Toàn cầu hóa đi liền với yêu cầu về mở cửa và hội nhập kinh tế. Điều này đòi hỏi chiến l−ợc phát triển tổng thể hay cho một ngành, một lĩnh vực cụ thể nào của mỗi quốc gia, nhất là các n−ớc đang phát triển và đang trong quá trình hội nhập, ngành logistics lại chỉ mới ở trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển, việc nghiên cứu xu h−ớng phát triển logistics của thế giới là hết sức cần thiết để có cơ sở kết hợp với những phân tích về thực trạng năng lực cạnh tranh dịch vụ logistics của các doanh nghiệp GNVT Việt Nam để đề xuất giải pháp nhằm phát triển ngành logistics tại Việt Nam nói chung và tại các doanh nghiệp GNVT của Việt Nam nói riêng.
Một xu thế tất yếu của thời đại ngày nay là toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới. Tuy còn tồn tại nhiều mặt trái nh− hố sâu ngăn cách giàu nghèo, các giá trị văn hóa truyền thống bị đe dọa, ô nhiễm môi tr−ờng… nh−ng −u điểm rất lớn của toàn cầu hóa mà bất cứ một quốc gia nào cũng phải thừa nhận là làm cho nền kinh tế thế giới phát triển năng động và vững chắc hơn. Toàn cầu hóa làm cho giao th−ơng giữa các quốc gia, các khu vực trên thế giới phát triển mạnh mẽ và kéo theo những nhu cầu mới về vận tải, kho bãi, các dịch vụ phụ trợ…. Các công ty ngày càng có xu h−ớng v−ơn tới các thị tr−ờng xa hơn: thiết lập nhiều trụ sở tại các quốc gia khác nhau để mở rộng phạm vi hoạt động do đó cũng phải thiết lập hệ thống logistics toàn cầu để cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho mọi đối t−ợng, đáp ứng những yêu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng và tăng thu lợi nhuận. Xu thế mới của thời đại sẽ dẫn đến b−ớc phát triển tất yếu của logistics – logistics toàn cầu.
Vai trò của logistics đối với hoạt động sản xuất kinh doanh thì đã rõ nh−ng câu hỏi đặt ra là với tính chất ngày càng phức tạp của dòng vận động của hàng hóa, để đáp ứng nhu cầu cung ứng nguyên vật liệu, phân phối sản phẩm, doanh nghiệp nên tự mình thực hiện quản lý hệ thống logistics hay đi thuê dịch vụ của các hãng cung cấp. Các công ty vận tải và giao nhận với thuận lợi riêng về cơ sở vật chất sẵn có nh− kho bãi, ph−ơng tiện vận tải… mà công đoạn vận tải và tồn trữ hàng hóa là những công đoạn chủ yếu của hệ thống dịch vụ logistics đã nhanh chóng phát triển thành những nhà cung cấp dịch vụ logistics hàng đầu thế giới nh− DHL, TNT, MOL Logistics, APL Logistics, NYK Logistics…
Xu h−ớng outsourcing các dịch vụ logistics cho các LSP là một xu h−ớng khá thịnh hành vì họ không chỉ đơn thuần là ng−ời cung cấp dịch vụ vận tải đa ph−ơng thức mà còn là ng−ời tổ chức các dịch vụ khác nh−: quản lý kho hàng, bảo quản hàng hóa trong kho, gia tăng giá trị cho hàng hóa, làm thủ tục hải quan…. Ngoài ra, họ còn giúp doanh nghiệp xây dựng một dây chuyền cung ứng hợp lý với những t− vấn cụ thể: Hợp lý hóa dây chuyền vận tải, loại bỏ những công đoạn không hiệu quả; thiết kế mạng l−ới phân phối ng−ợc để thu hồi các sản phẩm đã qua sử dụng đang gây tác hại đối với môi tr−ờng; quản lý các trung tâm phân loại hàng hóa, kho bãi, lắp ráp sơ bộ tr−ớc khi chuyển đến cơ sở lắp ráp…
