- Phải thực sự tạo cho tâm hồn tự nhiên thanh thản:
5.3. Quan hệ giao tiếp trong nội bộ doanh nghiệp: 1.Tham gia vào tổ làm việc
5.3.1.Tham gia vào tổ làm việc
Khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển thì u cầu làm việc theo nhóm là cần thiết hơn bao giờ hết. Nhóm và làm việc theo nhóm khác với làm việc với nhiều người.
5.3.1.1.Thế nào là các tổ và các nhóm:
Nhóm khơng đơn giản chỉ là một tập hợp nhiều người làm việc cùng nhau hoặc làm việc dưới sự chỉ đạo của một nhà quản lý. Nhóm là một tập hợp những cá nhân có các kỹ năng bổ sung cho nhau và cùng cam kết chịu trách nhiệm thực hiện một mục tiêu chung. Các thành viên trong nhóm tương tác với nhau và với trưởng nhóm để đạt được mục tiêu chung. Các thành viên trong nhóm phụ thuộc vào thơng tin của nhau để thực hiện phần việc của mình.
5.3.1.2.Tại sao cần làm việc theo tổ ?
Đơn giản vì khơng ai là hồn hảo, làm việc theo nhóm sẽ tập trung những mặt mạnh của từng người và bổ sung cho nhau. Hơn nữa, chẳng ai có thể cáng đáng hết mọi việc.
Đặc điểm của nhóm làm việc:
- Các thành viên làm việc tương tác lẫn nhau vừa hướng đến mục đích cá nhân và mục tiêu chung của cả đội. Họ hiểu rất rõ rằng những mục tiêu đó chỉ có thể đạt kết quả tốt nhất bằng cách hỗ trợ lẫn nhau
- Các thành viên hiểu sự quan trọng trong việc chịu trách nhiệm với phần việc của mình trong nhóm.
- Các thành viên hợp tác với nhau và đóng góp tài năng và kinh nghiệm của mình vào sự thành cơng của cả đội.
- Các thành viên lấy sự thật làm căn cứ cho thành công của cả đội và khuyến khích các thành viên bộc lộ ý kiến của bản thân, thay đổi quan điểm và nêu câu hỏi.
- Các thành viên rất trung thực, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của mọi thành viên.
- Các thành viên được khuyến khích áp dụng kĩ năng và kiến thức của mình và ngược lại các thành viên cịn lại cũng vậy để từ đó đóng góp vào thành cơng của cả nhóm.
- Các thành viên coi những xung đột là một phần của cuộc sống và họ phản ứng lại việc đó bằng cách coi đó là một cơ hội để biết đến một ý tưởng và quan điểm mới. Mọi thành viên muốn cùng nhau giải quyết những vấn đề đó.
- Các thành viên bình đẳng trong việc bàn bạc đưa ra quyết định cuối cùng nhưng mỗi thành viên đều hiểu rằng người đứng đầu (trưởng nhóm) là người đưa ra quyết định cuối cùng nếu cả đội không thể thống nhất được với nhau.
5.3.2.Cư xử của người quản lý đối với nhân viên:
Một khi nhóm đã được thành lập với số lượng thành viên nhất định nào đó và có ban hành quy chế hoạt động của nhóm, chắc chắn trong nhóm phải có một người quản lý chịu trách nhiệm tồn bộ hoạt động của nhóm. Và đương nhiên, tất cả các thành viên trong nhóm hoặc tổ chịu sự quản lý, giám sát và điều hành của trưởng nhóm. Đồng thời trưởng nhóm/ tổ phải chịu trách nhiệm tất cả những vấn đề liên quan đến sức khỏe, an tồn lao động và việc phân phối lợi ích trong nhóm. Ln ln phải thể hiện tính cơng bằng, dân chủ để các thành viên nỗ lực phấn đấu hơn nữa góp phần đạt được các mục tiêu mà nhóm đề ra.