BỆN HỞ MẮT 1 Viêm kết mạc

Một phần của tài liệu BAI GIANG CHUAN ngoại khoa thú y pdf (Trang 175 - 178)

- Đặt băng có đai hay khung sắt

4. BỆN HỞ MẮT 1 Viêm kết mạc

4.1. Viêm kết mạc 4.1.1. Nguyên nhân

Bệnh viêm kết mạc mắt ở gia súc thường do tổn thương cơ giới, bị đánh đập trúng vào mắt, các vật lạ rơi vào mắt hay các hoá chất bắn vào mắt.

Kế phát do các bệnh truyền nhiễm hay ký sinh trùng (dịch tả, tụ huyết trùng, tiên mao trùng,...).

Những tổ chức gần mắt bị viêm làm viêm lan đến kết mạc mắt.

4.1.2. Triệu chứng

Trường hợp viêm kết mạc cấp tính hai mí mắt con vật sưng, kết mạc mắt bị sung huyết màu đỏ bầm, gia súc sợ ánh sáng, mắt nhắm nghiền. Nước mắt chảy ra lúc đầu trong, loãng sau đó đục và đặc như mủ.

Viêm kết mạc ở thể mạn tính mắt ít sưng hơn, nước mắt chảy ra nhiều, thường xuyên có dử mắt. Do kết mạc mắt bị kích thích bởi dịch viêm nên mắt con vật ngứa ngáy khó chịu. Gia súc thường dùng móng chân sau dụi vào mí mắt làm cho kết mạc bị xây xát, mí mắt bị nhiễm trùng kế phát, viêm tăng sinh làm hai mí mắt lộn ra ngồi như hai cục thịt thừa che kín hồn tồn giác mạc. Viêm kết mạc mắt cấp tính cũng như mạn tính nếu khơng kịp thời điều trị sẽ viêm lan đến giác mạc gây mù hoàn toàn.

4.1.3. Điều trị

Trường hợp gia súc bị viêm kết mạc cấp tính ở giai đoạn đầu có thể dùng phương pháp chườm lạnh để điều trị. Hay dùng novocain 0,25% + kháng sinh

tiêm vào hố thái dương hoặc buồng sau nhãn cầu liều lượng 10 – 15 ml tùy lồi gia súc.

Nếu mắt có nhiều dử có thể sử dụng các dung dịch sau để rửa mắt cho gia súc: axit boric 5% pha với dung dịch NaCl 0,9% hay dung dịch NaCl 0,9% kết hợp penicilline. Sau đó dùng dung dịch sau để nhỏ mắt

Axit boric 0,3g Sulfat kẽm 0,1g

Dung dịch adrenalin 0,1% 2 ml Novocain 0,1 % 2ml

Nước cất 10 ml

Pha thành dung dịch và tiêu độc, nhỏ vào mắt gia súc ngày 1-2 lần. Kết hợp với nhỏ mắt bằng dung dịch kháng sinh.

Trường hợp viêm kết mạc mạn tính sau khi dùng dung dịch acid boric 5% hay nước muối sinh lý rửa sạch mắt có thể dùng dung dịch AgNO3 2% để nhỏ vào mắt cho gia súc.

Nếu gia súc viêm kết mạc mắt tăng sinh, sau khi rửa sạch mắt bằng các dung dịch thuốc sát trùng như trên, dùng novocain 1% gây tê thấm vào mí mắt rồi dùng dao, kéo vơ trùng cắt bỏ tồn bộ phần tổ chức liên kết tăng sinh của kết mạc. Dùng vải gạc vô trùng hoặc bông tẩm adrenalin 0,1% ép chặt vào mí mắt độ 1 phút sẽ cầm máu (chú ý phải cắt thật triệt để, khơng được để sót; nếu cịn sót phải tiến hành phẫu thuật lần nữa đến khi kết mắt bình thường mới thơi).

