- Về thái độ: Nghiêm túc trong học tập Tích cực và sáng tạo trong việc thu thập
3.1. Nghi thức gặp gỡ làm quen 1.Chào hỏi.
3.1.1.Chào hỏi.
Chào hỏi là cử chỉ ban đầu gặp nhau hay khi kết thúc cuộc giao tiếp. Nó thể hiện thái độ, tình cảm các vai trong hoạt động giao tiếp, nhằm củng cố và duy trì mối quan hệ giữa hai bên. Chào hỏi không những thể hiện sự vui sướng, thân tình, kính trọng, lễ phép và lịch sự mà đơi khi cịn chia sẻ cả nỗi buồn, niềm tiếc thương lưu luyến. Do đó, chào hỏi phải thể hiện đúng nội tâm, trạng thái tình cảm giữa hai bên.
Có nhiều cách chào với từng đối tượng khác nhau: khoanh tay, chắp tay trước ngực, cúi đầu, nhún chân ngã mũ (đối với người được kính trọng cao). Giơ tay ngang đầu đứng yên (nghi lễ trọng thể, chào cờ, trong quân đội, công an). Giơ tay cao xin chào! (đối với bạn bè, đồng nghiệp thân mật). Đưa tay vẫy (khi chào tạm biệt). Gật đầu mỉm cười (khi thường ngày vẫn gặp nhau thường xuyên).
Nguyên tắc chào hỏi:
- Người được tôn trọng bao giờ cũng được người khác chào trước, sau đó mới chào lại.
- Nếu có nhiều người trong cùng một nhóm, muốn chào thì chào hết tất cả mọi người, khơng chào riêng bạn mình. Nếu cha, mẹ; thầy, cơ hoặc thủ trưởng đơn vị đang nói chuyện với khách thì chào khách trước sau đó chào người thân quen sau. Trừ trường hợp người thân quen là người có địa vị cao, rất cao tuổi và đặc biệt kính trọng (lãnh đạo cấp cao, trưởng bản, già làng...)
- Chào khi đông người không nên đi chào lần lượt tất cả vì sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động chung. Thường chỉ chào ông chủ, bà chủ và những người cạnh mình cịn lại chỉ gật đầu mỉm cười là đủ.
- Khi chào người kính trọng phải ngã mũ, chỉ được đội lại khi họ cho phép. - Chào trong tư thế đường hoàng, lịch sự thể hiện đúng thái độ tình cảm của mình đối với những người xung quanh.
- Khi một đám rước hoặc một đám tang đi qua
- Khi bước vào nhà chùa, nhà thờ, vào nhà ở chỉ đội lại mũ khi đi khỏi - Một đám diễu binh đi qua có mang quốc kỳ
- Khi trực tiếp tham gia hay khi đi qua nơi đang cử hành tang lễ - Khi vào nơi người khác đang làm việc
- Khi ngồi cùng xe riêng cùng đi với các vị khách khác - Khi đang làm việc hội họp bên ngoài
- Khi gặp và nói chuyện với người được tơn trọng - Khi vào công sở gặp thường trực cơ quan
Ngồi ra, thơng thường phải bỏ mũ nón ở những nơi có mái che (trừ các tịa nhà, chung cư cao cấp, cao ốc, thang máy công cộng, bến xe, ga tàu hoặc cửa hàng bách hóa).
THAM KHẢO
Phong tục người Malaisia
Khi gặp và chào người khác, người Mã lai hơi cúi đầu, đưa một hoặc hai tay ra chạm vào một hoặc hai tay của người khác rồi đưa bàn tay lên ngực. Người Mã Lai không bắt tay người khác giới đồng thời tránh những đụng chạm kể cả ngẫu nhiên giữa những người không cùng giới. Khi tiếp xúc với người Mã Lai, bạn cần có một số lưu ý: Tránh khơng đụng chạm vào đầu người Mã Lai vì họ tin rằng đầu là nơi cư ngụ của linh hồn hay thần linh, nếu đụng chạm vào đó đồng nghĩa với việc bạn đã có hành động xúc phạm họ. Trước mặt người Mã lai, bạn khơng đứng chống hai tay vào hơng (chống nạnh), vì đây là hành động biểu thị sự giận giữ. Khi ăn uống khơng dùng tay trái vì phong tục người Mã lai chỉ dùng tay phải để ăn uống. Đa số người dân Mã lai theo đạo Hồi vì vậy họ rất giữ nghiêm giáo quy. Họ không mời khách uống rượu mà chỉ mời trà, cà phê hoặc nước ngọt, họ kiêng ăn thịt lợn, thịt chó. Trong giao tiếp người Mã lai rất tuân thủ giờ giấc, coi trọng mũ áo chỉnh tề. Vì vậy nếu bạn có những cuộc hẹn với người Mã lai vì bất cứ mục đích gì thì tốt nhất là bạn nên đến thật đúng lúc.
