Các nhân tố bên ngoài của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh dịch vụ logictics của các doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam trong thời kỳ hội nhập WTO (Trang 33 - 122)

Có nhiều nhân tố bên ngoài tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) dựa trên Mô hình kim c−ơng của M.Porter

(xem hình 1.1) để đ−a ra các yếu tố bên ngoài tác động tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gồm có:

- Các điều kiện yếu tố đầu vào, gồm 5 phân nhóm: kết cấu hạ tầng vật chất - kỹ

thuật, hạ tầng hành chính, nguồn nhân lực, hạ tầng công nghệ, thị tr−ờng tài chính.

- Các điều kiện về cầu: sở thích ng−ời mua, tình hình pháp luật về tiêu dùng, về

CNTT…

- Các ngành cung ứng và ngành liên quan: chất l−ợng và số l−ợng các nhà

cung cấp địa ph−ơng, khả năng tại chỗ về nghiên cứu chuyên biệt và dịch vụ đào tạo, mức độ hợp tác giữa các khu vực kinh tế, khả năng cung cấp tại chỗ các chi tiết và phụ kiện máy móc.

- Bối cảnh đối với chiến l−ợc cạnh tranh của doanh nghiệp, gồm hai phân

nhóm là động lực và cạnh tranh (các rào cản vô hình, sự cạnh tranh của các nhà sản xuất địa ph−ơng, hiệu quả của việc chống độc quyền).

Sau đây là một số yếu tố chủ yếu bên ngoài doanh nghiệp tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp:

• Thị tr−ờng

Thị tr−ờng là nơi tiêu thụ hàng hóa, tìm kiếm các đầu vào thông qua hoạt động mua bán hàng hóa dịch vụ đầu ra và các yếu tố đầu vào. Thị tr−ờng còn là công cụ định h−ớng, h−ớng dẫn hoạt động của doanh nghiệp, thông qua mức cầu, giá cả, lợi nhuận… để định h−ớng chiến l−ợc, kế hoạch kinh doanh. Nh− vậy, sự ổn định của thị tr−ờng có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp nói chung và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp nói riêng. Trong điều kiện thị tr−ờng lành mạnh và ổn định thì doanh nghiệp mới có điều kiện thuận lợi để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

• Thể chế, chính sách

Thể chế, chính sách là tiền đề quan trọng cho hoạt động của doanh nghiệp. Nội dung của thể chế, chính sách bao gồm các quy định pháp luật, các biện pháp hạn chế hay khuyến khích đầu t− hay kinh doanh đối với hàng hóa, dịch vụ, ngành nghề, địa bàn…. Thể chế, chính sách bao gồm pháp luật, chính sách về đầu t−, tài chính, tiền tệ, đất đai, công nghệ, thị tr−ờng… nghĩa là các biện pháp điều tiết cả đầu vào

và đầu ra cũng nh− toàn bộ quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Do vậy, đây là nhóm yếu tố rất quan trọng và bao quát rất nhiều vấn đề liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp nói chung và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp nói riêng.

• Kết cấu hạ tầng

Kết cấu hạ tầng bao gồm hạ tầng vật chất - kỹ thuật và hạ tầng xã hội, bao gồm hệ thống giao thông, hệ thống thông tin, hệ thống giáo dục - đào tạo…. Đây là tiền đề quan trọng, tác động mạnh đến hoạt động của doanh nghiệp, ảnh h−ởng đến chất l−ợng và giá cả của sản phẩm.

Để đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động bình th−ờng và nâng cao năng lực cạnh tranh, cần có hệ thống kết cấu hạ tầng đa dạng có chất l−ợng tốt. Điều đó đòi hỏi có sự đầu t− đúng mức để phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

• Các ngành công nghiệp, dịch vụ hỗ trợ

Trong nền sản xuất hiện đại, cùng với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt thì sự liên kết, hợp tác cũng phát triển mạnh mẽ. Thực tế chỉ ra rằng, khi trình độ sản xuất càng hiện đại thì sự phụ thuộc lẫn nhau càng lớn. Các ngành công nghiệp hỗ trợ không những tác động đến thời gian sản xuất, năng suất, chất l−ợng mà còn ảnh h−ởng đến giá thành sản phẩm của nhiều doanh nghiệp.

