Tình hình phát triển logistics của Singapore

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh dịch vụ logictics của các doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam trong thời kỳ hội nhập WTO (Trang 40 - 43)

Singapore là một trong những n−ớc đi đầu về phát triển logistics trong khu vực Đông Nam á và trên thế giới. Với lợi thế nằm ở vị trí chiến l−ợc trên tuyến đ−ờng hàng hải quốc tế nối ấn Độ D−ơng với Thái Bình D−ơng, Singapore đã phát triển thành cảng trung chuyển vào bậc nhất khu vực. Nhờ đó, Singapore đã trở thành đầu mối quan trọng trong hoạt động logistics trên phạm vi thế giới. Ngành logistics của Singapore hàng năm đóng góp 7% vào GDP; tạo ra hơn 92.000 công việc và giá trị gia tăng của mỗi nhân viên đóng góp trong ngành này là 116.000 SGD [13]. Tất cả các văn phòng, trụ sở của các công ty logistics hàng đầu trên thế giới nh− Schenker, Keppel Logistics, APL Logistics, Maersk Logistics, Excel Logistics, UPS Logistics… đều có mặt ở đây. Đặc tr−ng trong phát triển logistics của Singapore chính là chính sách cảng mở và đầu t− xây dựng các trung tâm logistics (Logistics Centre).

Để thực hiện mục tiêu đ−a Singapore trở thành trung tâm logistics mang tầm cỡ thế giới, Chính phủ Singapore đã nỗ lực rất nhiều trong việc hoàn thiện hệ thống quản lý và chính sách thúc đẩy phát triển logistics. Tr−ớc hết, việc Chính phủ Singapore cho phép Hiệp hội các nhà giao nhận Singapore đổi tên thành Hiệp hội Logistics Singapore (SLA - Singapore Logistics Association) đã phản ánh sự quyết tâm của Chính phủ để thực hiện mục tiêu trên. So với Hiệp hội tiền thân, cơ cấu tổ chức và hoạt động của SLA phức tạp và mở rộng hơn, các thành viên cũng đ−ợc mở

rộng đến các nhà tích hợp hệ thống, các nhà sản xuất thiết bị…. Cùng với nhiệm vụ hỗ trợ và phát triển hoạt động logistics, SLA cũng đẩy mạnh ch−ơng trình đào tạo, huấn luyện nhằm phát triển đội ngũ lao động chuyên nghiệp và hùng hậu trong lĩnh vực logistics, và đây cũng là một trong những mục tiêu chính có ý nghĩa quan trọng trong chiến l−ợc phát triển dịch vụ logistics ở Singapore. Năm 2004, Singapore còn đề ra chính sách “một cửa” nhằm đơn giản hóa trong việc tiến hành các thủ tục hành chính liên quan tới hoạt động XNK, thông quan và trung chuyển. Chính sách này giúp cho hoạt động logistics tiết kiệm đ−ợc thời gian và chi phí trong khi hàng nằm tại cảng chờ thông quan, nâng cao năng lực cạnh tranh với các n−ớc trong khu vực và trên thế giới. Thêm vào đó, việc ứng dụng Portnet – cổng điện tử, đã giúp ngành logistics của Singapore quản lý thông tin tốt hơn, đảm bảo thông tin thông suốt hơn từ các hãng tàu, các nhà vận tải đến các nhà giao nhận hàng hóa và các cơ quan Chính phủ. Portnet sử dụng CNTT để đơn giản, đồng bộ hóa và thực hiện t−ơng tác giữa các quy trình phức tạp nh− vận chuyển và theo dõi hàng. Portnet cũng khiến cho việc chuyển giao thông tin hiệu quả hơn. Theo đó, các đối tác n−ớc ngoài có thể lên kế hoạch cho hàng ở Singapore và thông tin sau đó sẽ lập tức đ−ợc chuyển tới tất cả các bên liên quan. Chính ứng dụng này đã góp phần khiến cho Singapore trở thành cảng nhộn nhịp nhất thế giới.

Hiện tại, Singapore có trên 30.000 doanh nghiệp trong và ngoài n−ớc hoạt động trong lĩnh vực logistics, mà chủ yếu họ đóng vai trò nh− là các 3PL và 4PL. Ngành logistics cũng đóng góp hàng năm vào GDP là 7% sử dụng khoảng 92.000 lao động [12]. Theo Bảng xếp hạng hiệu quả hoạt động logistics (LPI - Logistics Performance Index), Singapore đứng vị trí thứ nhất trong bảng xếp hạng trên tổng số 150 quốc gia đ−ợc khảo sát, trở thành trung tâm logistics số một của thế giới [37]. Điểm mạnh của Singapore là chuỗi cung ứng đáng tin cậy và hiệu quả cao kết hợp với chi phí rất cạnh tranh. Cảng biển và cảng hàng không của n−ớc này đ−ợc kết nối hiệu quả với các cụm cảng trên thế giới. Cơ sở hạ tầng tốt giúp Singapore có thể vận chuyển hàng hóa tới mọi ngóc ngách trên toàn thế giới với tốc độ nhanh và hiệu quả. Hệ thống cảng biển của Singapore đ−ợc đánh giá là cảng thu hút tàu thuyền qua lại nhiều nhất khu vực Châu á, là nơi trung chuyển của hơn 400 hãng tàu lớn trên thế giới, kết nối

