Cở sở hạ tầng công nghệ thông tin và th−ơng mại điện tử

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh dịch vụ logictics của các doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam trong thời kỳ hội nhập WTO (Trang 75 - 76)

Việt Nam ch−a triển khai đ−ợc hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) ở tầm quốc gia, mặc dù đ−ợc xếp vào những n−ớc hàng đầu có tốc độ phát triển CNTT, nhất là mạng Internet trong vòng một thập niên qua. Tuy nhiên, chi phí Internet của Việt Nam đ−ợc xếp vào loại cao nhất thế giới gây khó khăn cho doanh nghiệp khi ứng dụng và phát triển công nghệ tin học và th−ơng mại điện tử. Hỗ trợ của Nhà n−ớc trong đầu t− xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ CNTT nh− lắp đặt hệ thống đ−ờng dây, tăng tốc độ đ−ờng truyền bằng những công nghệ hiện đại… còn hạn chế. Đây chính là điểm yếu ảnh h−ởng tới hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics của các doanh nghiệp GNVT Việt Nam, một trong những ngành dịch vụ mà thông tin là yếu tố có tầm quan trọng sống còn. Mặc dù các doanh nghiệp GNVT Việt Nam đã có nhiều ý thức trong việc áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh của mình nh−ng điều này còn kém xa so với các công ty logistics n−ớc ngoài.

Một trở ngại lớn cho doanh nghiệp trong triển khai th−ơng mại điện tử và EDI trong giao dịch và quản lý, khai quan điện tử… là phải có một mặt bằng triển khai chung. Đó là pháp luật điều chỉnh và sự triển khai đồng bộ. Các chứng từ hay hợp đồng điện tử chỉ có giá trị khi có một hệ thống pháp luật thừa nhận tính hợp pháp của nó. Luật Giao dịch điện tử của n−ớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã đ−ợc Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 là cơ sở pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong phát triển th−ơng mại điện tử. Tuy nhiên, doanh nghiệp lại gặp phải khó khăn khác là ch−a có nhiều doanh nghiệp cùng triển khai EDI một cách đồng bộ, nếu chỉ một doanh nghiệp đơn lẻ triển khai thì thông điệp điện tử truyền đi cũng không đ−ợc tiếp nhận và trở nên vô nghĩa. Hiện tại chỉ có một số cảng biển Việt Nam áp dụng EDI nh− Cảng Hải

Phòng, Cảng VICT…. Tổng cục hải quan đã đầu t− hơn 10 tỷ đồng/năm cho CNTT, nâng cấp hệ thống mạng nội bộ (LAN) và mạng diện rộng (WAN) tạo điều kiện thuận lợi hơn cho mảng dịch vụ thủ tục hải quan trong logistics [40]. Thủ tục khai hải quan điện tử đã đ−ợc triển khai thí điểm tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh nh−ng phải đến năm 2008 mới đ−ợc áp dụng trên toàn quốc.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh dịch vụ logictics của các doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam trong thời kỳ hội nhập WTO (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)