Trong thời đại phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và đặc biệt là CNTT, những ứng dụng của nó vào sản xuất và đời sống ngày càng tạo ra những biến đổi to lớn. Cách mạng trong lĩnh vực CNTT đã và đang làm thay đổi sâu sắc bộ mặt của nhiều ngành trong đó có logistics. CNTT và th−ơng mại điện tử làm cho các giao dịch trong quản lý chuỗi logistics có thể diễn ra nhanh chóng, hiệu quả cả về mặt thời gian và chi phí, khách hàng có thể biết đ−ợc tình hình vận chuyển và phân phối hàng hóa sản phẩm của mình chỉ bằng cách đơn giản là truy cập vào mạng thông tin toàn cầu…
Tuy nhiên, trong thời gian tr−ớc mắt, ngành logistics của thế giới phải đối mặt với những khó khăn sau:
- Nền kinh tế Mỹ suy thoái trong năm 2008 cũng làm cho các nền kinh tế lớn nh− EU và Nhật Bản suy giảm theo. Nhu cầu tiêu dùng của ng−ời dân ở các n−ớc
này giảm sút đáng kể do phải thắt chặt chi tiêu. Do đó hiệu quả hoạt động của các công ty 3PL kinh doanh dịch vụ logistics trên thế giới cũng bị ảnh h−ởng lớn do sự tăng tr−ởng chậm lại các hoạt động logistics trên thế giới.
- Sự bất ổn liên tục của giá dầu thô sẽ trực tiếp ảnh h−ởng đến tốc độ tăng tr−ởng doanh thu thuần của các doanh nghiệp 3PL. Giá dầu hiện nay chiếm khoảng 40% chi phí vận chuyển nội địa và quốc tế, trực tiếp ảnh h−ởng đến hiệu quả hoạt động của các công ty 3PL. Các nhà cung cấp dịch vụ logistics rất khó kiểm soát chi phí tăng đột ngột của mình trong khi hợp đồng cung cấp dịch vụ cho khách hàng đã đ−ợc ký từ đầu năm.
- Sự quá tải của hệ thống cơ sở hạ tầng của Mỹ và các n−ớc Châu á đang làm chi phí logistics tiếp tục tăng. Theo các chuyên gia, hệ thống vận chuyển đa ph−ơng thức của Mỹ đang phải chịu một sức ép lớn vì tốc độ đầu t− vào hệ thống cơ sở hạ tầng tăng chậm hơn so với tốc độ l−u chuyển hàng hóa tại Mỹ. Dự kiến đến năm 2020, tốc độ này sẽ dẫn đến sự ùn tắc tại tất cả các cảng biển lớn của Mỹ. Còn ở Châu á nói chung và Việt Nam nói riêng, hệ thống cơ sở hạ tầng vẫn còn kém phát triển.
- An ninh cùng các rủi ro và các vấn đề liên quan không những làm tăng chi phí chuỗi cung ứng mà cả năng suất của chuỗi cung ứng logistics.
Trên đây là những khó khăn tr−ớc mắt do chu kỳ khủng hoảng của nền kinh tế thế giới và sẽ dần v−ợt qua. Tuy nhiên, trong vài thập niên đầu thế kỷ 21, logistics trên thế giới sẽ phát triển theo những xu h−ớng chính sau:
Thứ nhất, xu h−ớng thuê ngoài dịch vụ logistics chuyên nghiệp ngày càng phổ biến.
