nước sạch và lau khơ sau đó sát trùng bằng cồn iod 5%.
Dùng dung dịch thuốc tím 0,1% hay dùng phèn chua 5% để rửa trực tràng lịi ra sau đó bơi lên dung dịch glyxerin iod 20%.
Trước khi thao tác đưa trực tràng vào, móng tay người thao tác phải được cắt ngắn và rũa bằng để tránh gây tổn thương trực tràng.
* Phương pháp phẫu thuật
Dùng hai ngón cái bắt đầu ấn từ mép của hậu môn, đẩy dần từ trong ra ngoài đến khi đưa toàn bộ trực tràng lịi ra vào hết trong hậu mơn. Đối với ngựa khi thao tác cần có người phụ, đỡ phần trực tràng lịi ra để dễ ấn vào hơn. Khi đã đưa tồn bộ trực tràng vào trong hậu mơn ta cho tay vào trong hâu mơn, đẩy nhẹ từ ngồi vào trong để đưa niêm mạc trực tràng về vị trí cũ, tránh gây hiện tượng lồng vào nhau. Để đề phòng bệnh tái phát, có thể tiến hành khâu mép hậu mơn theo phương pháp khâu rút túi.
Dùng chỉ tơ số 3 để khâu, mũi kim cách mép hậu môn 0,5 cm. Khi khâu, ta dùng ngón tay giữa cho vào trong hậu mơn để cảm giác được độ sâu của kim đâm vào vách hậu môn. Mũi kim chỉ được phép đâm qua: da, cơ của hậu môn; không được phép đâm vào xoang hậu môn. Các mũi kim cách nhau 1 – 2 cm. Chú ý không nên thắt chỉ quá chặt, đảm bảo gia súc cịn có khả năng thải phân.
* Hộ lý, chăm sóc
Trong 2 – 3 ngày đầu, dùng nước ấm pha với kháng sinh thụt trực tràng đề phòng nhiễm trùng và giúp gia súc thải phân dễ dàng.
Không cho gia súc ăn thức ăn có tính kích thích mạnh, làm tăng nhu động trực tràng. Cho gia súc ăn thức ăn lỗng, dễ tiêu hóa.
* Chuẩn bị
Các bước cố định gia súc, gây tê, vệ sinh cũng giống như trong phương pháp đưa trực tràng vào trong hậu môn.
* Phương pháp phẫu thuật
Trước tiên dùng kim thẳng dài và chỉ tơ thật chắc xun qua tồn bộ phần trực trang lịi ra từ trên xuống dưới, sát với mép hậu môn. Dùng sợi chỉ thứ 2 xuyên từ trái qua phải sao cho hai sợi chỉ tạo thành hình chữ thập.
Dùng dao cắt bỏ đoạn trực tràng lòi ra, cách hai sợi chỉ đã khâu từ trước 0,5 – 1 cm về phía ngồi. Dùng vải gạc vô trùng ép chặt lên vết cắt để cầm máu. Dùng panh kéo hai sợi chỉ đã khâu ban đầu ra và cắt ở điểm giao nhau giữa hai sợi chỉ, ta sẽ có bốn sợi chỉ khâu ở bốn góc đối xứng nhau đơi một. Lần lượt thắt 4 sợi chỉ lại để cố định niêm trực tràng với cơ trực tràng.
Sử dụng chỉ tiêu khâu cơ trực tràng bằng phương pháp khâu từng nút, lớp niêm mạc khâu bằng đường may vắt. Khâu xong mở bốn nút chỉ cố định. Bôi mỡ kháng sinh lên thiết diện cắt và đút vào trong hậu mơn.
* Hộ lý, chăm sóc
Trong 2 – 3 ngày đầu dùng nước ấm pha với kháng sinh thụt trực tràng để tránh nhiễm trùng và giúp gia súc thải phân dễ dàng.
Khơng cho gia súc ăn thức ăn có tính kích thích mạnh, làm tăng nhu động trực tràng.
Cho gia súc ăn thức ăn lỗng, dễ tiêu hóa.
3.5. Phẫu thuật bàng quang
- Chỉ định: Phẫu thuật bàng quang được chỉ định trong các trường hợp sỏi
bàng quang hay bàng quang bị vỡ do tai nạn.
Thông thường các bệnh lý trên hay gặp ở chó, mèo.
- Chuẩn bị: Cố định gia súc nằm ngửa. Cạo sạch lông vùng bụng trên và bụng dưới kể cả lông trùm bao dương vật. Rửa sạch vùng bụng bằng xà phịng và nước sạch sau đó sát trùng bằng cồn iod 5%.
Phẫu thuật tiến hành trong điều kiện gây mê tồn thân hoặc gây tê vùng khum-đi bằng Novocain 2% hay Idocain 2% kết hợp gây tê thấm tại cục bộ.
Trước khi phẫu thuật phải giải thoát nước tiểu trong bàng quang bằng cách thông niêu đạo hay ép vào phần bụng dưới cho nước tiểu chảy hết ra ngồi.
- Phương pháp phẫu thuật: Đặt vật ni nằm ngửa, mổ dọc theo đường trắng. Đường mổ từ bờ trước xương mu kéo về phía trước từ 5-12cm tùy theo
kích thước của vật ni.
Nếu là vật nuôi đực phải mổ cách dương vật 2cm sau đó lóc dương vật sang một bên để tiếp tục cắt dọc đường trắng.
Chú ý khi rạch phúc mạc cần dùng kẹp nâng phúc mạc rồi mới cắt tránh làm thủng bàng quang.
Bàng quang lộ ra với mạch máu uốn khúc trên bề mặt. Nắm lấy đáy bàng quang đưa ra ngồi vết mổ. Dùng khăn có thấm nước sinh lý bao quanh bàng quang.
Nếu còn đầy nước tiểu trong bàng quang thì dùng canula lấy hết nước tiểu ra. Cắt một đường dài 2-3cm ở vùng đáy bàng quang chỗ khơng có mạch quản. Kiểm tra bên trong bàng quang tìm sỏi để lấy ra. Nếu có nhiều sỏi mịn thì lấy nước sinh lý rửa và hút sạch trước khi khâu lại.
Khâu niêm mạc bàng quang theo cách khâu vắt, khâu cơ theo cách khâu nút đơn và lớp tương mạc khâu theo phương pháp gấp mép. Đưa bàng quang vào ổ bụng và khâu đóng ổ bụng như thường lệ.
- Hộ lý, chăm sóc: Thay băng và vệ sinh vết mổ hàng ngày. Tiêm kháng
sinh cho vật ni trong vịng 3-5 ngày.
3.6. Phẫu thuật cắt thận chó, mèo
- Chỉ định: Cắt bỏ một thận được chỉ định khi thận bị tích nước hay dobệnh khác ở thận như viêm thận, bướu, sạn thận, thận bị tổn thương do tai nạn.