II. PHƯƠNGPHÁP PHẪU THUẬT VÙNG ĐẦU 2.1 Phương pháp cưa sừng
2.6. Phẫu thuật cắt ta
Phẫu thuật cắt tai trên thực tế phục vụ mục đích thẩm mỹ trên động vật cảnh (chó). Ngồi ra, phẫu thuật cắt tai cịn dùng để xử lý các trường hợp động vật bị cắn rách tai, hay viêm hoại tử vành tai.
2.6.1. Chuẩn bị
Cố định gia súc nằm nghiêng về một bên, tai cần cắt ở phía trên. Cắt, cạo sạch lơng vùng tai và gốc tai.
Sát trùng trong và ngồi vành tai bằng cồn iod 5%.
Gây mê, gây tê cho gia súc. Đối với phẫu thuật cắt tai, ta chỉ cần gây mê nông cho gia súc kết hợp với gây tê thấm.
2.6.2. Phương pháp phẫu thuật
Để tránh chảy máu nhiều trong quá trình phẫu thuật, người ta dùng sợi chun buộc ở gốc tai cần cắt. Hay dùng bộ kẹp tai chun dụng (có nhiều hình
dạng khác nhau) để kẹp vào tai cần cắt, vừa có tác dụng cầm máu, vừa có chức năng tạo hình đồng thời giúp người phẫu thuật dễ dàng khi thực hiện.
Các loại kẹp tai này có nhiều hình dạng, mơ phỏng các dạng tai khác nhau. Tùy theo nhu cầu của gia chủ mà sử dụng kẹp thích hợp.
Trong trường hợp khơng có bộ kẹp tiêu chuẩn thì người phẫu thuật có thể sử dụng bìa cứng tạo nên các mẫu tai.
Cắt tai theo bộ kẹp đã kẹp sẵn trên tai.
Đối với phẫu thuật cắt tai cách cầm máu tốt nhất là sử dụng pháp đốt. Kéo da phía ngồi vành tai trùm lấy sụn và vào trong vành tai, rồi khâu da tai ngoài với da tai trong. Sử dụng phương pháp khâu thùa khuy áo.
2.6.3. Hộ lý, chăm sóc
Cơng tác hộ lý chăm sóc động vật trong phẫu thuật cắt tai khơng có gi đặc biệt. Chỉ cần giữ gìn vệ sinh tốt, tránh tắm cho vật ni khi vết thương chưa lành hẳn. Sau 7 – 10 ngày có thể cắt chỉ.