nút chỉ đầu tạo thành vòng, luồn sợi chỉ vào vòng của sợi chỉ trước, sợi chỉ đi nhìn giống như các nút chỉ đơn nối liền nhau nhưng khơng thắt ở mỗi vịng chỉ. Phương pháp khâu này ít dùng, dùng để khâu vùng da có sức căng khơng đáng kể.
Hình 29. Khâu thùa khuy * Khâu rút túi
Phương pháp khâu này sử dụng trong phẫu thuật đặt các ống rị vào một khí quan nào đó. Khâu rút túi giống như khâu lược mũi kim đâm vào và mũi kim đâm ra vòng quanh chu vi của ống rị, đến hết chu vi của nó thì thắt nút cố định sợi chỉ sẽ thít lại theo kiểu rút miệng túi cố định thành ống rị với thành khí quan. Nếu một vịng khơng đủ chặt thì ta khâu thêm vòng tiếp theo.
5.2.4. Khâu gân
Gân là mơ bào dày chắc có sức căng bề mặt lớn vì vậy khi khâu nối gân cần phải sử dụng các loại chỉ có sự bền chắc cao, độ lớn tương đương với độ lớn của gân cần nối.
Đối với gân dẹp việc nối chỉ cần thực hiện các nút khâu đơn thông thường.
Đối với các gân trịn việc nối có phần phức tạp hơn.
- Khi sức căng của gân trịn khơng q lớn áp dụng phương pháp khâu theo nút hình chữ U. Điểm đặt của mũi kim vào và mũi kim ra cách mép gân 1cm. Khâu 2 nút vng góc với nhau hay 3 nút cách đều nhau theo thiết diện cắt ngang của gân.
- Khi sức căng của gân tròn quá lớn nếu khâu theo phương pháp trên vẫn có thể gây sứt đầu gân. Do đó phải khâu cố định sợi chỉ từ xa so với mép gân bị đứt và phân tán sức căng của nó ra nhiều điểm bằng cách khâu vịng qua vòng lại một số đường khâu trên cùng một đầu gân rồi mới thắt lại, cũng khâu 2 nút vng góc với nhau theo thiết diện cắt ngang của gân bị đứt.
5.2.5. Kết nối xương
Xương là dạng mô cứng chắc, sau khi đã chỉnh được hai đầu xương gãy tiếp giáp với nhau theo đúng trục giải phẫu của nó, chúng ta tìm cách cố định lại. Khi hai đầu xương được cố định, chúng dần liền lại với nhau nhờ sự sản sinh tế bào xương của màng xương.
* Phương pháp đóng đinh nội tủy
Đóng đinh nội tủy dùng để cố định các xương ống bị gẫy đơn giản (gẫy đôi theo chiều ngang). Sau khi đã chỉnh xương về đúng trục giải phẫu của nó, dùng đinh làm bằng thép khơng gỉ đóng vào ống xương theo trục dọc. Đinh có dạng hình trịn hay dẹp có các cỡ to nhỏ khác nhau. Sau khi xương đã liền có thể rút đinh ra hay để nguyên.
* Phương pháp bó nẹp
Phương pháp bó nẹp dùng để cố định các xương ống bị gẫy phức tạp (gẫy nát hay gẫy theo cả chiều ngang và chiều dọc), không thực hiện được phương pháp đóng đinh nội tủy. Hay dùng để cố định các xương dẹt bị gẫy
Sau khi đã chỉnh các xương về đúng trục giải phẫu của nó, dùng các nẹp bằng thép không gỉ ép theo chiều dọc của xương sau đó cố định các thanh nẹp bằng dây buộc. Việc sử dụng dây buộc có thể gây trở ngại tuần hồn máu của màng xương do đó có thể thay thế bằng các đinh ốc. Các thanh nẹp được khoan các lỗ ngang tương ứng với nhau, dùng các đinh ốc cố định chúng lại. Sử dụng đinh ốc cố định chắc chắn hơn so với buộc dây nhưng khi xương gẫy quá phức tạp không thực hiện được.
* Phương pháp bắt vít
Khi các mỏm khớp bị gẫy rời khỏi trục xương, dùng các đinh vít bằng thép khơng gỉ có độ dài tương ứng vít chúng vào.
Khi gẫy xương ống ở vị trí gần đầu xương, khơng cố định được bằng phương pháp đóng đinh nội tủy hay bó nẹp thì có thể dùng hai đinh vít cố định chúng vào trục xương từ hai phía.
* Phương pháp đóng đinh ghim
Dùng để cố định khi các xương dẹt bị nứt.
5.3. Những điểm cần chú ý khi kết nối mô bào
Trước khi khâu phải lấy hết vật lạ, mảnh tổ chức chết, máu đông, chất bẩn trong xoang vết thương, vết mổ. Vật lạ sẽ tạo ra sự ngăn cách giữa các bề mặt của thành vết thương, các lớp mơ bào khơng có điều kiện liên kết với nhau. Bản thân những vật lạ ln kích thích làm các mơ hạt phát triển thành dạng bệnh lý khơng có khả năng sẹo hóa vết thương. Tại đó có thể hình thành nên lỗ rị, làm nguy cơ nhiễm trùng càng tăng lên.
Thực hiện cầm máu hoàn toàn trong vết thương: nhất thiết phải thực hiện
cầm máu triệt để ở các mạch máu lớn bị đứt, đề phòng xuất hiện chảy máu thứ phát. Đối với các mao mạch việc cầm máu triệt để được củng cố khi thực hiện kết nối mô bào đúng đắn.
Khi khâu cố gắng đạt được sự tiếp xúc hoàn tồn giữa các lớp mơ bào trên toàn bộ độ dài vết thương nhằm tránh việc tạo thành các hang, ổ. Để đạt
được điều này, trên một vết mổ cần thực hiện nhiều đường khâu khác nhau từ trong ra ngoài, được gọi là khâu nhiều tầng.
Đề phịng sự thiếu máu ở rìa đường khâu: nút chỉ không được đặt quá sát
mép vết thương, thắt chỉ vừa phải, không dùng chỉ quá to so với độ dày của mô bào.
Tơn trọng các ngun tắc đề phịng nhiễm trùng khi khâu.
Khi khâu da xong phải sửa lại đường khâu: không để mép khâu cuộn vào
hay lộn ra, tất cả các đầu chỉ thừa đánh sang một bên, sát trùng lại toàn bộ đường khâu bằng cốn iod 5%.