mủn.
Dùng vải gạc tẩm nước muối sinh lý lót dưới đoạn ruột thỉnh thoảng tưới nước sinh lý lên đoạn ruột đưa ra ngồi để tránh bị khơ. Dùng panh cặp ruột hoặc panh cặp máu (có đệm ống cao su để kẹp hai đầu của đoạn ruột hoại tử).
Chú ý: Khi kẹp phải lấn sang phần ruột bình thường khoảng 2- 3cm. Mỗi
đầu kẹp hai chiếc panh, cách nhau 3cm. Dùng chỉ tơ nhỏ thắt các mạch máu màng treo ruột của đoạn bị cắt. Sau đó dùng kéo cắt bỏ đoạn ruột hoại tử, vết cắt ở giữa hai panh kẹp ruột mỗi đầu.
Cách nối ruột: Tuỳ từng trường hợp mà ta có thể áp dụng một trong các phương pháp nối ruột sau:
- Tận nối tận: Áp dụng để nối những đoạn ruột cùng đường kính. Thường được dùng trong thú y.
- Tận nối bên: Dùng để nối ruột non với ruột già.
- Bên nối bên: Dùng nối khơng tràng với hồi tràng, ít dùng trong thú y. Áp sát hai tiết diện cắt của đoạn ruột lại với nhau, rồi tiến hành khâu nối
lại bằng phương pháp khâu vắt và khâu gấp mép.
Chú ý: Khi khâu gấp mép không nên gấp quá nhiều sẽ làm hẹp xoang
ruột, dễ gây tắc ruột sau khi phẫu thuật.
Khâu nối xong, tháo các panh kẹp ruột đồng thời dùng tay dồn chất chứa bên trong ruột đi qua chỗ nối, nếu chất chứa qua một cách dễ dàng là được. Sau đó khâu màng treo ruột, theo phương pháp khâu vắt.
Trong khi khâu nối ruột, ta phải thường xuyên nhỏ nước sinh lý lên đoạn ruột bị đưa ra ngoài vết mổ.
Trước khi cho ruột vào trong xoang phúc mạc cần phải kiểm tra độ kín của vết khâu và cho 10ml dầu long não, dầu cá hay dầu parafin để giúp cho ruột trơn dễ nhu động, tránh hiện tượng dính ruột. Cho thuốc kháng sinh vào xoang phúc mạc rồi khâu phúc mạc bằng phương pháp khâu vắt. Rửa sạch vết mổ bằng dung dịch thuốc sát trùng. Khâu các lớp cơ vách bụng bằng phương pháp khâu từng nút. Cho thuốc kháng sinh hoặc bột sulfamid vào vết mổ rồi khâu lại da.
3.3.3. Hộ lý, chăm sóc
Tiêm kháng sinh liều cao cho gia súc từ 5- 7 ngày để đề phòng nhiễm trùng.
Tiêm oxytocine để giúp cho ruột nhu động dễ dàng, để đề phịng ruột bị dính.
Cho gia súc ăn thức ăn loãng, dễ tiêu.
Theo dõi trạng thái toàn thân của gia súc: gia súc ăn uống, nhiệt độ cơ thể bình thường, phân khơng táo bón là tiên lượng tốt.
3.4. Phương pháp điều trị lòi trực tràng
Trực tràng bị lịi ra ngồi nếu phát hiện kịp thời, có thể đưa vào một cách dễ dàng. Nếu để lâu, đoạn trực tràng lòi ra sẽ bị tổn thương dẫn đến nhiễm trùng, thủy thũng không thể đưa vào được do đó phải cắt bỏ. Lịi trực tràng lịi ra ngoài thường gặp ở ngựa và lợn.
3.4.1. Phương pháp đưa trực tràng vào vị trí cũ
* Chuẩn bị