VI. BĂNG BÓ 6.1 Mục đích
6.3. Các loại băng và phươngpháp băng
6.3.1. Băng dải
Băng dải được làm từ vải sợi bông tự nhiên, đã tẩm mỡ với những khổ khác nhau. Chúng thường được sản xuất với chiều rộng từ 5 – 7cm, chiều dài từ 100 – 150cm được cuộn lại thành từng cuộn, được tiệt trùng bằng phương pháp sấy khô.
Tùy thuộc vào cấu trúc của các cơ quan cần băng mà thực hiện các cách băng khác nhau. Đơn giản nhất là cách băng xoắn ốc, áp dụng trong hầu hết các trường hợp.
Các khí quan có cấu trúc hính ống (bốn chân, bốn đi) khi băng dùng phương pháp quấn xung quanh.
Đối với các cơ quan có cấu trúc khơng đồng đều về độ dày (cẳng tay, cẳng chân) sử dụng phương pháp băng gấp.
Băng số tám: cách này được sử dụng để băng ở những phần cơ thể có mặt khơng bằng phẳng như vùng khớp cườm, khớp gót.
6.3.2. Băng tấm
Do người sử dụng tự thiết kế để có kích thước phù hợp với vùng cần băng bó. Trong cùng là lớp vải gạc vơ trùng, tiếp theo là lớp bơng tự nhiên có chức năng thấm hút, ngồi cùng là lớp bảo vệ. Khi băng áp tấm băng vào vùng cần băng sau đó tìm cách cố định tấm băng.
Băng chun được sản xuất từ vải có pha sợi chun đàn hồi. Thường dùng trong các trường hợp cần băng ép. Băng chun cũng là dạng băng dải nhưng có khổ lớn hơn (chiều dài hơn 1m, chiều ngang khoảng 10cm). Khi băng dùng phương pháp băng cuốn hình xoắn ốc đơn giản.
6.3.4. Băng bột
Băng bột hay còn gọi là băng thạch cao, được sản xuất theo dạng băng dải nhưng có tẩm bột thạch cao.
Băng bột dùng để cố định trong các trường hợp gãy xương, trật khớp. Trước khi dùng ngâm cuộn băng vào trong nước. Khi băng dùng phương pháp quấn thành lớp với độ dài và dày tương ứng với mô bào cần băng. Băng xong một thời gian lớp băng khô cứng lại rất rắn chắc có tác dụng cố định xương gãy, trật khớp.
Chương II. PHẪU THUẬT NGOẠI KHOA THÚ Y I. PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT CƠ QUAN SINH SẢN 1.1. Phương pháp thiến vật nuôi