Khả năng thu hút nguồn lực

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh dịch vụ logictics của các doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam trong thời kỳ hội nhập WTO (Trang 64 - 67)

Khả năng thu hút các nguồn lực thể hiện năng lực cạnh tranh chiếm lĩnh các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp. Khả năng này không chỉ thể hiện năng lực đảm

bảo các yếu tố cho hoạt động kinh doanh mà còn thể hiện năng lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng ngành hoặc khác ngành kinh doanh.

Khả năng thu hút nguồn lực của doanh nghiệp tr−ớc hết là thể hiện ở khả năng huy động vốn. Hiện nay, các kênh huy động vốn chủ yếu của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp GNVT Việt Nam nói riêng là từ các Ngân hàng th−ơng mại, các Quỹ hỗ trợ phát triển, n−ớc ngoài, và ng−ời thân. So sánh các thành phần kinh tế thì khả năng huy động vốn của các công ty nhà n−ớc và các công ty có vốn đầu t− n−ớc ngoài t−ơng đối dễ dàng. Khảo sát mới đây của Phòng Th−ơng mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho thấy có rất ít doanh nghiệp nhỏ và vừa thành công trong việc tiếp cận nguồn vốn chính thức. Mức vay nợ của các doanh nghiệp nhỏ rất thấp, chỉ chiếm 8% trong tổng tài sản [26].

Bảng 2.2: Nguồn tín dụng của các loại doanh nghiệp, 2002-2004 Tỷ trọng trong tổng số tín

dụng cho các doanh nghiệp (%)

Loại doanh nghiệp

2002 2003 2004 Bình quân tín dụng/doanh nghiệp năm 2004 (tỷ đồng) Tổng số 100 100 100 16,2 Doanh nghiệp nhà n−ớc 67,3 65,7 63,1 204,2 Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 14,9 17,6 20,2 3,6

- Doanh nghiệp tập thể 0,5 0,6 0,5 1,3 - Doanh nghiệp t− nhân 1,2 1,2 1,4 0,7 - Công ty hợp doanh 0,0 0,1 0,0 2,4 - Công ty TNHH t− nhân 7,3 8,1 9,4 3,4 - Công ty cổ phần có vốn nhà n−ớc 3,6 4,2 4,1 75,5 - Công ty cổ phần không có vốn nhà n−ớc 2,2 3,4 4,8 10,4 Doanh nghiệp có vốn đầu t− n−ớc

ngoài 17,8 16,7 16,7 78,8

Qua Bảng 2.2: Tỷ trọng vay vốn tín dụng của doanh nghiệp nhà n−ớc chiếm 63,1 - 67,3% tổng nguồn vốn vay của tất cả các doanh nghiệp, bình quân 1 doanh nghiệp nhà n−ớc vay 204,2 tỷ đồng/năm (2004), cao hơn 10 lần mức bình quân vốn vay 1 doanh nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế. Vốn vay của các doanh nghiệp ngoài nhà n−ớc chỉ chiếm từ 14,9 - 20,2% tổng số vốn vay tất cả các doanh nghiệp, trung bình mỗi doanh nghiệp vay 3,6 tỷ đồng/năm, các chỉ tiêu t−ơng ứng với doanh nghiệp tập thể là 0,5% và 1,3 tỷ đồng; doanh nghiệp t− nhân là 1,4% và 0,7 tỷ đồng; công ty TNHH t− nhân là 9,4% và 3,4 tỷ đồng; công ty cổ phần có vốn nhà n−ớc là 4,1% và 5,5 tỷ đồng; công ty cổ phần không có vốn nhà n−ớc là 4,8% và 10,4 tỷ đồng; doanh nghiệp có vốn đầu t− n−ớc ngoài là 9,7% và 78,8 tỷ đồng/doanh nghiệp.

Nh− vậy, phần lớn các doanh nghiệp GNVT Việt Nam là các công ty TNHH và các công ty cổ phần (chiếm khoảng 70%) nên gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn, nhất là từ các kênh huy động vốn chính thức từ Ngân hàng. Thực tế cho thấy, khi các doanh nghiệp này chỉ dựa vào nguồn vốn ít ỏi của mình thì rất khó mở rộng kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh. Ngoài ra, khi không tiếp cận đ−ợc các nguồn vốn chính thức nh− nguồn tín dụng ngân hàng thì các doanh nghiệp GNVT Việt Nam phải vay từ các nguồn phi chính thức thông qua bạn bè, ng−ời thân, ng−ời lao động trong doanh nghiệp, và thậm chí vay nóng bằng các khoản vay nặng lãi. Tình trạng này không chỉ làm giảm khả năng huy động vốn của doanh nghiệp mà còn làm tăng rủi ro trong kinh doanh, sự bất ổn định cũng nh− chi phí sử dụng vốn. Do vậy làm giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Nguyên nhân của việc doanh nghiệp GNVT Việt Nam gặp nhiều khó khăn khi huy động vốn xuất phát từ nhiều phía. Từ phía doanh nghiệp, do thiếu thông tin, thiếu mối quan hệ với khách hàng, hiệu quả sản xuất ch−a cao, tín nhiệm đối với ngân hàng ch−a cao, thiếu tài sản thế chấp vay vốn.… Ngoài ra, có những nguyên nhân từ phía ngân hàng, từ phía môi tr−ờng kinh doanh và Nhà n−ớc.

Ngoài năng lực thu hút vốn, doanh nghiệp cần có năng lực thu hút các đầu vào khác nhau nh− nguồn lao động có tay nghề cao, công nghệ tiên tiến, vật t−.… Thực tế hiện nay cho thấy, các doanh nghiệp logistics có vốn đầu t− n−ớc ngoài có năng

lực cao hơn các doanh nghiệp GNVT Việt Nam về thu hút lao động có tay nghề cao, thu hút vật t−.… Do có vốn lớn, năng lực quản lý cao hơn, cùng với chính sách trả l−ơng cao hơn so với các doanh nghiệp vốn trong n−ớc nên các doanh nghiệp này có lợi thế trong việc thu hút đầu vào. Hiện t−ợng “chảy máu chất xám” từ các doanh nghiệp nhà n−ớc hay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh sang các doanh nghiệp có vốn n−ớc ngoài đang là vấn đề đối với các doanh nghiệp có vốn trong n−ớc. Nếu không nâng cao năng lực thu hút các đầu vào có chất l−ợng cao thì các doanh nghiệp trong n−ớc có nguy cơ thua thiệt và năng lực cạnh tranh có thể bị giảm sút trong t−ơng lai.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh dịch vụ logictics của các doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam trong thời kỳ hội nhập WTO (Trang 64 - 67)