- Về thái độ: Nghiêm túc trong học tập Tích cực và sáng tạo trong việc thu thập
3.2.2. Lên xuống cầu thang:
Lên xuống cầu thang cũng cần lưu ý những động tác cử chỉ xã giao. Kể cả lên và xuống người phụ nữ, người có địa vị cao, người cao tuổi ln được ưu tiên đi trước và đi phía vịn cầu thang. Người chủ bao giờ cũng đi sau người khách một bậc thang và về phía trái để trị chuyện và hướng dẫn khách. Nhưng nếu cầu thang quá dốc, tối, khó đi thì người được ưu tiên (người già, phụ nữ) sẽ đi sau một bậc để được vịn tay
giữ thăng bằng. Chú ý không đi trước mặt người được ưu tiên mà phải đi lệch một bên (kể cả lên và xuống cầu thang).
Không được đứng ở cầu thang tán ngẫu nói chuyện làm cản trở người đi lại. Khơng được đón hoặc tiễn khách ngay khi đang đi lên hoặc xuống cầu thang.
3.2.3.Sử dụng thang máy:
Cung cách xã giao trong khi sử dụng thang máy cũng tùy thuộc vào từng đối tượng. Nếu là thang máy công cộng, đông người đi lại khơng cần bỏ mũ. Nếu có phụ nữ, người cao tuổi hoặc người có địa vị tơn trọng thì nhường họ quyền ra hoặc vào trước. Tuy nhiên, khơng nên q máy móc vì thang máy đơng người, việc chờ đợi phụ nữ ra trước sẽ làm cản trở lối đi cho chính họ. Vì vậy, trong trường hợp này đứng ngồi cửa thì ra trước khơng kể cả nam hoặc nữ. Nếu nam giới ra trước thì xin lỗi phụ nữ bước ra trước.
Nếu thang máy đã đông người (quá tải) hoặc không kịp vào (thang máy đã khép cửa) thì hãy điềm tĩnh vui vẻ chờ chuyến sau. Không nên lao vào (nếu đông), không nên chạy đuổi theo nếu không kịp.
Thật không lịch sự chút nào nếu cứ giữ thang máy để trò chuyện tào lao làm người khác phải chờ đợi.
Khi thang máy đang khép cửa mà phát hiện có người đang đến thì hãy dừng thang máy chờ họ cùng đi.
Trong thang máy mọi người tự ấn nút cho tầng của mình, nếu đứng xa khơng ấn được nút, hãy nhờ người đứng cạnh hộp điều khiển ấn giúp và đừng quên cảm ơn người giúp mình.
Khi sắp đến tầng hãy thơng báo và xin lỗi mọi người ra gần cửa đứng sẵn để tránh làm phiền cho mọi người trong thang máy.
3.2.4.Áo khốc ngồi:
Áo khốc ngồi như panto, áo lơng, len…dùng để đi ngoài đường phố vào những dịp rét. Do vậy, khi vào nhà phải treo trên giá riêng ờ phịng ngồi. Khơng nên mặc khi làm việc, tiếp khách, hội họp.
Theo phép lịch sự nam giới giúp nữ giới cởi áo khốc khi vào phịng, hoặc khốc áo vào trước khi ra khỏi phịng, nếu thấy họ muốn giúp đỡ. Đối với nam giới tự giải quyết việc này, trừ phi người có địa vị cao hoặc người lớn tuổi cần được giúp đỡ.
3.2.5.Châm thuốc xã giao:
Khi thấy người được ưu tiên, người có địa vị cao có ý định hút thuốc hoặc bật lửa để châm thuốc mà chưa được, hãy sử dụng bật lửa riêng của mình để giúp đỡ họ ngay. Người nam giới bật lửa giúp nữ giới; nhân viên phục vụ hay chủ nhà bật lửa mời khách.
