Ðiều trị cục bộ

Một phần của tài liệu BAI GIANG CHUAN ngoại khoa thú y pdf (Trang 107 - 113)

- Viêm tăng cảm ứng: Đặc trưng bởi hiện tượng rối loạn chiếm ưu thế hơn

1.4.5. Ðiều trị cục bộ

*Nguyên tắc điều trị viêm

- Loại trừ nguyên nhân gây viêm - Để gia súc ở trạng thái yên tĩnh

- Chú ý đặc biệt đến hộ lý chăm sóc gia súc

* Ðiều trị bằng hoá chất .Dùng thuốc kháng viêm

Chỉ định: dùng cho mọi thể viêm nhưng thường dùng ở giai đoạn đầu của viêm cấp tính, viêm quá cấp tính để tiêu độc vùng viêm, hạn chế viêm lan tràn, giúp cho cơ thể hấp thu dịch rỉ viêm tạo điều kiện cho bệnh chóng hồi phục.

Thuốc tiêu viêm thường được dùng là dung dịch axetat chì 5%. Hoặc dùng bột chì, phèn chua, cao lanh, long não, bạc hà hỗn hợp lại thành bột tiêu viêm. Khi dùng cho nước vào thành hồ sền sệt bôi lên vùng viêm (không dùng

cho những vết thương hở). Cũng có thể dùng 3 phần hỗn hợp bột này với 7 phần vaselin làm cao tiêu viêm.

Sử dụng hydrocortisone, prednisolone, dexamethasone tiêm dưới da hay tiêm bắp 1-2 lần/ngày. Không nên sử dụng các loại thuốc này lâu ngày.

. Dùng thuốc kích thích tiêu viêm

Có hai loại thuốc kích thích: loại thuốc có kích thích nhẹ và loại thuốc kích thích mạnh. Thường dùng để điều trị viêm á cấp tính, viêm mạn tính.

Thuốc có tác dụng kích thích nhẹ gồm các loại sau:

- Cồn iod: có tác dụng tiêu độc, kích thích nhẹ, dùng để bơi vào vùng viêm.

- Hỗn hợp 4:3:1 các chất sau:

Dung dịch cồn - long não 10% 4 phần Dung dịch amoniac 10% 3 phần

Dầu thông 1 phần

Cách pha: trước tiên pha cồn - long não 10% sau đó cho dầu thơng vào để hồ tan trong cồn -long não rồi mới trộn dung dịch amoniac 10% vào. Hỗn hợp có tác dụng kích thích nhẹ, làm cho viêm á cấp tính, mạn tính chuyển thành viêm cấp tính, tăng cường tuần hồn ở cục bộ giúp tiêu viêm nhanh chóng.

Cách dùng: cắt và cạo sạch lơng vùng bị bệnh, rửa sạch bằng xà phòng và nước sạch, lau khô rồi dùng bàn chải nhúng vào dung dịch hợp chất trên xát mạnh lên vùng viêm độ 20 phút, mỗi ngày làm 2 lần.

- Ichthyol: bôi lên vùng viêm 2-3 lần/ngày hoặc dùng hỗn hợp gồm ichthyol 20g, methyl salicylate 20g, camphoral 10g, vaseline 60g.

Thuốc có tính kích thích mạnh:

Người ta hay dùng thuỷ ngân diiôdua (HgI2) dưới dạng thuốc mỡ 5-20% để điều trị viêm cơ, viêm khớp, viêm gân mạn tính. Chú ý khơng được dùng loại thuốc này để điều trị cho trâu bị vì trâu bị rất mẫn cảm với Hg và dễ bị trúng độc.

* Ðiều trị bằng phương pháp vật lý

.Thuỷ liệu pháp

Điều trị bằng nước lạnh:

Nước lạnh có tác dụng làm cho các mạch máu co lại nên có thể cầm máu, giảm tính thẩm thấu của thành mạch. Nước lạnh cịn làm giảm sự dẫn truyền

kích thích của thần kinh cảm giác, giảm đau đối với vùng viêm. Ðặc biệt giúp giảm đau trong các trường hợp viêm cấp tính như viêm móng, viêm thấp khớp cấp tính ở gia súc.