• Trình độ nguồn nhân lực

Trình độ nguồn nhân lực của quốc gia nói chung có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Trong nền sản xuất hiện đại, đặc biệt trong xu h−ớng chuyển sang kinh tế tri thức thì chất l−ợng nguồn lực của quốc gia hay vùng lãnh thổ là yếu tố đ−ợc quan tâm nhất khi các doanh nghiệp lựa chọn đầu t−. Trình độ và các điều kiện về nguồn nhân lực thể hiện ở kỹ năng của nguồn nhân lực, mức l−ơng, hệ thống l−ơng, điều kiện làm việc, sức khỏe và an toàn, đầu t− cho đào tạo, và vai trò của Công đoàn. Để nâng cao chất l−ợng nguồn nhân lực thì cần phải chú trọng đến giáo dục và đào tạo, tạo mọi điều kiện để các cơ sở đào tạo, các hoạt động đào tạo phát triển thông qua cơ chế, chính sách và các biện pháp khác của nhà n−ớc.

• Vai trò của Chính phủ

Chính phủ có thể tác động tới lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp trong một ngành thông qua việc tác động đến cả 4 nhóm nhân tố xác định lợi thế cạnh

tranh là các điều kiện yếu tố, các điều kiện nhu cầu, các ngành cung ứng và các ngành liên quan, chiến l−ợc, cơ cấu và môi tr−ờng cạnh tranh ngành.

Vai trò điều hành của Chính phủ đ−ợc xác định trên các mặt sau đây:

Thứ nhất là định h−ớng phát triển thông qua xây dựng chiến l−ợc, quy hoạch,

kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế. Định h−ớng phát triển phải đóng vai trò nh− là một kim chỉ nam h−ớng dẫn các quyết định, hành động và quan niệm của tất cả các đối t−ợng trong nền kinh tế.

Thứ hai là tạo môi tr−ờng pháp lý và kinh tế cho các chủ thể kinh tế hoạt động

và cạnh tranh lành mạnh.

Thứ ba là điều tiết hoạt động và phân phối lợi ích một cách công bằng thông

qua việc sử dụng các công cụ ngân sách, thuế, tín dụng.… Tăng tr−ởng kinh tế không phải là mục đích tự thân, mà là ph−ơng tiện mang lại một cuộc sống tốt đẹp hơn. Do vậy sự điều hành của Chính phủ còn phải chú trọng vào các giá trị nh− công bằng xã hội, bình đẳng và cơ hội ngang bằng cho mọi ng−ời.

Thứ t− là kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh tế theo đúng pháp luật và chính sách đề ra.

• Vai trò của cơ hội

Các thành phần của lợi thế quốc gia định hình môi tr−ờng cạnh tranh trong những ngành cụ thể. Tuy nhiên, cơ hội là những sự kiện xảy ra ít liên quan đến tình trạng hiện tại của quốc gia và th−ờng nằm ngoài phạm vi ảnh h−ởng của các công ty (và th−ờng cả của Chính phủ). Những cơ hội đặc biệt quan trọng ảnh h−ởng đến lợi thế cạnh tranh nh− sự thay đổi bất ngờ về công nghệ (nh− công nghệ sinh học, công nghệ vi điện tử); thay đổi về chi phí đầu vào nh− tăng giá đột ngột dầu mỏ; thay đổi đáng kể trên thị tr−ờng chứng khoán thế giới, tỷ giá hối đoái; tăng mạnh của cầu của thế giới hay khu vực; quyết định chính trị của các Chính phủ n−ớc ngoài…

Các cơ hội rất quan trọng vì chúng tạo ra sự thay đổi bất ngờ cho phép dịch chuyển vị thế cạnh tranh. Chúng có thể xóa đi lợi thế của những công ty thành lập tr−ớc đó và tạo ra tiềm năng mà các công ty mới có thể khai thác để có đ−ợc lợi thế đáp ứng những điều kiện mới và khác biệt.

