- Về kiến thức: Biết được những kiến thức cơ bản về tập quán giao tiếp tiêu
6.2.1.1. Đặc điểm chung về tập quán giao tiếp người Châu Á:
*Trọng nghi lễ trong giao tiếp:
Nghi thức khi gặp gỡ của người Châu Á là những cử chỉ khoan thai, mực thước. Coi việc chào hỏi đúng lễ nghi là thước đo của phẩm hạnh.
Phong tục chào hỏi chủ yếu là: Chắp 2 tay trước ngực, cúi gập người chào, chào hỏi bằng lời. “Lời chào cao hơn mâm cổ” điều đó cũng đủ nói lên tầm quan trọng của việc chào hỏi. Thái độ vồ vập, ôm hôn, vỗ vai hay bắt tay theo kiểu phương Tây tuy đã ảnh hưởng nhiều đến phương Đông, song chủ yếu là ở thành thị, công sở, còn các cụ già và dân vùng sâu, vùng xa vẫn theo truyền thống cũ.
Viêc coi trọng tôn ti trật tự theo lứa tuổi, địa vị xã hội là nét nổi bật trong nghi lễ giao tiếp của người Châu Á.
*Trọng tín nghĩa:
Là truyền thống cao đẹp của nền văn hóa phương Đơng. Đạo Khổng, đạo Phật, đạo Shinto đều coi tín nghĩa là yếu tố quan trọng hàng đầu trong quan hệ giữa người với người.
Nếu ở phương Tây, các nước công nghiệp cam kết với nhau (kể cả việc ngoài xã hội hay trong gia đình) đều bằng văn bản (khế ước, hợp đồng, di chúc) thì phương Đơng chủ yếu bằng miệng. Gần đây trong quan hệ nhà nước, xã hội mới có bằng văn bản, song ở quan hệ gia đình, nhất là nơng thơn vẫn là cam kết bằng miệng: “Lời nói như đinh đóng cột”
Tín đi với nghĩa, thấy điều phải, điều nhân ái thì làm, điều trái, điều ác thì chống. Đó là gốc của nhân nghĩa: “Kiến nghĩa bất vi vô dũng giá” tức là: “Thấy điều nghĩa mà khơng làm khơng phải là người có dũng khí”.
* Kín đáo, dè dặt trong giao tiếp:
Đây là nét truyền thống đã tạo nên luận lý phương Đông. Chờ đợi, lắng nghe, thận trọng trong mọi hoạt động giao tiếp. Không quá vội vàng, quá cởi mở, vồn vã khi mới quen nhau là đặc tính nổi bật người Á Đơng. Khi đi đứng khơng nên đụng chạm vào người họ, dù là vội vàng, vì đây là hành động khiếm nhã với người Á Đông.
* Ít bộc lộ cá tính:
Trong mọi hoạt động giao tiếp vai trị cá nhân thường bị lẫn chìm trong cộng đồng xã hội.
Văn hóa phương Đơng và chế độ phong kiến phương Đông là cơ sở của việc kiềm chế cá thể, tuân thủ nề nếp xã hội. “Giống như mọi người” đó là nguyên tắc ứng xử tối cao đã ngự trị lâu đời. Tuy cho tới nay cá tính hầu như đã đang có cơ hội giải phóng, nhưng dấu ấn “Như mọi người” vẫn còn ngự trị phổ biến ở mọi tầng lớp. Trong cư xử mọi người thường nhân danh tập thể, cộng đồng, cá nhân chìm hẳn sau các danh nghĩa đó. Nếu khác đi dễ bị coi là lập dị, kỳ quặc hay chơi trội.
* Văn hóa ăn uống:
Món ăn Trung Quốc là đặc trưng của món ăn Á Đơng, được cả thế giới hâm mộ. Mỗi món ăn có một khẩu vị, một nét văn hóa riêng. Đặc biệt cách trang trí bày biện và cách thưởng thức.
Việc uống trà ở phương Đơng cũng có nét sinh hoạt văn hóa riêng độc đáo với bao công phu, đến mức như ở Nhật Bản đã trở thành thứ đạo, gọi là “Trà đạo”.
Hầu hết người phương Đơng ăn bằng đũa thay bằng thìa, đĩa như phương Tây. Tuy nhiên có một số vùng dân cư ở một số nước có thói quen ăn bốc.
Tuy vậy, đồ dùng ăn uống ở phương Đông rất tuyệt hảo, khơng chỉ để đựng thức ăn mà cịn là những tác phẩm nghệ thuật để thưởng thức, như đồ gốm sứ Giang Tây – Trung Quốc, đồ sứ Nhật …