Theo Báo cáo về hiệu quả hoạt động logistics của các quốc gia trên thế giới đ−ợc Ngân hàng Thế giới (WB – World Bank) công bố vào cuối năm 2007 mang tên: “Connecting to Complete: Trade Logistics in the Global Economy”, Việt Nam đ−ợc xếp ở vị trí 53 trong tổng số 150 quốc gia đ−ợc khảo sát, và đứng thứ 5 trong khu vực ASEAN (không tính Brunei) sau Malayxia, Thái Lan, Indonexia, và Singapore. Bảng báo cáo nhằm giúp các doanh nghiệp có những cái nhìn tổng quan về hệ thống logistics của từng quốc gia, đồng thời tính toán hiệu quả khi đầu t− kinh doanh. Đây là cơ sở để chúng ta có cái nhìn đúng đắn hơn về logistics và khả năng tận dụng logistics tạo ra lợi thế cạnh tranh cho quốc gia nói chung và cho từng doanh nghiệp GNVT Việt Nam nói riêng. ở vị trí số 53, hệ thống logistics của Việt Nam đ−ợc đánh giá ở mức trung bình trên thế giới và nếu so với vị trí số 1 của Singapore thì Việt Nam vẫn còn cách vị trí đó t−ơng đối xa [37]. Tuy nhiên, không thể phủ nhận những cố gắng của chúng ta cũng nh− những kết quả đạt đ−ợc trong điều kiện ngành dịch vụ logistics của chúng ta còn quá non trẻ.
Sự ra đời hàng loạt các công ty cung cấp dịch vụ logistics trong thời gian ngắn đã phần nào minh chứng cho sự phát triển nhanh chóng và hoạt động khá hiệu quả cũng nh− tỷ suất lợi nhuận cao của ngành này.
Tuy nhiên, để các doanh nghiệp GNVT Việt Nam đứng vững và cạnh trạnh đ−ợc trong điều kiện hiện nay, bên cạnh sự v−ơn lên của các doanh nghiệp, đòi hỏi phải tiếp tục cải thiện môi tr−ờng kinh doanh.
Ch−ơng 3
một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ logistics của các doanh nghiệp giao nhận vận tải
việt nam trong thời kỳ hội nhập wto