Chỉ định: nước lạnh được áp dụng điều trị trong các trường hợp viêm cấp tính ở giai đoạn đầu, viêm quá cấp tính. Ðiều trị bằng nước lạnh mỗi lần 30 phút, mỗi ngày 1-3 lần, không dùng để điều trị kéo dài.

Chống chỉ định: không dùng nước lạnh để điều trị các trường hợp tổ chức bị viêm hoá mủ, hoại tử, hoại thư, bệnh tim mạch hoặc cơ thể bị thiếu máu.

Có thể điều trị viêm bằng nước lạnh theo các phương pháp sau:

Ngâm vùng bệnh vào trong nước lạnh: trường hợp gia súc bị viêm móng

cấp tính ta có thể cho gia súc đứng ngâm chân vào nước lạnh.

Chườm nước lạnh: dùng khăn, vải nhúng vào nước lạnh hoặc túi nilông,

túi cao su đựng nước đá, chườm lên vùng bệnh cho gia súc.

Điều trị bằng nước nóng:

Dùng nước nóng có tác dụng làm sung huyết, tăng cường tuần hồn cục bộ. Do tuần hoàn cục bộ được tăng cường nên dịch rỉ viêm sẽ khuếch tán nhanh và rộng khơng tích tụ tại vùng viêm, làm giảm bớt sự kích thích của nó đối với tổ chức giúp giảm đau. Cũng do tuần hoàn cục bộ được cải thiện nên nước nóng giúp làm tăng số lượng và khả năng thực bào của bạch cầu, sức đề kháng của cơ thể tăng lên, viêm sẽ chóng hồi phục.

Chỉ định: dùng nước nóng để điều trị viêm á cấp tính và viêm mạn tính, giai đoạn cuối của viêm cấp tính. Khơng được sử dụng nước q nóng (trên 420C) để điều trị vì dễ gây bỏng cho gia súc.

Chống chỉ định: khơng dùng nước nóng để điều trị các trường hợp gia súc bị xuất huyết, khối u ác tính hoặc gia súc mắc các bệnh ngồi da như eczema, lở loét, hoại tử, hoại thư.

Ðiều trị bằng nước nóng theo các cách sau:

Chườm bằng khăn, vải gạc: lấy khăn, vải nhúng vào nước nóng đắp lên

vùng bệnh, cứ 3-5 phút thay một lần, làm trong vòng 60 phút.

Chườm bằng túi cao su: túi cao su đựng nước nóng để chườm lên vùng

bệnh cho gia súc mỗi lần 20-30 phút, mỗi ngày 3-5 lần. Phương pháp điều trị này có ưu điểm là khơng làm ướt lơng da của gia súc.

Phun hơi nóng: Dùng hơi nước được chưng cất trong các nồi cao áp, qua

thần kinh mạn tính. Khi điều trị viêm bằng phương pháp này phải có dụng cụ chun dùng (nồi chưng khí, vịi phun) phải chú ý đề phịng bỏng cho gia súc. Hơi nóng từ trong nồi chưng khí phát ra nóng từ 90-1000C. Do vậy khi điều trị vòi phun phải để cách cơ thể gia súc khoảng 50cm, mỗi lần phun từ 20-30 phút.

.Parafin liệu pháp

Trong điều trị người ta dùng parafin trắng có độ nóng chảy tại 52-550C. Trước khi điều trị bằng parafin phải cắt và cạo sạch lông vùng bệnh, bôi lên da một lớp vaselin để sau khi điều trị xong dễ bóc lớp parafin ra khỏi da. Bệnh súc phải được cố định trong giá thật chắc chắn.

Có 3 cách điều trị bằng parafin

Phết parafin lên vùng bệnh: Phương pháp này thường dùng để điều trị

cho tiểu gia súc. Ðun cho parafin nóng chảy ở nhiệt độ cần thiết, dùng chổi sơn nhúng vào parafin rồi phết một lớp mỏng lên vùng bệnh (phạm vi được phết parafin phải rộng hơn vùng bệnh một ít). Tiếp tục phết lên vùng bệnh nhiều lớp parafin, sao cho lớp parafin được phủ lên da có độ dày 1-1,5 cm. Bên ngồi lớp parafin dùng vải dầu hoặc vải gạc phủ lên rồi băng lại.

