Đối xử công bằng:

Một phần của tài liệu Bài giảng kỹ năng giao tiếp trong du lịch (Trang 71 - 72)

- Phải thực sự tạo cho tâm hồn tự nhiên thanh thản:

5.3.2.4. Đối xử công bằng:

Đối xử công bằng là một trong những ngun tắc thực hiện tính cơng bằng, dân chủ và văn minh. Đối xử công bằng không những được thực thi trong công tác mà còn cả đời sống cá nhân giữa cấp quản lý với nhân viên. Cơng bằng mà nói thì trong tập thể chẳng ai bị chịu thiệt lợi ích cả về vật chất lẫn tinh thần.

Sau đây là 10 cách để người quản lý đối xử công bằng với nhân viên:

- Cư xử với mọi người bằng sự nhã nhặn, lịch thiệp và tốt bụng. - Khuyến khích nhân viên bày tỏ quan điểm, ý kiến của họ.

- Lắng nghe ý kiến của mọi người trước khi bày tỏ quan điểm riêng của bạn. Không bao giờ chen ngang hoặc ngắt lời người khác.

- Áp dụng ý tưởng hay của nhân viên vào công việc. Thông báo cho họ biết bạn sẽ sử dụng ý kiến của họ hoặc khuyến khích họ thực hiện ý tưởng.

- Không bao giờ chê bai hoặc khinh rẻ ý kiến của người khác.

- Khơng soi mói, phán xét, chỉ trích từ những điều nhỏ nhặt nhất của nhân viên cũng như không cư xử với thái độ kẻ cả.

- Đối xử với mọi người cơng bằng dù có sự khác biệt về sắc tộc, tơn giáo, giới tính, ngoại hình, tuổi tác, q qn… Thực hiện đúng nội qui của cơng ty để mọi người có thể cảm thấy họ được đối xử công bằng.

- Bảo đảm tất cả nhân viên đều được tham gia vào các cuộc họp, các sự kiện hoặc khóa đào tạo chung, khơng thiên vị bất cứ ai. Ngoài ra, bạn phải tạo cơ hội ngang bằng cho các nhân viên để họ phát triển nghề nghiệp cũng như được thăng tiến trong công việc.

- Biểu dương nhiều hơn là chỉ trích. Khi nhân viên làm sai, bạn cũng không được quát mắng, sỉ nhục họ.

- Thực hiện nguyên tắc vàng của nhà diễn thuyết chuyên nghiệp Leslie Charles: Hãy cư xử với nhân viên theo cách họ mong muốn.

Một phần của tài liệu Bài giảng kỹ năng giao tiếp trong du lịch (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w