Chú ý để cự ly lửa thấp, vừa đủ để sử dụng mà không bị cháy lông mày, cháy tóc người hút thuốc. Tốt nhất nên bật lửa từ ngoài rồi mới đưa vào hoặc để khách tự điều chỉnh điếu thuốc để châm.
Khi thấy người hút thuốc đã có lửa trong tay mà khơng cần sự giúp đỡ thì cứ để họ lo liệu.
Là nhân viên trong nhà hàng - khách sạn nên có sẵn một bật lửa trong túi để khi phát hiện khách vừa rút thuốc trong túi ra là có thể bật lửa cho khách châm thuốc. Cử chỉ này được ghi nhận như sự quan tâm chu đáo của đội ngũ nhân viên khách sạn dành cho khách hàng.
3.2.6.Ghế ngồi và cách ngồi: 3.2.6.1.Ghế ngồi:
Những người được ưu tiên khi ngồi vào ghế, người khác nhất là chủ nhà phải kéo ghế mời ngồi. Trong khách sạn thì đây là phận sự của nhân viên phục vụ, ngược lại khi họ đứng dậy ra khỏi phịng (khơng cịn quay lại ghế nữa) thì nhân viên phục vụ phải đẩy ghế gần sát bàn, nếu khơng có nhân viên phục vụ thì người ngồi bên cạnh giúp làm việc này. Nhưng nếu là người thân mật, ngang hàng thì tự lo liệu việc này.
Khi kéo ghế tránh để ghế lê sát sàn gây ra tiếng kêu, nếu có thể hãy nhấc ghế nhẹ nhàng và kéo. Đặc biệt khi kéo ghế mời khách ngồi lưu ý đưa ghế chạm nhẹ sau lưng cẳng chân để họ an tâm khi ngồi xuống.
3.2.6.2.Cách ngồi và vị trí ngồi:
-Khi ngồi phải nhẹ nhàng thỏa mái, tay đặt trên đùi hoặc hai bàn tay đặt lên nhau trên đùi hay trên mặt bàn.
-Ngồi cạnh người có địa vị cao khơng được bắt chéo chân qua đầu gối, không chống tay vào cằm, khơng dũi chân dài phía trước, khơng rung chân.
-Nếu ngồi giường (khơng có ghế) nam nên xếp chân kiểu Phật ngồi, nữ đưa hai bàn chân về phía sau cùng một phía.
-Rất bất nhã và thơ thiển nếu khi tiếp xúc hoặc ăn tiệc mà ngồi xổm hoặc để cả hai chân lên ghế.
-Trên tàu xe, trong rạp hát khơng có số ghế hoặc không đủ ghế cho mọi người phải nhường ghế cho người được ưu tiên (người tàn tật, trẻ em, người cao tuổi, nữ giới, người có địa vị cao).
Trong tiếp xúc nếu được người khác mời ngồi cần chú ý:
-Khoảng cách giữa hai người do người có địa vị quyết định.
-Khách ngồi trước, chủ ngồi sau, trường hợp chủ có chức vị cao hơn khách thì chủ ngồi trước.
-Nếu ngồi bàn trịn, chữ nhật, bàn vng thì khách chính và chủ ngồi đối diện nhau, những người còn lại ngồi theo cấp bậc đối diện.
-Nếu ngồi ghế salon kiểu ngoại giao thì khách chính ngồi ghế bên phải, chủ ngồi ghế bên trái.
3.2.7.Quà tặng:
3.2.7.1.Quan niệm về quà tặng:
Trong cuộc sống hiện đại tất cả các mối quan hệ từ quan hệ cấp Nhà nước, gia đình và bạn bè người ta có thể tặng q cho nhau. Trong thực tế quà tặng cho nhau dù là giá trị nhỏ nhưng đều có tác dụng củng cố mối quan hệ giữa hai bên. Giá trị của tặng phẩm không phải đơn thuần chỉ giá trị về mặt kinh tế đối với người nhận quà. Muốn cho tặng phẩm tăng thêm phần giá trị còn do nhiều yếu tố khác nữa quyết định. Tục ngữ có câu “cách cho hay của đem cho”. Nếu tặng quà không phù hợp với thời điểm cần thiết cũng giảm mất ý nghĩa thực sự của nó.