Ngâm vùng bệnh vào trong parafin nóng chảy: Phương pháp này

thường dùng để điều trị bệnh ở tứ chi. Ðun parafin nóng chảy ở nhiệt độ nhất định rồi phết một lớp mỏng lên vùng bệnh (dày khoảng 0,5cm) để đề phòng bỏng cho gia súc. Sau đó dùng vải dầu quấn xung quanh vùng bệnh hai vòng, tạo thành một khoảng trống giữa hai vịng vải dầu từ 2-3 cm. Ðun parafin nóng chảy ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ cần điều trị 10C rồi đổ vào giữa 2 vòng vải dầu, đồng thời thu hẹp vòng vải dầu lại. Bên ngồi vịng vải dầu lót bơng, sau đó dùng băng cuộn băng vùng bệnh lại.

Chườm vùng bệnh bằng vải gạc tẩm parafin: phương pháp này có thể

dùng để điều trị tất cả các vùng bệnh trên cơ thể gia súc do đó nó được dùng rộng rãi trong lâm sàng. Phết lên da vùng bệnh một lớp parafin độ 0,5cm. Sau đó dùng 5-8 lớp vải gạc tẩm vào parafin nóng chảy rồi đắp lên vùng bệnh, bên ngồi bọc một lớp bơng và vải gạc để giữ nhiệt.

Ðiều trị viêm bằng parafin theo ba phương pháp trên, mỗi ngày một lần, mỗi lần từ 1-4 giờ, mỗi liệu trình từ 10-15 ngày. Sau mỗi lần điều trị nên dùng khăn mềm lau sạch mồ hôi trên da, rồi dùng băng cuộn băng vùng bệnh lại. Ðể cho gia súc nghỉ 15-30 phút mới cho vận động.

Thường dùng parafin để điều trị trong những trường hợp: xương bị chấn thương cấp tính, mạn tính, viêm dây thần kinh, viêm gân, viêm cơ, phong thấp... Không được dùng parafin để điều trị viêm hoá mủ, hoại tử, vết thương mới...

.Quang liệu pháp

Quang liệu pháp là ứng dụng sự chiếu sáng của các tia sáng thường, tia hồng ngoại, tia tử ngoại để phòng và điều trị bệnh cho người và gia súc.

Ðèn hồng ngoại:

Dưới tác dụng của tia hồng ngoại tổ chức được sưởi ấm nên vùng bệnh như được chườm bởi hơi nóng khơ.

Khi điều trị phải để đèn cách cơ thể từ 50-70 cm, mỗi lần điều trị 20-30 phút, mỗi ngày điều trị 1-3 lần, liệu trình từ 15-18 ngày.

Chỉ định: bệnh ở thể cấp tính thì dùng lượng nhỏ, bệnh ở thể mạn tính thì dùng lượng lớn. Thường dùng tia hồng ngoại để điều trị viêm khớp, viêm cơ, viêm gân cấp tính và mạn tính; có thể dùng kết hợp với tia tử ngoại để điều trị bệnh ở thể mạn tính.

Ðèn solux:

Ðèn solux khác với đèn hồng ngoại ở chỗ đèn solux ngoài việc sản sinh tia hồng ngoại nó cịn sản sinh ra tia sáng thường và một ít tia tử ngoại. Do đó người ta coi đèn solux là một “mặt trời” nhân tạo. Nó có tác dụng tiêu viêm và giảm đau.

Chỉ định: điều trị viêm á cấp tính và viêm mạn tính. Khi điều trị mỗi ngày chiếu một lần từ 5-10 phút, 1-3 lần/ngày, liệu trình 15 ngày.

Ðèn tử ngoại:

Khi sử dụng tia tử ngoại để điều trị người ta phải xác định liều sinh vật. Liều sinh vật được tính bởi khoảng cách giữa đèn với cơ thể gia súc và thời gian đủ để cho tia tử ngoại bắt đầu có tác dụng trên cơ thể (xuất hiện những ban đỏ trên da).