Các chủ hàng đang chuyển từ tự mình đứng ra tổ chức và thực hiện các hoạt động logisstics để đáp ứng nhu cầu của bản thân sang đi thuê các dịch vụ logistics bên ngoài. Các công ty đa quốc gia có xu h−ớng sáp nhập lại với nhau hoặc mua lại các công ty đa quốc gia khác để lớn mạnh hơn và có sức cạnh tranh cao hơn trên thị tr−ờng toàn cầu. Quy mô ngày càng lớn thì hoạt động logistics ngày càng phức tạp đòi hỏi chi phí đầu t− và tính chuyên nghiệp ngày càng cao. Vì vậy, ngày càng có nhiều công ty đa quốc gia chuyển sang thuê dịch vụ logistics của các công ty cung
cấp dịch vụ logistics chuyên nghiệp. Còn các công ty nhỏ và vừa thì việc sử dụng dịch vụ của các LSP là nhu cầu tất yếu.
Tuy nhiên, thuê ngoài các hoạt động logistics ở các vùng trên thế giới khác nhau do sự khác biệt trình độ phát triển kinh tế. Cụ thể:
- Khu vực Châu á - Thái Bình D−ơng và Châu Âu: thuê ngoài dịch vụ vận tải nội địa và quốc tế, và dịch vụ quản lý vận chuyển;
- Khu vực Bắc Mỹ: thuê ngoài các hoạt động thanh toán, và kiểm toán hóa đơn vận chuyển;
- Khu vực Châu Mỹ La tinh: thuê ngoài các hoạt động logistics liên quan đến dịch vụ khách hàng, quản lý đơn hàng;
- Khu vực thị tr−ờng mới nổi ở Châu á: tập trung thuê ngoài các hoạt động về giao nhận và khai thuê hải quan.
Thứ hai, xu h−ớng toàn cầu hóa dịch vụ logistics.
Xu thế tất yếu của thời đại là toàn cầu hóa, dịch vụ logistics cũng không nằm ngoài quy luật đó. Các công ty logistics trên thế giới có xu h−ớng cung cấp cho các nhà sản xuất, cũng là các công ty đa quốc gia, một dịch vụ logistics tích hợp. Họ đặt trụ sở tại nhiều n−ớc trên thế giới để khai thác nguồn hàng và thực hiện nối kết các khâu “hậu cần” phục vụ cho quá trình sản xuất toàn cầu. Đơn cử, Công ty APL Logistics hiện đang cung cấp dịch vụ cho hãng quần áo The Children Places trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam, APL quản lý các đơn sản xuất hàng từ The Children phân phối cho các nhà gia công, sản xuất, đồng thời theo dõi quá trình sản xuất để giao nguyên liệu phụ đến các nhà máy gia công sản xuất, vận chuyển, điều tiết hàng thành phẩm từ nhà máy gia công đến địa điểm giao hàng theo yêu cầu của The Children. Dịch vụ của APL giúp The Children giảm 10% chi phí hoạt động cho công tác hậu cần, quản lý, nhân sự, đổi lại nhà cung cấp dịch vụ đ−ợc h−ởng phí phục vụ từ khách hàng.
Thứ ba, ph−ơng pháp quản lý kéo (Pull) ngày càng phát triển và dần thay thế cho ph−ơng pháp logistics đẩy (Push) truyền thống.
Ph−ơng pháp đẩy là ph−ơng pháp tổ chức sản xuất theo dự báo nhu cầu thị tr−ờng. Ph−ơng pháp này tạo ra hàng tồn kho và đẩy hàng ra thị tr−ờng để đáp ứng
nhu cầu thực tế. Ưu điểm của ph−ơng pháp này là đơn giản, dễ thực hiện, có nhiều thời gian để sản xuất, hạ giá thành sản phẩm nhờ phát huy hiệu quả kinh tế theo quy mô. Nh−ng chênh lệch giữa dự báo và nhu cầu thực tế sẽ khiến doanh nghiệp phải xử lý hàng tồn kho, đó là ch−a kể tạo ra khối l−ợng hàng tồn kho lớn, chu kỳ sản xuất dài, chi phí dự trữ cao, đòi hỏi l−ợng vốn l−u động lớn, vòng quay chậm.