Sau khi phẫu thuật, hàng ngày dùng dung dịch penicillin hoặc các loại thuốc khác như: streptomycin, tobramycin để nhỏ mắt cho gia súc.

4.2. Viêm giác mạc 4.2.1. Nguyên nhân 4.2.1. Nguyên nhân

Do gia súc bị đánh trúng vào mắt hoặc bị vật cứng chọc vào mắt, các vật lạ rơi vào mắt hay bị các hoá chất, thuốc diệt ký sinh trùng bắn vào mắt (thuốc diệt ve, thuốc điều trị ghẻ, nấm,...).

Bị các bệnh truyền nhiễm và ký sinh trùng gây viêm kế phát. Ngoài ra gia súc bị viêm kết mạc điều trị không kịp thời và không đúng phương pháp cũng dẫn đến viêm giác mạc.

Ở giai đoạn viêm cấp tính mắt con vật bị sưng rất nặng, áp lực nhãn cầu tăng, con vật sợ ánh sáng; chảy nước mắt đặc, đục như mủ; kết mạc mắt sung huyết đỏ bầm. Giác mạc bị sung huyết, trên giác mạc có nhiều mạch máu mới hình thành. Bệnh kéo dài hoặc điều trị không đúng phương pháp giác mạc xuất hiện màu trắng đục như cùi nhãn (hoặc như bọt thuỷ tinh) mắt con vật bị mất phản xạ với kích thích bên ngồi hoặc bị mù hồn tồn.

Thể mạn tính: giác mạc trong suốt, có ánh xanh nhưng vật ni khơng thể nhìn thấy

4.2.3 Tiên lượng

Khi giác mạc đã bị viêm dẫn đến đục như cùi nhãn nhưng vẫn còn trong giai đoạn viêm cấp tính (cịn chảy nước mắt, cịn hiện tượng sung huyết) dùng tay kích thích bên ngồi mắt con vật cịn có phản xạ thì cịn khả năng điều trị được. Nếu giác mạc bị kéo màng nhưng có màu trắng trong suốt thì hết hy vọng điều trị khỏi.

4.2.4. Điều trị

Viêm cấp tính: dùng phương pháp chườm lạnh, sau đó chuyển sang

chườm nóng. Dùng các dung dịch axit boric 5% rửa sạch mắt rồi dùng các loại đơn thuốc sau để nhỏ vào mắt:

Axit boric 0,3g Novocain 0,1% 10ml Atropin sulfat 0,1% 10 ml

Hỗn hợp thành dung dịch, tiêu độc, nhỏ vào mắt cho gia súc mỗi ngày 1-2 lần. Nhỏ các loại thuốc như: tetracyclin, penicillin với dùng dung dịch novocain 1% kết hợp với penicillin (novocain 1% 10-20 ml, penicillin 2- 3.000.000 UI) phong bế vào hố thái dương mỗi ngày 1 lần, liên tục 3-5 ngày).

Viêm á cấp tính:

Ngựa bị viêm giác mạc kéo màng đục có thể dùng đơn sau: Calomel 1 phần

Saccharid 1 phần

Hỗn hợp thành thuốc bột, thổi vào mắt cho ngựa mỗi ngày 1 lần, liên tục trong 5-7 ngày. Đơn thuốc này khơng được dùng cho trâu bị vì trâu bị rất mẫn cảm với Calomel.

Trâu bò: dùng 3-4 vỏ ốc nhồi rửa sạch đốt thành than rồi tán mịn và thổi vào mắt ngày một lần, liên tục từ 5-7 ngày. Đây là phươngpháp điều trị vừa đơn giản, vừa đạt hiệu quả cao, được dùng rộng rãi trong thực tế sản xuất. Cũng có thể dùng bột vỏ ốc nhồi đề điều trị viêm giác mạc kéo màng cho ngựa.

Một phần của tài liệu BAI GIANG CHUAN ngoại khoa thú y pdf (Trang 175 - 178)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(185 trang)
w