- Về kiến thức: Biết được những kiến thức cơ bản về tập quán giao tiếp tiêu
6.1.4. Cơ đốc giáo và các lễ hội:
- Cũng như Thiên chúa giáo và Tin lành, Cơ đốc giáo có ngày lễ hội lớn nhất là lễ Noel (25/12 dương lịch). Các tín đồ, con chiên đến các nhà thờ. Lễ hội kéo dài đến Tết dương lịch, cịn ở Đơng Ấn kéo dài đến Tết Nguyên đán.
- Mùa Phục sinh (Pâques) vào cuối tháng 2 đến giữa tháng 4 dương lịch. Trong mùa lễ này có hai ngày phải ăn kiêng thịt (ăn chay) là thứ 4 lễ Tro (khoảng cuối tháng 2 dương lịch) và thứ Sáu tuần Thánh (ngày Chúa chết).
Riêng ở Tây Ban Nha và các nước Nam Mỹ (Achentina và Brasil) trước mùa phục sinh có một lễ hội rất náo nhiệt, đó là lễ hội Carnaval trước mùa phục sinh. Dân chúng ăn chơi thỏa thích, thậm chí có người kiệt sức gục chết tại chỗ vì tham gia khiêu vũ vào các hội hóa trang ngay trên đường phố. Lễ hội Carnaval diễn ra với ý nghĩa là ăn uống vui chơi thỏa thích để rồi bước vào mùa chay.
6.1.5.Ấn Độ giáo (Hindou) và các lễ hội:
Theo thần thoại, thời xưa các thần linh và qủy dữ tranh nhau chiếc bình Kumbla đựng rượu tiên bất tử. Cuối cùng thần Vishnu chiếm được nhưng trong lúc bỏ chạy làm đổ ra 4 giọt rơi xuống 4 nơi. Trong đó Allahabad là nơi thiêng liêng nhất, vì đó là chỗ hội tụ của 3 con sông. Lễ hội Kumbla được tổ chức 3 năm một lần ở một trong 4 nơi đó.
Dân chúng từ khắp Ấn Độ hành hương về dự lễ hội sông Hằng rất đơng, có tới cả chục triệu người. Đây là lễ hội tắm rữa thiêng liêng mà người dân từ đẳng cấp giáo sĩ (cao nhất) đến những người nghèo khổ, ăn xin (thấp nhất) muốn tìm sự thanh tao trong nghi lễ tôn giáo bằng niềm tin mãnh liệt.