- Phải thực sự tạo cho tâm hồn tự nhiên thanh thản:
4.2.5. Phải biết kết thúc câu chuyện và chia tay:
Trong các cuộc tiếp xúc, dù là ở công sở, ở nhà riêng hay ở nơi công cộng phải biết kết thúc khi thấy cần thiết, cho dù cơng việc chưa hồn tất. Có người khơng ý
thức được điều này nên hay ngồi dai, nói dài làm phí tổn thời gian, làm người tiếp chuyện bực bội dễ dẫn đến hỏng việc và để lại ấn tượng khơng tốt về sau.
Vì vậy, khi trị chuyện cần tinh ý quan sát những cử chỉ, nét mặt, trạng thái để nhận biết khi nào họ muốn kết thúc câu chuyện, hãy đứng dậy cảm ơn, cáo từ cho dù cịn nhiều điều muốn nói.
Sau đây là những “hiệu lệnh” không muốn tiếp tục tiếp chuyện của chủ nhà: - Ngay trước mặt mình mà chủ nhà nhìn xuống bàn, lau bàn ghế, lau đĩa chén hoặc luôn tay làm việc khác.
- Thấy ly đã hết nước mà khơng muốn rót thêm, thậm chí mở đài to hơn hay dựa vào thành ghế ngữa mặt lên trần mắt lim dim.
- Thỉnh thoảng nhìn đồng hồ có vẻ sốt ruột hay gọi người khác chuẩn bị xe để đi công chuyện.
Khi trị chuyện cả chủ lẫn khách khơng nên để diễn ra những “hiệu lệnh” bất đắc dĩ như vậy. Nhưng nếu đã xảy ra, xin đừng tỏ thái độ khó chịu hoặc lúng túng. Hãy bình tĩnh tìm lời nói đẹp để chia tay, như thể mình hồn tồn chủ động, khơng hề bị tác động bởi thái độ đó của chủ nhà. Có thể dùng những câu kết thúc như sau:
- Hôm nay được làm quen với anh (chị) tôi rất vui. - Qua ý kiến của anh (chị), tơi hồn tồn n tâm. - Tơi vui mừng vì đã có cuộc tiếp xúc hơm nay.
Tùy theo hồn cảnh, nội dung và đối tượng tiếp chuyện để lựa chọn những lời nói thích hợp, gây được cảm tình và để lại những ấn tượng tốt đẹp cho cả hai bên.
Nếu cứ khen ngợi, ca tụng trong trị chuyện dễ bị coi là nịnh hót. Nhưng nếu khi chia tay, ta biết cho lời khen hợp lý và thỏa đáng thì chắc chắn chủ nhà sẽ phần nào ngi đi trạng thái căng thẳng trước đó.
Sau buổi tiếp xúc nên viết thư hoặc điện cảm ơn và nói lời cảm tưởng của mình về buổi gặp gỡ đó (thật ngắn gọn). Như vậy mối quan hệ giữa hai bên sẽ trở nên rất tốt đẹp.