Ph−ơng pháp kéo hoạch định kế hoạch sản xuất theo nhu cầu và đơn hàng thực tế của thị tr−ờng, có nghĩa là nhu cầu của khách hàng kéo hàng từ sản xuất về phía thị tr−ờng. Các công ty không sản xuất sản phẩm tr−ớc mà trì hoãn đến khi nhận đ−ợc đơn hàng mới tiến hành tổ chức sản xuất. Ph−ơng pháp này có −u điểm là giảm thiểu khối l−ợng và chi phí hàng tồn kho, rút ngắn chu trình sản xuất, giảm vốn l−u động, tăng vòng quay vốn, phản ứng nhanh và hiệu quả với sự thay đổi của thị tr−ờng. Nh−ng thực hiện ph−ơng pháp này đòi hỏi những yêu cầu rất khắt khe nh− phải có khả năng phản ứng nhanh tr−ớc những yêu cầu của thị tr−ờng, tổ chức và quản lý tốt hệ thống thông tin, chu trình sản xuất đáp ứng yêu cầu về tiến độ, thời gian giao hàng…
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đã đẩy vòng đời sản phẩm trở nên ngắn hơn. Vấn đề sống còn không phải là việc mở rộng quy mô sản xuất tới mức tối đa mà là phải linh hoạt thay đổi quy trình sản xuất theo nhu cầu thực tế. Do đó cần phải áp dụng ph−ơng pháp quản lý logistics kéo nhằm tối −u hóa toàn bộ hệ thống logistics thay vì chỉ tối −u hóa trong sản xuất nh−ng lại làm tăng chi phí l−u thông nh− tr−ớc đây.
Thứ t−, xu h−ớng hợp nhất, mua lại các công ty cung cấp dịch vụ logistics nhằm đạt đ−ợc lợi thế về quy mô.
Năm 2007, thị tr−ờng 3PL toàn cầu đã chứng kiến nhiều cuộc sáp nhập lớn. Điển hình là việc mua lại Eagle Global Logistics (EGL) và TNT Logistics của tập đoàn Apollo Management/CEVA, giúp cho CEVA chính thức thâm nhập vào thị tr−ờng Mỹ (chi tiết nh− Phụ lục 3: Các cuộc mua lại và sáp nhập các công ty 3PL
năm 2007). Trên thế giới hiện tại có khoảng 10 công ty 3PL hàng đầu nh−ng chỉ
chiếm 16,8% thị tr−ờng logistics trên thế giới. Phần thị tr−ờng logistics còn lại đ−ợc phân chia cho rất nhiều các công ty kinh doanh logistics trên thế giới nắm giữ. Do
đó, trong thời gian tới xu h−ớng sáp nhập và mua lại các công ty 3PL toàn cầu vẫn sẽ tiếp tục.
Thứ năm, các biện pháp nâng cao tính an toàn của hàng hóa ngày càng nhiều hơn.
Để giảm thiểu rủi ro, việc áp dụng các tiêu chuẩn về an ninh trong quản trị chuỗi cung ứng và hoạt động logistics đ−ợc −u tiên hàng đầu. Có thể kể đến:
- Các tiêu chuẩn mang tính bắt buộc nh−: ICAO, IMO/ISPS, Dangerous Goods…
- Những tiêu chuẩn khuyến khích sử dụng nh−: CSI, Known Shipper, Secure Operators…
Thứ sáu, Châu á - Thái Bình D−ơng trở thành trung tâm phân phối dịch vụ logistics.
Khi Châu á nói chung và Trung Quốc nói riêng trở thành công x−ởng của thế giới thì hàng loạt các nhà sản xuất di dời đến Châu á và các đối tác của họ cũng phải thay đổi sử dụng dịch vụ logistics do các n−ớc bản địa cung cấp. Trong số đó, Trung Quốc, ấn Độ và Việt Nam vẫn là những nơi hấp dẫn cho hoạt động đầu t− vào dịch vụ logistics. Tuy nhiên sự lạc hậu và phức tạp của hệ thống pháp luật ở 3 n−ớc này vẫn là nỗi lo cho các nhà đầu t−.