1.3. Tình hình phát triển logistics ở một số n−ớc và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

1.3.1 Tình hình phát triển logistics ở một số nớc

1.3.1.1 Tình hình phát triển logistics của Trung Quốc

Là n−ớc đông dân nhất thế giới, có hoạt động sản xuất phát triển, kim ngạch XNK cao, tốc độ tăng tr−ởng kinh tế hàng năm lớn, Trung Quốc hứa hẹn tiềm năng phát triển dịch vụ logistics.

Trung Quốc là quốc gia đ−ợc đánh giá có tốc độ tăng tr−ởng kinh tế khá nhanh (trung bình khoảng 10,75%/năm). Năm 2007, GDP của Trung Quốc đạt 24,6619 nghìn tỉ NDT (t−ơng đ−ơng với 3,43 nghìn tỉ đô la), đứng vị trí thứ 4 trên thế giới. Thặng d− th−ơng mại của Trung Quốc năm 2007 đạt 262 tỷ USD [39]. Đến nay, Trung Quốc đã xây dựng hoàn chỉnh hệ thống công nghiệp hiện đại cũng nh− phát triển nhanh chóng, bền vững ngành nông nghiệp và dịch vụ th−ơng mại. Đóng góp vào sự tăng tr−ởng kinh tế của Trung Quốc có sự phát triển của logistics.

Tuy nhiên, dịch vụ logistics cũng mới thực sự phát triển trong những năm trở lại đây. Do có sự học hỏi kinh nghiệm từ nhiều quốc gia đi tr−ớc, cùng với nhận thức đúng h−ớng của các nhà hoạch định đã khiến ngành dịch vụ logistics của Trung Quốc gặt hái đ−ợc nhiều thành tựu to lớn. Tổng giá trị của ngành kinh doanh dịch vụ logistics tại Trung Quốc đã đ−a về cho ngân sách quốc gia lợi nhuận 4,64 nghìn tỷ USD trong năm 2004, cao hơn 10% so với mức trung bình của các quốc gia phát triển. Lợi nhuận của ngành dịch vụ này đang có chiều h−ớng tăng nhanh tại thị tr−ờng Trung Quốc khi đạt tới 7,38 nghìn tỷ USD trong năm 2006 và dự báo đến năm 2013 sẽ đạt 28,8 nghìn tỷ USD [38]. Năm 2001, khi Trung Quốc trở thành thành viên của Tổ chức Th−ơng mại Thế giới (WTO), Hội đồng Kinh tế Th−ơng mại quốc gia Trung Quốc cùng 5 bộ ngành đã thống nhất cho ra đời tài liệu h−ớng dẫn phát triển logistics hiện đại. Kể từ đó đến nay đã có rất nhiều cuộc hội thảo, nhiều tổ chức tham gia soạn thảo, nhiều văn bản quan trọng ra đời nhằm phát triển ngành dịch vụ logistics ở Trung Quốc, đặc biệt vấn đề phát triển logistics nằm trong kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm lần thứ 11 và là ch−ơng trình nghị sự của Quốc hội Trung Quốc diễn ra vào tháng 3 năm 2006. Theo Hội đồng cải cách và phát triển

