- Đặt băng có đai hay khung sắt
3.4. Viêm móng cấp tính 1 Khái niệm
3.4.1. Khái niệm
Viêm móng thường xảy ra nhất ở bị, ngựa, lợn.
Móng bị viêm cấp tính bao gồm phần da, phần sụn móng; viêm thường xảy ra ở chân trước hơn là chân sau, đầu móng, thành móng bị nặng hơn phần gót.
3.4.2. Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm móng
* Nguyên nhân do thức ăn
Gia súc ăn cỏ nhưng cho nhiều thức ăn giàu đạm như: các loại đạm động vật, các loại đậu làm cho sự tiêu hoá của dạ dày và ruột bị rối loạn, chất đạm không được tiêu hố hồn tồn sản sinh ra nhiều histamin được ruột hấp thu vào máu kích thích khí quan nội cảm làm cho trung khu vận mạch thay đổi, mạch máu bị giãn ra gây ứ máu ở móng, tính thẩm thấu thành mạch tăng lên làm nước trong mạch máu thấm ra gây sưng vùng móng.
* Gia súc làm việc quá sức
Gia súc làm việc quá sức, thể lực tiêu hao nhiều, các loại axit hữu cơ (axit lactic) được sản sinh ra, tích tụ nhiều cũng kích thích gây viêm.
* Gia súc làm việc trên đường gồ ghề
Gia súc làm việc trên vùng gồ ghề, đất đá lởm chởm móng bị va vào những cục đất đá cũng gây ra viêm móng.
Bệnh phát sinh một cách đột ngột, thường bị hai chân.
Nếu bị ở móng hai chân trước: con vật đứng gót chân chạm xuống mặt đất, mũi móng hở lên trên. Hai chân sau đưa về phía trước chịu tồn bộ sức nặng của cơ thể, đầu ngẩng cao, cổ vươn về phía trước, lưng cong lại.
Khi con vật bị bệnh ở hai chân sau: khi đứng hai chân trước đưa về phía sau để chịu sức nặng của cơ thể, đầu con vật cúi xuống, hai chân sau của nó đưa về phía trước dùng gót móng chạm đất, mũi móng ngửa lên trên mặt đất.
Nếu cả bốn chân bị bệnh con vật không đứng được, nằm phủ phục dưới đất.
Sờ nắn ở vùng móng thấy nhiệt độ tăng cao, rất mẫn cảm, động mạch ngón chân đập mạnh.
Bệnh nặng thì nhiệt độ cơ thể tăng cao, tim đập nhanh hô hấp nhanh, niêm mạc mắt bị sung huyết.
Con vật ăn uống kém, thường gia súc ở trạng thái không yên, dễ ra mồ hôi.
3.4.4. Điều trị
Loại trừ nguyên nhân gây viêm. Thay đổi khẩu phần ăn.
Để giảm bớt hiện tượng sung huyết có thể tiêm bớt máu ở tĩnh mạch bệnh súc (nhất là đối với ngựa) từ 1-3lít.
Sau đó tiêm vào tĩnh mạch gia súc 500ml máu cùng loài hoặc tiêm vào dưới da 100ml khác loài.
Viêm ở giai đoạn đầu dùng nước đá, nước lạnh để chườm lên móng cho bệnh súc hoặc ngâm chân gia súc vào nước lạnh.
Làm giảm bớt tính thẩm thấu của thành mạch bằng cách tiêm Calci chlorua 10% vào tĩnh mạch cho gia súc từ 100-150ml, mỗi ngày tiêm 1 lần, tiêm trong vịng 3-5 ngày.
Có thể dùng pillocarpin tiêm vào dưới da cho bệnh súc hoặc natri xalicilat pha thành dung dịch 10% tiêm vào tĩnh mạch từ 100-150ml cho đại gia súc để hạ sốt và giảm đau.
` Khi cịn ở giai đoạn viêm cấp tính có thể dùng các loại thuốc tiêu viêm và cao ichthyol để xoa bóp vùng gờ móng 1-3 lần trong ngày.
Phóng bế thần kinh bàn bằng novocain kết hợp với kháng sinh. Dùng phương pháp băng ép.