- Đặt băng có đai hay khung sắt
5. BỆN HỞ DA, MẠCH MÁU 1 Mụn nước (Eczema)
5.1. Mụn nước (Eczema)
Mụn nước thường thấy ở chó, mèo, ngựa, các lồi gia súc khác ít gặp.
5.1.1. Nguyên nhân
* Nguyên nhân bên ngoài
Do các nhân tố cơ giới kích thích lên da (ruồi, muỗi, ve, mịng đốt).
Kích thích do ánh sáng: ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào da, trong ánh sáng mặt trời có tia tử ngoại là nhân tố gây mụn nước nếu tác dụng với cường độ mạnh.
Kích thích do hố chất: nếu gia súc được tắm chải bằng nước xà phòng nhiều lần, mỗi lần tắm khơng giội rửa sạch xà phịng cũng gây nên mụn nước.
Khi điều trị bệnh ngoài da, viêm dây thần kinh, chấn thương thần kinh bằng các loại thuốc có tính kích thích mạnh đối với da như thuốc mỡ thuỷ ngân, thuốc mỡ iod,... cũng gây bệnh mụn nước trên da cho gia súc.
Gia súc ra nhiều mồ hôi đọng lại trong các nếp nhăn của da, trong lỗ chân lơng kích thích gây mụn nước trên da.
Da của gia súc thường xuyên bị kích thích bởi các chất phân tiết như mủ, nước tiểu, phân cũng gây nên eczema.
Do lông da của gia súc quá bẩn, khi da bị xây xát vi sinh vật xâm nhập vào cũng gây nên bệnh mụn nước.
* Nguyên nhân bên trong
Chủ yếu do cơ năng phòng vệ da bị phá hoại. Sự trao đổi chất bị rối loạn làm cho cơ năng bài tiết của các tuyến dưới da bị trở ngại. Ngược lại có khi sự phân tiết của các tuyến dưới da quá mạnh; mồ hôi và các chất nhờn trong cơ thể được bài tiết q nhiều, ra ngồi khơng khí chúng đơng lại dính bết vào lơng, các chất bẩn như bụi bặm, phân dính vào tạo thành chất kích thích làm da phát sinh bệnh.
Eczema có liên quan chặt chẽ với cơ năng hoạt động của các cơ quan nội tạng như: gan, thận, dạ dày, ruột,... Khi các tuyến nhờn và mồ hôi của da bài tiết, chúng có thể làm cho những sản vật có hại của q trình trao đổi chất trở thành vơ hại. Đặc biệt khi các khí quan nội tạng như ruột, gan, dạ dày, thận bị bệnh thì tác dụng giải độc của da càng có ý nghĩa quan trọng.
Trong trường hợp bình thường, khi ruột hấp thu thức ăn thì niêm mạc ruột có tác dụng ngăn cản và lọc chất độc khơng cho chất độc thấm vào máu. Ruột bị bệnh thì chất độc thấm qua niêm mạc vào máu, vào gan. Nếu gan bình thường thì nó có khả năng trung hồ chất độc. Gan bị bệnh thì chất độc cơ thể theo máu vào các khí quan và da. Da bình thường sẽ trung hoà chất độc và thải chất độc ra ngồi. Nếu da khơng bình thường (da khơ, đàn tính kém, da q bẩn) sẽ làm cho mồ hôi và chất nhờn khơng thốt ra được gây kích thích sinh ra bệnh. Do đó nếu gia súc mắc các bệnh về đường tiêu hố như: táo bón, viêm dạ dày, viêm ruột mạn tính, viêm gan, viêm thận, trúng độc dễ bị kế phát bệnh mụn nước.
5.1.2. Triệu chứng
Đầu tiên trên da xuất hiện những vết ban đỏ bằng đầu đinh sau đó lớn dần thành những mụn to bằng hạt đậu xanh, hình thành những mụn nước; trong đó chứa nước trong sau đó vỡ ra, đóng vảy và bong tróc tạo thành những nốt loét màu đỏ nhớp nháp tập trung thành từng mảng.
Nếu bị nhiễm trùng kế phát thì những mụn nước sẽ trở thành những mụn chứa đầy mủ. Trong trường hợp này gia súc sẽ rất ngứa ngáy, chúng thường cọ xát làm cho các bọc nước bị vỡ, mủ và tương dịch chảy ra gây lở lt hay khơ đóng lại thành vảy.