Phong tục người Thái Lan
Thái Lan là quốc gia có diện tích rộng hơn Việt Nam (517.000km2) nhưng lại có dân số ít hơn (62 triệu người). Tín ngưỡng của người Thái là đạo phật (trên 85% dân số). Trong giao tiếp hàng ngày, người Thái có nhiều điểm mà bạn cần lưu ý, đó là: Chào người Thái theo cách chắp 2 tay trước ngực, đầu hơi cúi, khi bước vào nhà phải bỏ dày dép ra, đặc biệt khi bước vào nhà người Thái cần tránh dẫm lên ngưỡng cửa nhà họ vì người Thái cho rằng Thần linh cư ngụ ngay ở ngưỡng cửa. Người Thái cũng kiêng đụng chạm vào đầu của người khác, không xoa đầu trẻ em, không vỗ vai người khác. Người Thái cũng cho rằng, tỳ cánh tay lên lưng chiếc ghế đang ngồi hoặc vỗ vai hay vỗ lưng người khác hoặc dùng ngón tay để chỉ vào ai đó đều được coi là những cử chỉ xúc phạm. Người Thái cũng rất coi trọng sự kiềm chế trong tiếp xúc, vì vậy trong việc đàm phán với người Thái, điều kiêng kỵ nhất là hành động bức xúc hay tức giận.
Khi giao tiếp, người Nhật ln ý thức rất rõ vị trí của mình. Là chủ nhà, sau những lời chào hỏi xã giao, họ thường chủ động đi vào vấn đề bàn bạc trước. Lúc câu hỏi được đưa ra có nghĩa là cơng việc đã chính thức băt đầu. Trong khơng khí căng thẳng, nếu bạn tạo được tình huống vui vẻ gây cười thì sẽ tạo được ấn tượng tốt đẹp, nhưng nên đúng lúc. Không nên đưa ý kiến chệch vấn đề đang bàn, nói những câu thiếu thơng tin, hỏi về đời tư. Nếu không, bạn sẽ bị đánh giá là thiếu nghiêm túc, thậm chí sẽ gây ác cảm với họ. Một điều rất quan trọng là người Nhật không muốn bị lãng quên, thích lễ độ và sự kiềm chế. Khi muốn làm quen, giao dịch, trước tiên nên trao danh thiếp để tự giới thiệu mình, khi trao dùng cả hai tay, chiều danh thiếp hướng về khách. Lúc trao đổi khơng nên nói to, gây tiếng ồn ầm ỹ. Với quỹ thời gian eo hẹp của cuộc sống công nghiệp, công chức Nhật bản rất thích đúng giờ và ngắn gọn. Đừng sai hẹn, cũng đừng bắt người Nhật vịng vo, nhất là phải trả giá nhiều lần (vì vậy cần cân nhắc, tính tốn khi đàm phán vấn đề liên quan đến giá cả). Người Nhật thích chụp ảnh có hình mình trong đó. Bởi vậy, khi đi tham quan một nơi nào đó mà lúc về họ được tặng một bức ảnh chụp trong tư thế tự nhiên thì khơng gì bằng. Các thương nhân Nhật thích chụp hình trong các buổi hội đàm, nhất là dưới hình quốc huy, quốc kỳ và lãnh tụ của nước sở tại. Họù kiêng chụp ảnh 3 người.
