Ðiều trị vết thương mới:

Một phần của tài liệu BAI GIANG CHUAN ngoại khoa thú y pdf (Trang 136 - 137)

Xử lý cơ giới: mở rộng ngay những vết thương sâu, miệng hẹp, nhất là

những vết thương nghi nhiễm vi khuẩn yếm khí. Cắt bỏ từng phần vết thương, nhằm đơn giản hóa vết thương; thanh tốn các hang, ổ, túi nếu có; cắt bỏ những mơ bào khơng có khả năng sống. Cắt bỏ toàn bộ vết thương được chỉ định khi vết thương nhiễm độc hay quá nhiễm bẩn; khi cắt bỏ sao cho không gây khuyết mô bào quá lớn, không làm tổn thương thần kinh và mạch máu lớn. Khi xử lý chú ý các biện pháp cầm máu triệt để.

Xử lý hóa học: đây là phương pháp phổ biến nhất. Ðối với tất cả các vết

thương đều có thể dùng phương pháp này. Các hoá chất thường được dùng là: cồn iod 5%, KMnO4 0,1%, NaCl 5%, rivanol 0,3%, H2O2 3% hay nước muối

sinh lý có pha thêm kháng sinh dùng để rửa vết thương. Ngồi ra có thể cho bột kìm khuẩn vào trong xoang vết thương: bột kháng sinh, bột sulfamid hay hỗn hợp sulfamid 9 phần + iodoform 1 phần.

Bên cạnh việc sử dụng các thuốc sát trùng cần phải hiểu rằng: thuốc tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh thì cũng gây hại cho tế bào tổ chức, mức độ ảnh hưởng của các tế bào tổ chức bao giờ cũng lớn hơn so với vi khuẩn do vi khuẩn có màng vững chắc hơn so với màng tế bào, vì vậy phải chọn những thuốc sát trùng, hố chất ít độc nhất đối với tế bào tổ chức.

Khâu vết thương: nếu xét thấy vết thương sau khi xử lý ngoại khoa, thỏa

mãn 5 điều kiện của dạng lành thời kỳ I thì chỉ định khâu kín hay cịn gọi là khâu “thật”. Nếu không thỏa mãn điều kiện của dạng lành thời kỳ I thì “khâu tạm” hay “khâu giả” nhằm thu hẹp độ hở của vết thương; xoang vết thương rộng cần đặt dẫn lưu nhằm đảm bảo cho sự thoát dịch tự do. Khi thực hiện “khâu tạm” cần phải xử lý hàng ngày: lấy dẫn lưu cũ, rửa vết thương, cho bột kìm khuẩn, thay dẫn lưu mới; tiến hành như vậy cho đến khi vết thương xuất hiện hàng rào hạt lành mạnh.

Một phần của tài liệu BAI GIANG CHUAN ngoại khoa thú y pdf (Trang 136 - 137)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(185 trang)
w