Các nhân tố bên trong của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh dịch vụ logictics của các doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam trong thời kỳ hội nhập WTO (Trang 31 - 33)

Có nhiều nhân tố bên trong tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đang sử dụng các chỉ tiêu thuộc 5 nhóm yếu tố bên trong doanh nghiệp trong việc xác định năng lực cạnh tranh gồm: Năng

lực quản lý (triết lý kinh doanh, sự tin t−ởng vào quản lý nghiệp vụ, sự hiện diện

chuỗi giá trị), chất l−ợng nhân lực (mở rộng đào tạo nhân viên), năng lực marketing (định h−ớng khách hàng, đổi mới mẫu mã, tăng c−ờng tiếp thị, mở rộng thị tr−ờng quốc tế, kiểm soát hoạt động phân phối ở n−ớc ngoài, mở rộng mạng l−ới bán lẻ),

khả năng đổi mới, và năng lực nghiên cứu và phát triển (chỉ tiêu cho nghiên cứu và

phát triển). D−ới đây là một số yếu tố chủ yếu tác động tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp:

• Trình độ và năng lực tổ chức, quản lý doanh nghiệp

Năng lực tổ chức, quản lý doanh nghiệp đ−ợc coi là yếu tố có tính quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nói chung cũng nh− năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói riêng. Trình độ tổ chức, quản lý doanh nghiệp đ−ợc thể hiện trên các mặt:

- Trình độ của đội ngũ của cán bộ quản lý: đ−ợc thể hiện bằng những kiến thức cần thiết để quản lý và điều hành, thực hiện công việc đối nội và đối ngoại của doanh nghiệp.

- Trình độ tổ chức, quản lý doanh nghiệp: thể hiện ở việc sắp xếp, bố trí cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và phân định rõ chức năng, và nhiệm vụ của các bộ phận

- Trình độ, năng lực quản lý của doanh nghiệp còn thể hiện trong việc hoạch định chiến l−ợc kinh doanh, lập kế hoạch, điều hành tác nghiệp…. Điều này có ý nghĩa lớn trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn, và do đó tác động mạnh tới việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

• Trình độ thiết bị, công nghệ

Thiết bị, công nghệ sản xuất là yếu tố rất quan trọng, ảnh h−ởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Công nghệ phù hợp cho phép rút ngắn thời gian sản xuất, giảm mức tiêu hao năng l−ợng, tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất l−ợng sản phẩm, tạo ra lợi thế quan trọng đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Đồng thời, doanh nghiệp cần đào tạo nâng cao trình độ tay nghề để sử dụng có hiệu quả công nghệ hiện đại.

• Trình độ lao động trong doanh nghiệp

Trong doanh nghiệp, lao động vừa là yếu tố đầu vào, vừa là lực l−ợng trực tiếp sử dụng ph−ơng tiện, thiết bị để sản xuất ra sản phẩm hàng hóa và dịch vụ. Trình độ của lao động tác động rất lớn đến chất l−ợng dịch vụ và chi phí của doanh nghiệp. Đây là yếu tố tác động trực tiếp tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Để nâng

cao sức cạnh tranh, doanh nghiệp cần đảm bảo chất l−ợng và số l−ợng. Doanh nghiệp cần chú trọng công tác đào tạo, đầu t− kinh phí thỏa đáng, khuyến khích ng−ời lao động tham gia vào quá trình quản lý…

• Năng lực tài chính của doanh nghiệp

Năng lực tài chính của doanh nghiệp đ−ợc thể hiện ở quy mô vốn, khả năng huy động và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, năng lực quản lý tài chính… trong doanh nghiệp. Năng lực tài chính phản ánh sức mạnh kinh tế của doanh nghiệp, là yêu cầu đầu tiên, bắt buộc phải có nếu muốn doanh nghiệp thành công trong kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh.

• Năng lực marketing của doanh nghiệp

Là khả năng nắm bắt nhu cầu của thị tr−ờng, khả năng thực hiện chiến l−ợc 4P (Product, Place, Price, and Promotion) trong hoạt động marketing, và trình độ nguồn nhân lực marketing. Khả năng marketing tác động trực tiếp tới sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, góp phần làm tăng doanh thu, tăng thị phần tiêu thụ sản phẩm, và nâng cao vị thế của doanh nghiệp. Đây là nhóm nhân tố rất quan trọng tác động tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

• Năng lực nghiên cứu phát triển của doanh nghiệp

Là yếu tố tổng hợp gồm nhiều yếu tố cấu thành nh− nhân lực nghiên cứu, thiết bị, tài chính cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), và khả năng đổi mới sản phẩm của doanh nghiệp. Năng lực nghiên cứu và phát triển có vai trò quan trọng trong cải tiến công nghệ, nâng cao chất l−ợng sản phẩm, thay đổi mẫu mã, nâng cao năng suất, và hợp lý hóa sản xuất. Do vậy, năng lực nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp là yếu tố rất quan trọng ảnh h−ởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Năng lực này càng quan trọng hơn trong điều kiện cách mạng khoa học công nghệ diễn ra mạnh mẽ trên thế giới hiện nay.

Ngoài ra, các yếu tố khác nh− vị trí địa lý, quy mô của doanh nghiệp… có ảnh h−ởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh dịch vụ logictics của các doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam trong thời kỳ hội nhập WTO (Trang 31 - 33)