Nếu gia súc bị eczema do thần kinh thì bệnh phát sinh có tính đối xứng. Ở thể cấp tính thì nhiệt độ cơ thể bệnh súc tăng so với bình thường từ 0,5- 10C.
Do các đầu mút thần kinh cảm giác ở da bị kích thích nên con vật có cảm giác ngứa ngáy khơng n, thường xun ở trạng thái hưng phấn nên ăn uống kém, cơ thể bị tiêu hao, gầy yếu, suy kiệt, gia súc cho sữa thì lượng sữa bị giảm thấp rõ rệt. Đôi khi con vật có triệu chứng thần kinh (con vật bị hưng phấn, co giật).
5.1.3. Điều trị
- Kết hợp giữa điều trị loại trừ nguyên nhân với điều trị triệu chứng.
- Cho gia súc nghỉ ngơi yên tĩnh, giảm bớt các kích thích với cơ thể. Thần kinh căng thẳng bệnh trở nên nặng thêm.
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích, khơng cho ăn các thức ăn gây dị ứng.
- Điều trị phối hợp giữa cục bộ và toàn thân.
* Điều trị toàn thân
Sử dụng các chất kháng histamin hay giảm cảm ứng:
- Dimedron 0,3 – 0,5g, cho uống ngày 1 lần trong vòng 2 tuần. - Dùng dexamethasone hay hydrocortisone tiêm bắp.
- Vitamin C: tiêm tĩnh mạch với gia súc lớn 1g/lần; gia súc nhỏ 0,1g/lần, ngày một lần trong 2 – 3 tuần.
- CaCl2 10% tiêm tĩnh mạch tiêm ngày 1lần trong 2 – 3 tuần.
- Dùng novocain 0,25% tiêm tĩnh mạch; gia súc nhỏ 5-10ml, gia súc lớn 100ml.
Nếu gia súc có hiện tượng ngứa ngáy, hưng phấn thì dùng các loại thuốc an thần như dung dịch Natri bromua 10% tiêm tĩnh mạch trong 4-5 ngày. Ngồi ra có thể dùng glucoza ưu trương tiêm tĩnh mạch để bổ sung dinh dưỡng, giúp gan tăng khả năng giải độc.
- Dùng kháng sinh điều trị nếu có hiện tượng nhiễm trùng rõ rệt.
* Điều trị cục bộ
Cắt sạch lơng, rửa sạch vùng bệnh, tìm diệt ký sinh.
Dùng các loại thuốc sát trùng, se da: acid tanic 3%, nitrat bạc 2%, cồn blue methylen 2%, cồn tím giemsa 2%. Bơi lên vùng tổn thương 2 – 3 lần/ngày.
Phóng bế bằng novocain + kháng sinh hay hydrocortisone.
Dùng thuốc bôi vào vùng tổn thương: oxit kẽm 20g + bột tale 20g + glyxerin 30g + nước cất 30ml, dùng 2 – 3 lần/ngày.
5.2. Bệnh viêm tĩnh mạch 5.2.1. Nguyên nhân 5.2.1. Nguyên nhân
Do tổ chức xung quanh tĩnh mạch bị viêm hoá mủ rồi viêm lan đến tĩnh mạch. Các bệnh truyền nhiễm hoặc nhiễm trùng trong máu có vi khuẩn khu trú tại các van của tĩnh mạch gây viêm tĩnh mạch.
Gia súc bị bệnh khi điều trị bằng phương pháp tiêm thuốc vào tĩnh mạch, kỹ thuật tiêm không tốt đâm kim vào tĩnh mạch nhiều lần gây tổn thương tĩnh mạch hoặc tiêm các loại thuốc có tính kích thích mạnh (calci chlorua,
chloralhydrat) bị lọt ra ngoài gây viêm tổ chức quanh tĩnh mạch dẫn đến viêm tĩnh mạch. Ở đại gia súc hay bị viêm tĩnh mạch cổ.
5.2.2. Triệu chứng
Về mặt lâm sàng có hai trường hợp: viêm tĩnh mạch hố mủ và viêm tĩnh mạch huyết khối (có cục máu đơng trong tĩnh mạch).