Phương pháp xác định liều lượng như sau:

Trên cơ thể gia súc người ta chọn chỗ da khơng có sắc tố. Cắt và cạo sạch lơng gia súc với một diện tích 16 x 5 cm, dùng cồn 700 sát trùng. Sau đó dùng một tấm bìa đen có cắt 6 ơ hình chữ nhật bằng nhau (tổng cộng diện tích 6 ơ hình chữ nhật trên tấm bìa bằng diện tích da trên cơ thể con vật đã được cắt

lơng). Bên ngồi 6 ơ trống ta phủ bằng một tấm vải đen. Sau khi mở đèn tia tử ngoại phát sáng được 5 phút, ta kéo tấm vải đen để cho tia tử ngoại chiếu lên ô số 1 được 3 phút, kéo sang ô thứ hai được 3 phút ta lại kéo lùi tấm vải để tia tử ngoại chiếu lên ô thứ ba đúng 3 phút. Cứ lần lượt như vậy ta cho tia tử ngoại chiếu cả 6 ô trên da con vật, cộng tất cả thời gian chiếu 6 ơ là 18 phút, trong đó ơ thứ sáu được chiếu 3 phút, ô thứ nhất 18 phút rồi tắt đèn. Sau 18-24 giờ ta kiểm tra phản ứng trên da; trên da ứng với ơ nào có phản ứng viêm xuất hiện nhẹ nhất thì lấy thời gian được chiếu ở ơ đó làm đơn vị tính liều sinh vật. Ðối với điều trị toàn thân khoảng cách đặt đèn là 1m, thời gian chiếu sáng từ 3-5 phút. Khi điều trị khơng cần phải cắt lơng cho gia súc vì lơng gia súc khơng có trở ngại gì đến tác dụng của tia tử ngoại lên cơ thể gia súc.

* Xoa bóp và vận động liệu pháp

Xoa bóp có tác dụng làm tăng cường tuần hồn và q trình trao đổi chất ở cục bộ do đó làm tiêu viêm và giảm đau. Xoa bóp cịn làm cho các khớp xương hoạt động dễ dàng, tăng trương lực cơ, giúp tổ chức tái sinh nhanh.

Dùng phương pháp xoa bóp để điều trị các trường hợp sau: viêm cơ, teo cơ, viêm bao khớp, viêm bao hoạt dịch v.v...

Có thể dùng phương pháp vận động để điều trị các bệnh liệt hoàn toàn và liệt khơng hồn tồn, viêm khớp khơng hố mủ.

Dùng phương pháp vận động để điều trị có 2 cách: vận động bị động và vận động chủ động.

- Vận động bị động là người điều trị bắt gia súc phải vận động theo sự điều khiển của mình. Như cầm chân con vật lắc theo các chiều (co vào, duỗi ra, lắc qua trái, qua phải).

- Vận động chủ động là người ta dắt con vật đi lại. * Gây ngủ liệu pháp

Dùng thuốc ngủ để bảo vệ vỏ não tránh các kích đau lên thần kỉnh trung ương.

Bromua natri 10% tiêm tĩnh mạch 1-2 lần/ngày. Đại gia súc liều 50-100 ml, tiểu gia súc 5-10 ml; dùng trong 3 ngày đầu, những ngày tiếp theo liều lượng bằng 1/2 liều ban đầu.

Aminazin tiêm dưới da, tiểu gia súc: 0.5-1 mg/kg TT, đại gia súc 1-2.5 mg/kg TT.

* Phương pháp phong bế

Nguyên lý của phương pháp này là dùng các thuốc tê (novocain, lidocain,…) phóng bế xung quanh tổ chức viêm, cắt đứt những dẫn truyền bệnh lý từ tổ chức viêm về các trung khu thần kinh, giúp làm yên tĩnh và bảo vệ hệ thần kinh. Mặt khác khi novocain được đưa vào trong cơ thể nó phân giải tạo thành Para Amino Benzoic Acid (PABA) là chất cấu tạo lên acid folic yếu tố cần thiết cho quá trình tạo mới các tế bào tổ chức.

Một phần của tài liệu BAI GIANG CHUAN ngoại khoa thú y pdf (Trang 107 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(185 trang)
w