Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị cho dịch vụ logistics

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh dịch vụ logictics của các doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam trong thời kỳ hội nhập WTO (Trang 73 - 75)

Trong vòng 20 năm qua, đất n−ớc ta đã thay da đổi thịt. Nhiều công trình mới đã đ−ợc xây dựng. Cơ sở hạ tầng giao thông đ−ờng bộ, đ−ờng không, đ−ờng thủy nội địa, nhất là cảng biển… đã đ−ợc nâng cấp và mở rộng quy mô đáng kể. Tuy nhiên, nhìn từ góc độ phục vụ cho tốc độ phát triển kinh tế đòi hỏi thì cơ sở hạ tầng và trang thiết bị còn nhiều yếu kém. Hệ thống đ−ờng sá, giao thông, cảng biển, sân bay, kho tàng, bến bãi, cung ứng điện và năng l−ợng khác… còn nhiều bất cập. Điều này làm cho các chi phí kinh doanh nói chung và kinh doanh logistics của Việt Nam nói riêng cao hơn hẳn các n−ớc khác, bản thân các công ty logistics tốn nhiều chi phí đầu t−, làm giảm lợi nhuận của họ cũng nh− khả năng mở rộng dịch vụ.

Đặc biệt là xét về yêu cầu mức độ, tốc độ trong l−u chuyển logistics thì hệ thống hạ tầng cơ sở và trang thiết bị cho dịch vụ logistics hầu nh− ch−a đạt yêu cầu, bộc lộ rõ trong nhiều điểm sau:

- Các trung tâm cung ứng và thực hiện các dịch vụ logistics là cảng biển, sân bay, thành phố, hệ thống đ−ờng bộ và đ−ờng thủy nội địa… còn có những bất cập trong quy hoạch, phát triển, hạn chế sự phát triển ngành của dịch vụ logistics.

- Việc xây dựng các cảng ch−a tính hết đến điều kiện thời tiết, khí hậu, thủy văn, ch−a dự báo đầy đủ đến sự tăng tr−ởng của khu vực đ−ợc xây dựng cảng. Hiện nay đã xảy ra tình trạng có cảng không khai thác hết năng lực, trong khi có khu vực cảng khác lại không đáp ứng đ−ợc yêu cầu l−ợng hàng thông qua. Theo thống kê

của Hiệp hội Cảng biển Việt Nam (VPA), Việt Nam đang d− thừa cảng nhỏ, manh mún, trong khi đó cảng n−ớc sâu chỉ mới chiếm 1,15% toàn bộ năng lực cảng Việt Nam. Cảng biển đang đ−ợc container hóa nh−ng chỉ đủ sức tiếp nhận tàu container gom hàng (tàu Feeder) cỡ nhỏ. Trang thiết bị của cảng xếp dỡ container còn thua kém các n−ớc trong khu vực dẫn đến năng suất giải phóng tàu còn hạn chế. Hiện Việt Nam ch−a có cảng quốc tế cửa ngõ, cảng trung chuyển container quốc tế, cảng n−ớc sâu… đủ sức tiếp nhận tàu 9.000 TEU trở lên (120.000 – 150.000 DWT). Cảng biển quốc tế của Việt Nam thực chất cho đến nay vẫn chỉ là những bến gom hàng container cho các đầu mối trung chuyển trong khu vực nh− Singapore, Hồng Kông, Kaoshung…[9].

Trong quá trình tập trung phát triển cơ sở hạ tầng cảng biển, nhiều khi mạng l−ới giao thông nối liền cảng với các khu công nghiệp, khu chế xuất - nơi mà dòng chủ l−u của hàng hóa sẽ đi và đến – cũng đ−ợc quy hoạch ch−a thật phù hợp, với những dự báo chính xác về tăng tr−ởng khối l−ợng trong một thời gian t−ơng đối dài hạn. ách tắc trên đ−ờng đến cảng, trong vận tải nội địa do hậu quả của những việc đó đã làm nên ách tắc cho cảng, làm giảm năng lực thông quan của cảng.

- Hệ thống đ−ờng bộ cũng ch−a đ−ợc thiết kế đúng tiêu chuẩn để có thể đáp ứng đ−ợc xu thế kết hợp ngày càng chặt chẽ giữa các ph−ơng thức vận tải đ−ờng biển, đ−ờng sông, và đ−ờng hàng không. Các xa lộ mới chỉ đ−ợc thiết kế cho xe trọng tải không quá 30 tấn l−u thông, trong khi theo tiêu chuẩn quốc tế, trọng l−ợng một container 40 feet có hàng lại lớn hơn 30 tấn. Ngoài ra khả năng bảo trì và duy tu đ−ờng bộ một cách thích hợp còn nhiều hạn chế. Việc cấm các xe tải hoạt động vào giờ cao điểm, hạn chế tốc độ trên các tuyến đ−ờng giao thông đ−ờng bộ làm suy giảm và chậm trễ lại dòng l−u chuyển hàng hóa trong hoạt động logistics.

- Đ−ờng sắt: năng lực vận tải ch−a phát huy đ−ợc vì cơ sở hạ tầng, thiết bị của ngành đ−ờng sắt của Việt Nam còn nhiều lạc hậu. Với hệ thống đ−ờng đơn, khổ hẹp, thiết bị trang bị cũ và có tuổi thọ lên đến hàng trăm năm, công nghệ điều hành vận tải ch−a hiện đại, năng suất thấp, chi phí cao, trong vòng 4 – 5 năm trở lại đây thị phần vận tải đ−ờng sắt vẫn chỉ giao động ở mức 13,5 - 15,5% tổng khối l−ợng luân chuyển hành khách và khoảng 10% tổng khối l−ợng luân chuyển hàng hóa nội địa.

- Đ−ờng hàng không: Năng lực vận chuyên đ−ờng hàng không thấp, mùa cao điểm không đủ máy bay, sân bay ch−a có nhà ga hàng hóa và khu vực riêng cho hoạt động logistics.

- Các trung tâm logistics: Việt Nam ch−a hình thành các trung tâm phân phối hàng hóa lớn, hệ thống kho còn ch−a đạt tiêu chuẩn quốc tế, thiếu kho chuyên dụng, kho lạnh…

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh dịch vụ logictics của các doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam trong thời kỳ hội nhập WTO (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)