- Phải thực sự tạo cho tâm hồn tự nhiên thanh thản:
4.3.1. Tạo ấn tượng tốt đẹp từ giây phút ban đầu:
Ấn tượng trong những giây phút đầu tiên là rất quan trọng, nó khắc sâu vào trí nhớ người nghe, nó ám ảnh họ suốt buổi diễn thuyết. Ấn tượng đó hoặc là tốt hoặc là xấu, và chính nó có tác động không nhỏ đến sự thành công hay thất bại của cuộc diễn thuyết, tuy cái đó chỉ là nhận thức ban đầu đầy cảm tính.
Vậy để tạo được ấn tượng tốt ban đầu cho thính giả, người diễn thuyết phải quan tâm đến vấn đề gì?
Trước hết là phải có tác phong chững chạc, tự tin. Không được để lộ ra bất kỳ một sơ suất nào về sự lúng túng, vụng về qua cử chỉ, động tác và nét mặt. Phải có sự chuẩn bị trước khi lên bục diễn thuyết bằng những động tác như thế nào (thao tác, sử dụng micro, tài liệu ra sao) Điều quan trọng hơn cả là câu mở đầu thế nào, sau lời chào xã giao. Câu mở đầu phải thật ngắn gọn, xúc tích, mọi người cùng hiểu và phải phù hợp với ý hoặc nội dung sắp nói sau đó. Cách đặt vấn đề như thế nào để tạo sự tò mò và hào hứng ngay từ đầu cho thính giả, có thể là:
- Trích dẫn một tấm gương nổi tiếng với một sự kiện đặc biệt có liên quan hay gần gũi với đề tài sẽ trình bày.
- Nêu lại một sự kiện nóng hổi hơm qua, hơm kia trên thơng tin đại chúng. - Đưa ra một lập luận có liên quan hoặc có quan hệ trực tiếp đến đề tài sẽ trình bày.
- Chú ý khơng mở đầu bằng cách đặt câu hỏi với thính giả hay dẫn dắt thính giả theo con đường lịng vịng, khó hiểu hoặc dùng phương pháp suy luận một cách gượng ép.
- Phải tự tin vào mình mới thuyết phục người nghe tin mình được. Tự tin khơng phải là khoe khoang, tự đề cao mình, hãy cứ trình bày tự nhiên, nhiệt thành.