Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh dịch vụ logictics của các doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam trong thời kỳ hội nhập WTO (Trang 43 - 45)

Qua nghiên cứu, phân tích kinh nghiệm phát triển logistics của Trung Quốc và Singapore trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ logistics, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nh− sau:

Thứ nhất, cần có sự nâng đỡ của Chính phủ về cơ chế, chính sách, chế độ tài

chính và đặc biệt là sự bảo hộ khi ngành dịch vụ logistics còn non trẻ. Chính phủ cần có các biện pháp −u tiên trong phát triển ngành logistics trở thành ngành dịch vụ đóng góp nhiều vào sự tăng tr−ởng của nền kinh tế.

Thứ hai, xây dựng chiến l−ợc phát triển cụ thể cho ngành dịch vụ logistics nằm

trong chiến l−ợc tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia; tránh hiện t−ợng mỗi ngành đều xây dựng chiến l−ợc của ngành đó một cách độc lập, chỉ xuất phát từ quan điểm của ngành mình mà không có sự phối hợp với các ngành dịch vụ khác, không có tính khả thi, gây nên tình trạng đầu t− lãnh phí, kém sức cạnh tranh. Thành lập cơ quan liên ngành để phối hợp thực hiện quản lý đồng bộ, xây dựng hệ thống

văn bản pháp lý và đ−a ra các chính sách −u đãi cho hoạt động logistics nhằm thu hút vốn đầu t− n−ớc ngoài cho phát triển khu vực này.

Thứ ba, tập trung đầu t− phát triển cơ sở hạ tầng nh− đ−ờng sá, cầu cống, hệ

thống cảng hàng không, cảng biển, cảng sông, kho tàng, bến bãi, trung tâm CNTT, xây dựng các trung tâm logistics…

Thứ t−, phát huy vai trò của Hiệp hội các nhà giao nhận Việt Nam (VIFFAS)

trong việc đ−a ra các sáng kiến phát triển logistics, là nơi trao đổi kinh nghiệm và giúp đỡ các hội viên phát triển dịch vụ logistics và đồng thời là cầu nối giữa doanh nghiệp và Chính phủ và các cơ quan chuyên ngành.

Thứ năm, mở rộng hợp tác quốc tế, tránh sự đối đầu khi năng lực cạnh tranh còn yếu. Đối với ngành dịch vụ logistics, Chính phủ cần phát huy vai trò của mình trong việc khai phá thị tr−ờng cho các doanh nghiệp GNVT Việt Nam với vai trò là “bà đỡ”. Việt Nam cần phát huy vai trò này để tạo nên lợi thế cộng h−ởng khi hội nhập, trong khi năng lực cạnh tranh của chúng ta chỉ xếp loại trung bình.

Thứ sáu, tập trung đào tạo và bồi d−ỡng nguồn nhân lực đáp ứng đủ về số

l−ợng và chất l−ợng cho hoạt động logistics.

Cuối cùng, chú trọng phát triển nguồn nhân lực có chất l−ợng cao, tinh thông

nghiệp vụ, giỏi ngoại ngữ, đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Đối với ngành dịch vụ logistics, nguồn nhân lực là hết sức quan trọng vì chất l−ợng sản phẩm dịch vụ logistics phụ thuộc rất lớn vào ng−ời cung cấp dịch vụ.

Ch−ơng 2

Thực trạng năng lực cạnh tranh dịch vụ logistics của các doanh nghiệp giao nhận vận tảI Việt Nam

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh dịch vụ logictics của các doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam trong thời kỳ hội nhập WTO (Trang 43 - 45)