quốc gia Trung Quốc, trong kế hoạch năm năm lần thứ 10, logistics đã đóng góp cho xã hội 158,7 nghìn tỷ NDT, tăng 1,4 lần so với 5 năm lần thứ 9. Giảm chi phí cho nền kinh tế quốc dân từ 19,4% năm 2000 xuống còn 18,6% năm 2005. Tổng giá trị gia tăng đạt 1,2 nghìn tỉ NDT, tăng 12,7% so với năm 2004. Năm 2007, tổng giá trị dịch vụ logistics là 11 nghìn tỉ đô la, trong đó tổng giá trị gia tăng của ngành dịch vụ logistics của Trung Quốc đạt 1,7 nghìn tỉ NDT, chiếm 17,6% tổng giá trị gia tăng tất cả các ngành dịch vụ của Trung Quốc, đóng góp 6,9% trong tổng GDP. Tổng khối l−ợng hàng hóa vận chuyển trong năm 2007 là 22,53 nghìn tỉ tấn. Theo dự đoán của Hiệp hội Logistics Trung Quốc, ngành dịch vụ logistics của Trung Quốc sẽ phát triển với tốc độ trung bình 16% trong vòng 3 năm tới [39].

Với sự phát triển nhanh chóng của logistics, nhiều tập đoàn quốc gia đã ra đời, trong đó phải kể đến China Ocean Shipping Company, China Shipping Company, China Post, China Railway, China Storage & Transport, Bao Steel and Cosco, Sinochem and Sinotrans… cùng nhiều công ty t− nhân và các tập đoàn n−ớc ngoài cũng tham gia vào thị tr−ờng tiềm năng này.

Để hỗ trợ tối −u cho việc phát triển ngành dịch vụ logistics, cũng nh− các ngành kinh tế khác, Chính phủ Trung Quốc đã tập trung xây dựng và phát triển đồng bộ mạng l−ới giao thông đ−ờng bộ, đ−ờng sắt, đ−ờng sông, đ−ờng biển và đ−ờng hàng không; xây dựng và hiện đại hóa hệ thống sân bay từ cấp I (cảng hàng không quốc tế của quốc gia) đến sân bay thuộc thành phố cấp II và cấp III. Mục đích là biến ngành vận tải Trung Quốc trở thành mắt xích quan trọng không thể thiếu trong kinh doanh dịch vụ logistics. Đồng thời, Trung Quốc cũng rất chú trọng xây dựng hệ thống kho bãi và phát triển hệ thống thông tin liên lạc, áp dụng các ch−ơng trình EDI, ERP, MRP & GPS cho quản lý dữ liệu mạng.

Bên cạnh sự đầu t− vào cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật thì Trung Quốc cũng rất chú trọng đến đào tạo nhân lực cho ngành logistics, tr−ớc đây chỉ có 1 tr−ờng đại học đào tạo về ch−ơng trình logistics, đến nay con số này đã tăng lên gần 200 tr−ờng đại học, cao đẳng, ngoài ra còn nhiều trung tâm đào tạo khác.

Có đ−ợc những thành tựu đó là nhờ chiến l−ợc, chính sách phát triển logistics đúng đắn từ cấp Trung −ơng đến địa ph−ơng và sự quan tâm đầu t− hợp lý của các