Người nhận quà cũng nên có suy nghĩ đúng đắn về thành ý của người tặng, đừng quá bận tâm đến giá trị kinh tế đích thực của tặng phẩm mà là những ý nghĩa về tình cảm của người gửi tặng đã dành cho mình.
Tặng phẩm thường được gửi nhân các ngày lễ lớn, ngày vui, ngày kỷ niệm là biểu hiện của tình bạn, tình hữu nghị và tình cảm trong các mối quan hệ.
Tặng phẩm được gửi tặng ai đó sau khi nhận được sự giúp đỡ, hay đi dự một bữa tiệc mà mình được mời là biểu hiện của sự cảm ơn, lịng biết ơn, hoặc đáp lại tình cảm đối với người mời.
Như vậy, việc gửi tặng phẩm chưa hẳn đã thể hiện được đúng ý tốt mà cịn thể hiện điều đó trong việc lựa chọn tặng phẩm một cách chu đáo, phù hợp và lịch sự. Cần chọn các đồ tặng một cách tinh tế, khơng những có tính thẩm mỹ mà cịn phù hợp với sở thích của người nhận quà, họ là nam hay nữ, trẻ hay già, cương vị xã hội, môi trường công tác và mối quan hệ giữa hai bên.
Một tặng phẩm có giá trị quá lớn để cảm ơn một sự giúp đỡ nhỏ có thể khiến người nhận quà suy nghĩ sai về thành ý. Ngược lại, gửi tặng một món quà có giá trị tầm thường cho một sự giúp đỡ lớn thì cũng khơng nên chút nào. Việc này cần có sự cân nhắc thẩn trọng, có khi khơng gửi q tặng mà thay vào đó bằng một lá thư cám ơn thì tốt hơn nhiều.
Cách đóng gói bao bì, cách gửi tặng phẩm hay trao tặng phẩm cũng góp phần khơng nhỏ trong việc làm tăng thêm giá trị và ý nghĩa của tặng phẩm.
Nói chung người tặng quà không nghĩ đến việc chờ đợi nhận lại, nhưng khi nhận tặng phẩm người nhận cũng suy nghĩ tìm một dịp thuận lợi để đáp lễ.
3.2.7.2.Giá trị của các loại quà tặng:
- Tặng phẩm có giá trị sử dụng cao như các loại hàng công nghiệp đắt tiền. Tặng phẩm có giá trị nghệ thuật như các mặt hàng mỹ nghệ...; có giá trị lịch sử, những loại mang đậm bản sắc dân tộc như đồ cổ; có giá trị đặc sản địa phương... Cũng có những loại quà tặng tuy có giá trị thấp nhưng có ý nghĩa tình cảm lớn, thậm chí vơ giá..
- Đối với những người nước ngồi, q tặng phù hợp nhất của người Việt nam, đó là những giá trị nghệ thuật, mang đậm màu sắc dân tộc, các loại hàng thủ công mỹ nghệ..
3.2.7.3.Cách chọn và tặng quà cho từng đối tượng:
- Nam giới tặng nữ giới: có thể là hoa quả, trái cây, đồ mỹ nghệ. Không nên tặng quần áo, đồ dùng, nữ trang đối với phụ nữ đã có chồng. Nếu tặng phẩm có giá trị hoặc là bó hoa, lẵng hoa, nên tặng khi có sự hiện diện cả hai vợ chồng (kèm theo danh thiếp nếu không gặp trực tiếp)
- Nữ tặng cho nam: ngun tắc chung là phụ nữ đã có chồng khơng tự ý tặng riêng cho nam giới mà phải cùng chồng tặng cho nam giới ấy. Quà tặng thường là cavat, dây lưng, ...Nếu người nam đã có vợ, phụ nữ khơng được tặng riêng mà tặng cả hai vợ chồng. Tuyệt đối khơng tặng những mõn q có tính thân tình, riêng tư, nếu vi phạm nguyên tắc này có thể bị hiểu lầm về mặt đạo lý.