Khi giao tiếp, nên hướng chủ đề câu chuyện theo hướng không ở đâu kiêng kỵ như thể thao, thời tiết, kinh tế, chứng khốn. Khơng vỗ vào vai của người Nhật, khơng kéo dài mọi hình thức tiếp xúc cơ thể. Người Nhật rất thích tặng q vào các dịp lễ tết, các dịp có tin vui... Cần chú trọng đến nghệ thuật gói quà nếu bạn muốn tặng quà cho người Nhật. Khơng nêõn tặng q có số lượng là 4, 9, những vật nhọn, những tặng vật có màu tím hoặc xanh là cây vì với họ, đây là những thứ tượng trưng cho đau buồn và không may mắn. Họ không mở quà ngay.
3.1.2. Bắt tay.
Bắt tay có nguồn gốc từ xa xưa, vì có quan niệm cho rằng: đơi tay có thể cầm một vật gì đó để thủ thân hoặc sát hại người khác. Như vậy, khi chìa tay ra bắt với người khác tức là muốn thể hiện rằng tay tơi khơng có gì cả, tơi khơng có hận thù gì với anh đâu!. Từ đó có tục lệ khi gặp nhau để thể hiện cử chỉ thân thiện, chân thành, vơ tư (khơng có gì phải cảnh giác khi tiếp xúc) người ta chìa tay ra nắm thật chặt với nhau. Tập quán bắt tay bắt đầu hình thành từ đó.
Tác phong bắt tay đã trở thành quen thuộc, thông dụng và được ghi nhận như một cử chỉ đẹp văn minh trong giao tiếp. Người Châu Âu (nhất là người Đức) bắt tay nhiều hơn Bắc Mỹ. Ở nhiều nước ở Châu Âu khi sáng sớm thức dậy, mọi người trong gia đình đều bắt tay nhau, vợ chồng con cái cũng bắt tay nhau như một nếp sinh hoạt thông thường trong cuộc sống.
Cách thức bắt tay: Người bắt phải chủ động dứt khốt; khơng nắm quá chặt, quá lâu; không xiết thô bạo hoặc lắc quá mạnh. Ngược lại, không nắm hời hợt, hững hờ. Đặc biệt chú ý khi bắt tay với phụ nữ.
- Người được tôn trọng bao giờ cũng chìa tay ra bắt trước. Nếu ngang hàng, đồng giới, ai được giới thiệu trước thì chìa tay bắt trước.
- Thơng thường nữ giới không phải tháo găng tay trước khi bắt, trong trường hợp đối tượng đặc biệt tôn trọng phải gỡ găng tay.
- Để thể hiện sự tơn trọng hơn, thắm thiết hơn có thể đưa cả hai tay ra bắt và người hơi ngã về phía trước.
- Khi bắt tay phải nhìn thẳng vào mặt người mình bắt tay và thể tình cảm, khơng nhìn đi chỗ khác.
- Khi nhiều người cùng bắt tay một lúc, tránh không bắt tay chéo nhau, không qua mặt, qua đầu người khác.
- Ở nơi đông người bắt tay với người được tơn trọng nhất trước, sau đó tùy tình huống mà lần lượt bắt tay. Khơng nên q máy móc phải đi lại nhiều lần để bắt tay theo thứ tự từ trên xuống thấp.
- Trước một cặp vợ chồng, phải bắt tay người vợ trước, người chồng sau trừ trường hợp người chồng đặc biệt tôn trọng.
- Cùng lúc bắt tay với nhiều người nhất thiết phải giữ nguyên cảm giác chặt chẽ như nhau, không nên hời hợt hoặc nhàm chán.
- Khi bắt tay phải chú ý vị trí và tư thế đứng, không nên đứng dưới thấp bắt tay với người trên cao và ngược lại. Tư thế đường hoàng, chững chạc tốt nhất là dáng đứng thẳng hơi nghiêng mình.
-Trường hợp đang bận việc (vì đang làm một việc gì đó, tay bị ướt, bẩn, bụi…) hãy xin lỗi và chìa tay ra bắt để người khác nắm vào cổ tay mình đã đủ thể hiện cái bắt tay.