doanh nghiệp đối với loại hình dịch vụ đặc tr−ng của xu h−ớng toàn cầu hóa này. Chính phủ Trung Quốc coi phát triển logistics là một trong những −u tiên hàng đầu. Năm 2004, chỉ có 9 bộ ngành tham gia soạn thảo, đóng góp ý kiến về logistics thì đến nay, số bộ ngành tham gia đã lên tới 13 bộ d−ới sự quản lý của Hội đồng quốc gia [45]. Tuy nhiên, tùy từng lĩnh vực cụ thể mà mỗi bộ ngành chịu trách nhiệm khác nhau. Song song với chính quyền trung −ơng, các tỉnh, thành phố nh− Th−ợng Hải, Thiên Tân, Quảng Châu, Bắc Kinh, Quảng Đông…, cũng có những chính sách riêng nhằm phát triển logistics cho phù hợp với điều kiện từng địa ph−ơng. Chính phủ thống nhất đ−a ra nhiều chính sách −u đãi nhằm tạo điều kiện tối −u cho doanh nghiệp logistics phát triển. Ví dụ nh− điều chỉnh chính sách thuế, thông thoáng trong chính sách hải quan, khuyến khích đầu t− trong n−ớc, khuyến khích đầu t− cơ sở hạ tầng, mở cửa cho các nhà đầu t− n−ớc ngoài tham gia thị tr−ờng logistics để tranh thủ nguồn vốn, công nghệ và trình độ kỹ thuật cao…. Ngoài ra, việc quản lý hoạt động logistics còn có sự phối hợp giữa các bộ ngành liên quan, trong đó Bộ Th−ơng mại Trung Quốc nắm vai trò chủ đạo. Các Hiệp hội, đặc biệt là Hiệp Hội Logistics Trung Quốc cũng phát huy đ−ợc vai trò của mình bằng việc tổ chức, t− vấn về dịch vụ logistics, giới thiệu các công ty logistics xuất sắc với các khách hàng trong và ngoài n−ớc, và là nơi trao đổi kinh nghiệm của các thành viên. Hiệp hội còn là cầu nối giữa doanh nghiệp và Chính phủ và các cơ quan quản lý, giúp chuyển tải những kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp đến Chính phủ để có những điều chỉnh kịp thời trong chính sách và pháp luật.

Sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc cam kết sẽ là trung tâm phân phối sản phẩm công nghiệp logistics và dịch vụ kho vận cho các công ty n−ớc ngoài. Các doanh nghiệp n−ớc ngoài cũng cam kết sẽ sử dụng các sản phẩm dịch vụ logistics và kho vận đ−ợc nhập khẩu từ thị tr−ờng Trung Quốc. Những dịch vụ logistics chủ yếu đang đ−ợc cung cấp tại thị tr−ờng Trung Quốc hiện nay là các dịch vụ cơ bản về vận chuyển (đ−ờng hàng không và đ−ờng biển) và quản lý hàng vận chuyển, dịch vụ kho vận, dịch vụ đóng gói, dịch vụ chuyển phát nhanh, dịch vụ t− vấn quản lý vận tải và chuỗi cung ứng… đặc biệt là dịch vụ quản lý nhà cung cấp. Đây là một loại dịch vụ mới và hứa hẹn tiềm năng phát triển rất lớn.

Để thực hiện mục tiêu chiến l−ợc của mình, Trung Quốc đã và đang đầu t− rất nhiều cho việc xây dựng các trung tâm logistics quốc tế và cảng biển tại các vị trí chiến l−ợc trên lãnh thổ Trung Quốc: Trung tâm logistics Xiangyang Guobang (tỉnh Hubei) trải rộng trên khu vực 333.335m2, trung tâm logistics Santina (Thành phố Dongguan), cảng biển và cảng hàng không Th−ợng Hải, cảng hàng không Quảng Châu, Bắc Kinh, Shengzhen, Chendu… [45].

Nhờ những nỗ lực trên, Trung Quốc đã đạt đ−ợc những thành công nhất định. Trong Bảng xếp hạng hiệu quả hoạt động logistics (Logistics Performance Index- LPI) của Ngân hàng thế giới năm 2007, Trung Quốc đứng vị trí thứ 30, Hồng Kông đứng vị trí thứ 8 trong tổng số 150 quốc gia đ−ợc nghiên cứu [37].

1.3.1.2 Tình hình phát triển logistics của Singapore

Singapore là một trong những n−ớc đi đầu về phát triển logistics trong khu vực Đông Nam á và trên thế giới. Với lợi thế nằm ở vị trí chiến l−ợc trên tuyến đ−ờng hàng hải quốc tế nối ấn Độ D−ơng với Thái Bình D−ơng, Singapore đã phát triển thành cảng trung chuyển vào bậc nhất khu vực. Nhờ đó, Singapore đã trở thành đầu mối quan trọng trong hoạt động logistics trên phạm vi thế giới. Ngành logistics của

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh dịch vụ logictics của các doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam trong thời kỳ hội nhập WTO (Trang 33 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)