- Phụ nữ tặng phụ nữ: có thể là bánh kẹo, nữ trang, các loại đồ dành cho phụ nữ, ...Không nên tặng đồ may sẵn mà mình khơng biết số đo và sở thích của người mình tặng.
- Nam giới tặng nam giới: đơn giản như đồ cạo râu, đồ mỹ nghệ, tẩu thuốc, rượu các loại hoặc đồ dùng văn phòng...
- Quà tặng đám cưới: tốt nhất là những tặng phẩm thiết thực, giữ được lâu dài. Cần chú ý kỹ để tặng phẩm của mình được hài hịa với khung cảnh mà vợ chồng họ đã có. Cũng có thể gợi ý nếu họ ưng thuận thì tặng một số tiền mà bạn định mua tặng phẩm cho họ.
- Quà tặng cho em bé mới sinh: khi có tin báo một em bé ra đời, có thể gửi tặng phẩm nếu bố mẹ em bé là bạn bè thân hoặc họ hàng thân thích. Quà tặng thường là đồ dùng cho trẻ sơ sinh, hoặc đồ chơi, xe đẩy, chậu tắm...Ở Việt nam thường có tục lệ tằng quà cho cả mẹ em bé nữa.
- Quà tặng khi tiễn đi xa: hãy gửi sớm để họ sắp xếp hành lý, nếu sát giờ lên đường nên gửi tặng những món quà gọn nhẹ. Loại quà tặng này thường là những đồ kỷ niệm, nếu là đồ dùng đi đường cần lưu ý là dễ bảo quản, để được lâu. Giá trị nhất là ngoại tệ mà nước họ sắp đến. Hoa cũng là quà tặng có ý nghĩa trong trường hợp này.
- Quà tặng người bệnh: cần tìm hiểu kỹ về tình trạng người bệnh, chế độ ăn kiên để chọn quà cho phù hợp, thường là hoa để động viên, đồ ăn uống mà người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.
- Quà tặng trong quan hệ cơ quan: giám đốc một khách sạn có thể tặng một món quà nào đó cho nhân viên hoặc thư ký riêng nhân ngày lễ hoặc Giáng sinh. Q đó được tính vào chi phí của khách sạn. Do đó, nhân viên nhận quà trường hợp này không cần đáp lễ cho giám đốc.
- Chúc mừng thăng cấp: nếu bạn biết một người nào đó vừa thăng cấp mà người đó thường xun lui tới để liên hệ cơng tác, bạn nên gửi thư hoặc gọi điện chúc mừng nhưng đừng gửi quà. Quà tặng dịp này có thể bị hiểu lầm.
3.2.7.4.Những điều cần lưu ý:
- Đối với những người mà bạn chưa hiểu rõ được ý thích của họ thì tốt hơn hết là tặng cho họ những tặng phẩm dùng để trang trí.
- Trong quan hệ nam nữ có thể chỉ là bạn bè, có thể là u đương, thậm chí là trước khi đính hơn, khơng nên tặng cho nhau những món quà quá đắt tiền, q thân tình dễ có sự hiểu lầm đáng tiếc.
- Nếu quà tặng của nam giới quá đắt tiền mang tính riêng tư, thân tình thì nữ nên từ chối nhận khéo léo “Tôi rất cảm động và biết ơn ơng đã có lịng tốt tặng cho
tơi món q này, nhưng tơi khơng thể nào dám nhận một món quà hào phóng như vây, một món q nho nhỏ thích hợp hơn nhiều”
- Một tặng phẩm dù nhỏ, bình thường cũng cần đóng gói lịch sự, đẹp mắt, chú ý bóc mảnh giấy ghi giá tiền trên hàng trước khi đóng gói. Nếu gửi qua người khác nên kèm theo một danh thiếp.
