Hệ thống khuôn khổ pháp lý cho dịch vụ logistic sở Việt Nam

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh dịch vụ logictics của các doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam trong thời kỳ hội nhập WTO (Trang 70 - 72)

Một môi tr−ờng pháp lý chặt chẽ nh−ng đảm bảo thông thoáng và tôn trọng quyền tự chủ của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics có ý nghĩa hết sức quan trọng. Hiện tại, hệ thống luật chuyên ngành có liên quan đến hoạt động

logistics ở Việt Nam khá đầy đủ, nh−ng một điều luật cụ thể điều chỉnh hoạt động logistics theo đúng tiêu chí phù hợp và kịp thời thì ch−a có. ở các n−ớc, hoạt động logistics th−ờng đ−ợc điều chỉnh bởi Luật Th−ơng mại. Các n−ớc có trình độ kinh tế nh− Việt Nam (hoặc cao hơn nh− Thái Lan, Indonesia, Philipin, Malaysia, Trung Quốc) đều đ−a ra định nghĩa mới logistics thay cho định nghĩa cũ về dịch vụ giao nhận kho vận và đều không cấm n−ớc ngoài đầu t− dịch vụ logistics, song chỉ cho phép n−ớc ngoài chiếm tỷ lệ 49% là tối đa. Vậy việc Luật Th−ơng mại 2005 ra đời là một thay đổi phù hợp với xu h−ớng chung. Tuy nhiên sự đề cập đến dịch vụ logistics trong Luật Th−ơng mại 2005 mới chỉ dừng ở những vần đề chung chung, còn rất nhiều vấn đề khác liên quan đến hoạt động logistics khác thì vẫn đang bị bỏ ngỏ. Chẳng hạn, hợp đồng dịch vụ logistics vận chuyển, giao nhận, phân phối hàng hóa theo hình thức “door – to - door” từ Việt Nam ra n−ớc ngoài và từ n−ớc ngoài vào Việt Nam đ−ợc ký kết giữa các doanh nghiệp n−ớc ngoài và doanh nghiệp Việt Nam hoặc giữa các doanh nghiệp Việt Nam, khi có tranh chấp sẽ đ−ợc xử lý theo hệ thống luật nào? Nếu có những mâu thuẫn trong ph−ơng h−ớng giải quyết giữa những nguồn luật đó sẽ đ−ợc giải quyết ra sao?; Luật cũng ch−a cụ thể hóa quy chế của ng−ời chuyên chở không có tàu (NVOCC – Non - vessel Operating of Common Carrier); Luật không có quy định điều kiện đ−ợc cấp phép hoạt động cho các công ty t− nhân kinh doanh dịch vụ logistics…. Do vậy, chính quyền địa ph−ơng cấp phép theo đại trà mà không xem xét đến khả năng tài chính, cơ sở vật chất của đơn vị xin phép hoạt động khiến cho dịch vụ logistics của các công ty giao nhận địa ph−ơng giá cả cạnh tranh những dịch vụ không chắc chắn, không đảm bảo chất l−ợng.

Do vậy, để tạo điều kiện cho việc thực thi Luật Th−ơng mại một cách hiệu quả, Chính phủ ban hành Nghị định 140/2007/NĐ - CP ngày 05/09/2007 quy định chi tiết thi hành Luật Th−ơng mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với th−ơng nhân kinh doanh dịch vụ logistics đ−ợc ban hành.

Bên cạnh các quy định điều chỉnh trực tiếp dịch vụ logistics theo Luật Th−ơng mại 2005, Chính phủ ban hành Nghị định về vận tải đa ph−ơng thức số 125/2003/NĐ - CP ngày 29/10/2003 và Thông t− số 10/2004/TT - BGTVT ngày 23/06/2004 của Bộ Giao thông vận tải h−ớng dẫn thi hành Nghị định; Nghị định số

115/2007/NĐ - CP ngày 26/06/2007 về điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải biển thay thế cho Nghị định số 57/2001/NĐ - CP ngày 24/08/2001 về điều kiện kinh doanh dịch vụ biển và Nghị định số 10/2001/NĐ - CP ngày 19/03/2001 về điều kiện kinh doanh dịch vụ hàng hải; và một số văn bản pháp luật liên quan cũng đã đ−ợc sửa đổi bổ sung nh− Bộ Luật hàng hải, Luật Hải quan, Bộ luật Dân sự… góp phần tạo ra môi tr−ờng pháp lý thuận lợi cho ứng dụng và phát triển dịch vụ logistics tại Việt Nam.

Ngoài ra, sau khi Việt Nam ra nhập WTO, hoạt động logistics và việc kinh doanh dịch vụ logistics còn đ−ợc điều chỉnh bởi các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO (chi tiết nh− Phụ lục 1: Các cam kết của Việt Nam trong Tổ chức Th−ơng mại Thế giới (WTO) có liên quan đến lĩnh vực kinh doanh logistics).

Dịch vụ logistics là một chuỗi các hoạt động rất đa dạng liên quan đến nhiều lĩnh vực, địa bàn và nhiều bên, nhiều quan hệ trong đó quan hệ giữa doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuê ngoài dịch vụ logistics và doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics là rất quan trọng. Thiếu một điều luật cụ thể để điều chỉnh các quan hệ này làm cho các doanh nghiệp tham gia thị tr−ờng logistics tỏ ra rất lúng túng khi gặp phải các tranh chấp, mâu thuẫn phát sinh. Mặt khác cũng tạo thời cơ cho các doanh nghiệp n−ớc ngoài lợi dụng lỗ hổng của luật pháp để chen chân vào khai thác và chiếm lĩnh thị tr−ờng logistics Việt Nam.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh dịch vụ logictics của các doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam trong thời kỳ hội nhập WTO (Trang 70 - 72)