với hơn 700 cảng biển của trên 130 quốc gia trên thế giới. Sân bay quốc gia kết nối với hơn 150 thành phố thuộc 50 quốc gia với tuần suất khai thác cao trong vận chuyển hành khách cũng nh− hàng hóa. Cảng container của Singapore đang nổi lên nh− là cảng lớn thứ nhất trong khu vực Châu á về sản l−ợng hàng hóa xếp dỡ, đạt 27,9 triệu TEU trong năm 2007 [12]. Hiện nay, Singapore có tất cả 6 cụm cảng container đặt tại các vùng Tanjong Pagar, Keppel, Pasir Panjang, Sembawang, và Jurong. Singapore không chỉ đ−ợc biết đến nh− là cảng trung chuyển container lớn mà còn nổi tiếng là nơi tập trung gom hàng lẻ (Consolidation Cargo) lớn nhất nhì khu vực. Singapore cũng xây dựng đ−ợc một hệ thống quản lý ô tô chuyên chở container rất hiệu quả. Bên cạnh đó, đầu t− vào hệ thống kho bãi cũng là −u tiên hàng đầu của Singapore. Do vậy, Singapore đang sở hữu một hệ thống kho bãi với đầy đủ trang thiết bị hiện đại, phần lớn đ−ợc máy tính hóa. ở Singapore, hệ thống cảng biển, công ty vận tải biển, hãng hàng không, và công ty logistics đ−ợc liên kết thành một chuỗi dịch vụ theo đúng mô hình One - Stop Shop.

Singapore đã sớm biết ứng dụng CNTT vào trong hầu hết các khâu của logistics. Năm 2001, Singapore đã đầu t− 11,6 tỷ USD cho khuôn khổ kế hoạch hành động CNTT [13]. Việc đẩy mạnh ứng dụng thông tin vào trong hoạt động logistics và phát triển kinh doanh E - Logistics là b−ớc ngoặt quan trọng đối với nền kinh tế của Singapore, giúp cho các công ty có thể giao sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng và cung cấp các dịch vụ gia tăng. Ngoài ra, việc ứng dụng CNTT còn giúp tiết kiệm đ−ợc thời gian, giảm thiểu chi phí kiểm kê sổ sách, giấy tờ, giảm thiểu tổn thất trong quá trình l−u kho và thời gian l−u kho. Hiện nay, thời gian khai báo hải quan của Singapore là ngắn nhất trong khu vực Châu á, giúp giảm thiểu thời gian hàng hóa phải nằm ở Singapore chờ xếp hàng lên tàu chuyển tải. Điều này lại càng có ý nghĩa đối với hàng lẻ (LCL). Do đó, thời gian chuyển tải của hàng LCL qua Singapore đã đ−ợc rút ngắn, tiến tới gần bằng thời gian chuyển tải của hàng nguyên container (FCL). Tr−ớc kia, phải mất 4 - 5 ngày để hoàn thành mọi thủ tục dỡ hàng, đóng hàng, và làm thủ tục hải quan cho hàng trung chuyển, nh−ng hiện nay, thời gian này rút ngắn chỉ còn 1,5 - 2 ngày.

Để có đ−ợc thành công này, Singapore đã có những hoạt động rất tích cực, trong đó phải kể đến những sáng kiến nằm thu hút các công ty logistics cũng nh− các nhà sản xuất, kinh doanh n−ớc ngoài nh−: Ch−ơng trình đẩy mạnh Logistics – Logistics Enhancement and Applications Program (LEAP) trên cơ sở hợp tác giữa Chính phủ và doanh nghiệp (bao gồm công ty logistics, hiệp hội công nghiệp, viện nghiên cứu, và các nhà cung cấp giải pháp phần mềm); dự án xây dựng công viên logistics hàng không của Singapore – Airport Logistics Park of Singapore (ALPS) liên doanh giữa Civil Aviation Authority of Singapore (CAAS) và JTC Corporation với sự hỗ trợ của Singapore Economic Development Board (SEDB) và Singapore Customs and Excise Department đặt gần sân bay Changi với diện tích 26 ha và với sự có mặt của 20 công ty cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba; kế hoạch xây dựng nhà kho “Zero - GST” nhằm thúc đẩy hoạt động kho bãi trong chuỗi logistics…

Tóm lại, để trở thành trung tâm logistics hàng đầu trong khu vực cũng nh− khẳng định đ−ợc vị trí trên thế giới nh− hiện nay, Singapore đã có những dự đoán rất đúng vai trò của logistics đối với tốc độ tăng tr−ởng của nền kinh tế và từ đó có những chính sách, chiến l−ợc đầu t− đúng đắn.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh dịch vụ logictics của các doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam trong thời kỳ hội nhập WTO (Trang 40 - 43)