- Nếu bạn nhận một món q sinh nhật nếu khơng tự làm khó mình khi phải đáp lại tặng phẩm, bạn có thể mời họ đi xem kịch, hoặc dự một chương trình vui chơi nào đó vào dịp sinh nhật của họ.
3.2.8.Sử dụng xe hơi: 3.2.8.1.Cách lên xuống xe:
- Muốn rời khỏi xe, hãy xê dịch dần theo ghế xe cho đến khi có thể đặt một bàn chân xuống mặt đất, hơi cúi đầu và bước ra khỏi xe.
3.2.8.2.Vị trí ngồi trên xe:
Nếu phụ nữ đi một mình nên ngồi băng ghế sau phía phải để khơng bị chắn bởi tài xế. Nếu hai bạn nam và nữ cùng đi thì nữ ngồi tương tự như trên và nam ngồi phía sau tài xế. Người cao tuổi hoặc người có địa vị cao cũng bố trí ngồi giống như vị trí ngồi của cơ gái. Ngồi ngang hàng với lái xe trong trường hợp hàng ghế dưới đã hết chỗ, thường là người giúp việc, người dẫn đường, bảo vệ.
Mở cửa xe là phận sự của lái xe, người giúp việc hoặc nam giới đi cũng với phụ nữ.
Nam mở cửa xe cho nữ lên trước rồi vịng qua phía bên kai tự mở cửa kên xe. Khi xuống xe, nam xuống trước và vịng về phía bên kia mở cửa xe cho nữ xuống xe. Khi mở cửa xe người phục vụ mở cửa cho người được tôn trọng xuống trước, mở cửa cho người khác xuống sau hoặc người khác tự mở.
Đây là nghi thức ngoại giao hoặc trong điều kiện lịch sự xã giao. Nhưng nếu là trường hợp khác cần chú ý đến những điểm sau đây:
- Nếu xe dừng dọc đường, tuyệt đối khơng được mở cửa phía có nhiều xe vượt hoặc hai phía vì sẽ rất nguy hiểm và vi phạm luật giao thông.
3.2.9.Tiếp xúc nơi công cộng
Nơi đơng người nên khéo léo tiếp xúc trị chuyện với những người xung quanh hoặc bên cạnh mình. Khơng nên chỉ tập trung vào một vài người, mà để người khác khơng có cơ hội giao lưu.
- Khơng nên thể hiện tình cảm q đặc biệt với một người trước mọi người. - Nói rõ ràng, mạch lạc, khơng q lớn, khơng thì thầm lí nhí hoặc có biểu hiện vụng trộm như ghé vào tai người khác mà nói, nói tiếng lóng, nói tiếng nước ngồi mà ở đó ít người biết.
- Không chỉ trỏ, khua chân, múa tay. Khi muốn nói chuyện đến đối tượng thứ ba khơng nên chỉ trỏ về phía họ, gọi, la lớn hoặc phá lên cười mà họ không biết nguyên do.
- Ở nơi cơng cơng khơng nên làm những việc riêng như: ngốy tai, đưa tay lên mặt, trang điểm, soi gương. Nếu q khó chịu hãy đi vào chỗ kín, khơng nên để người khác nhìn thấy.
3.3.Nghi thức tổ chức tiếp xúc và chiêu đãi 3.3.1.Tổ chức tiếp xúc và tham dự tiếp xúc:
Để có một cuộc tiếp đạt kết quả tốt đẹp, khuyến khích sự hợp tác của các bên tham gia. Người tổ chức phải có sự am hiểu nhất định về kỹ năng tổ chức, phương pháp làm việc đúng đắn cũng như nắm vững các nghi thức trong tiếp xúc. Đặc biệt