Viêm tĩnh mạch hoá mủ: tĩnh mạch bị sưng to nổi lên cứng như sợi dây
thừng, sờ vào tĩnh mạch thấy nóng, con vật có phản ứng đau. Xung quanh tĩnh mạch bị thuỷ thũng lan rộng, bên ngồi có thể hình thành áp xe (viêm do tiêm các loại thuốc có tính kích thích mạnh lọt ra ngồi); phần tĩnh mạch phía trên áp xe (về phía đầu của gia súc) phình to, phần phía dưới (phía thân gia súc) tĩnh mạch bị xẹp. Gia súc có thể có triệu chứng tồn thân, nhiệt độ cơ thể tăng cao, tinh thần mệt mỏi, ăn uống kém hoặc bỏ ăn, dễ dẫn đến bị trúng độc toàn thân.
Viêm tĩnh mạch huyết khối: do mạch máu bị biến tính (vách mạch máu xù
xì) lưu lượng máu chậm nên máu trong tĩnh mạch dễ hình thành huyết khối. Những cục máu đông sẽ gây tắc các mạch máu gây hoại tử các bộ phận do mạch ấy chi phối.
5.2.3. Điều trị
Trường hợp viêm tĩnh mạch hình thành cục máu đơng người ta có thể dùng phương pháp điều trị bằng sinh học.
Cách làm: cắt, cạo sạch lông trên da vùng tĩnh mạch bị viêm, dùng nước đường bơi lên da sau đó bắt đỉa (đỉa được ni dùng trong y học) bỏ vào trong lọ, áp miệng lọ có đựng đỉa vào da vùng tĩnh mạch bị viêm để đỉa hút máu (cách 5cm đặt một con đỉa). Đỉa hút no máu rồi tự rơi ra (mỗi con đỉa có thể hút được từ 10 – 15ml máu).
Nếu bị viêm tĩnh mạch hố mủ thì khơng được dùng đỉa để điều trị vì khi đỉa hút máu tiết hyrudin để chống đơng máu đồng thời nó cũng làm tăng hoại tử của tổ chức. Do đó phương pháp duy nhất để trị viêm tĩnh mạch hoá mủ là dùng phẫu thuật cắt bỏ đoạn tĩnh mạch bị viêm.
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
PHẦN 1 THỰC HÀNH NGOẠI KHOA THÚ Y 5
CHƯƠNG 1. KỸ THUẬT CƠ BẢN CỦA NGOẠI KHOA THÚ Y 5
I. PHƯƠNG PHÁP CỐ ĐỊNH GIA SÚC 5
1.1. Một số lưu ý khi cố định gia súc 5
1.2. Phương pháp cố định 5
II. ĐỀ PHÒNG NHIỄM TRÙNG KHI PHẪU THUẬT 13
2.1. Khái niệm nhiễm trùng 13
2.2. Tác nhân thúc đẩy nhiễm trùng 13
2.3. Chuẩn bị nhân sự 14
2.4. Chuẩn bị địa điểm phẫu thuật 16
2.5. Chuẩn bị động vật phẫu thuật 18
2.6. Chuẩn bị dụng cụ 21
2.7. Chuẩn bị y phục 26
2.8. Chuẩn bị thuốc và hóa chất 27
2.9. Sắp xếp thời gian 27
2.10. Hộ lý, chăm sóc vật ni 27
III. GÂY MÊ, GÂY TÊ 28
3.1. Gây mê 28
3.1.1. Khái niệm 28
3.1.2. Phân loại 29
3.1.3. Yêu cầu của thuốc gây mê 30
3.1.4. Một số loại thuốc mê thường dùng 30
3.1.5. Thuốc tiền mê 32
3.1.6. Quá trình mê 33
3.1.7. Một số chú ý khi gây mê vật nuôi 34
3.1.8. Phương pháp gây mê cho vật nuôi 35
3.2. Gây tê 38
3.2.2. Các phương pháp gây tê 39
IV. CHẢY MÁU VÀ CẦM MÁU 42
4.1. Các dạng chảy máu 43
4.2. Đề phòng mất máu nhiều khi phẫu thuật 44
4.3. Phương pháp cầm máu khi phẫu thuật 45
V. KẾT NỐI MÔ BÀO 47
5.1. Dụng cụ và nguyên liệu 47
5.2. Các phương pháp kết nối mô bào 49
5.3. Những điểm cần chú ý khi kết nối mô bào 54
VI. BĂNG BĨ 55
6.1. Mục đích 55
6.2. Ngun tắc 56
6.3. Các loại băng và phương pháp băng 56
CHƯƠNG II. PHẪU THUẬT NGOẠI KHOA THÚ Y 58