tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp huyện
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là việc trang bị và bổ sung tri thức, kỹ năng cũng như phẩm chất đạo đức cho cán bộ nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công việc. Trang bị hệ thống thế giới quan, nhân sinh quan, phương pháp luận chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, hệ thống tri thức chun mơn, kiến thức lãnh đạo, quản lý và kỹ năng nghề nghiệp cho cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ quy hoạch vào các chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp huyện nhằm đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập sâu rộng vào cộng đồng quốc tế. Góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt đương chức và quy hoạch cấp huyện có phẩm chất đạo đức, thái độ, hành vi ứng xử và kỷ luật nghề nghiệp, tận tụy với
công vụ và sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa.
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ vừa là yêu cầu trước mắt, vừa là nhiệm vụ lâu dài. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cũng là một khâu quan trọng trong công tác cán bộ.
Do đó, phải đặc biệt chú trọng phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, tạo nguồn cán bộ chủ chốt cấp huyện. Phấn đấu đào tạo đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện dưới 45 tuổi ít nhất phải có trình độ đại học về chun mơn, cao cấp về lý luận chính trị. Đào tạo, bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm, đề bạt; khắc phục tình trạng bầu cử, bổ nhiệm rồi mới đưa đi đào tạo.
Chú trọng việc thường xuyên bồi dưỡng cập nhật những kiến thức mới về quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho cán bộ lãnh đạo, quản lý. Kết hợp chặt chẽ học đi đôi với hành, học tập lý luận với nâng cao phẩm chất, đạo đức và rèn luyện trong thực tiễn cơng tác.
Nội dung, chương trình đào tạo phải thiết thực với yêu cầu hoạt động thực tiễn xã hội, tức là, lý luận phải gắn với sự vận động thực tiễn khách quan, khả năng nâng cao năng lực, trí tuệ cho đội ngũ đảng viên, cán bộ lãnh đạo trong việc xử lý các vấn đề thực tiễn một cách khoa học. Đặc biệt, phải bảo đảm sự cân đối nhằm cung cấp cho người học tri thức khoa học, kỹ năng xử lý tình huống chính trị thực tiễn. Nội dung chương trình sát với việc nhận thức và giải quyết vấn đề thực tiễn đang diễn ra trong xã hội.
Nội dung bồi dưỡng bảo đảm cập nhật kiến thức mới và kỹ năng nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn chức danh đối với từng đối tượng ở từng vị trí cơng tác, phù hợp tình hình mới và yêu cầu cụ thể của từng lĩnh vực, địa phương, vùng, miền; bảo đảm cân đối việc bổ sung kiến thức, nâng cao kỹ năng chuyên môn với giải đáp những vấn đề thực tiễn cụ thể mới đang diễn ra trong ngành, địa phương.
Quá trình đào tạo, bồi dưỡng địi hỏi tính thường xun, liên tục; bởi lẽ, tri thức và các tình huống thực tiễn ln vận động và thay đổi theo thời gian. Không thể rập khuôn nội dung đào tạo, bồi dưỡng một cách cứng nhắc và bất biến với sự vận động khách quan. Đảng viên, đặc biệt là cán bộ chủ chốt cấp huyện phải biết vận dụng linh hoạt phương pháp luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào q trình điều hành thực tiễn.
Ngồi ra, q trình đào tạo bồi dưỡng còn gắn với nguyên tắc học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy “lý luận đi đơi với thực tiễn”, “lý luận và thực hành phải luôn đi đôi với nhau”, “lý luận phải liên hệ với thực tế” [75, tr.292]. “Thực tiễn khơng có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù qng. Lý luận mà khơng có liên hệ với thực tiễn là lý luận suông” [74, tr.496].
Để đạt được những yêu cầu cơ bản này, công tác đào tạo, bồi dưỡng cần phải đổi mới trong từng khâu. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng cần phải thiết kế phù hợp với yêu cầu thực tiễn, đủ khả năng giải quyết đúng các vấn đề đang hiện hữu trong thực tế một cách thuyết phục, phù hợp quy luật khách quan.
Kết luận số 57-KL/TW, ngày 08/3/2013 của Ban Bí thư Trung ương “về tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp” đã nhấn mạnh: “Cần định hướng nội dung bảo đảm giữ vững các nguyên lý cơ bản và phương pháp luận biện chứng khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối và quan điểm của Đảng; phải bao gồm cả về nguyên lý cơ bản và kiến thức mới, cả lý luận chung và kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý có tính chất kỹ năng, kỹ thuật; gắn với thực hiện việc nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn”.