- Về sức khỏe, độ tuổi và kinh nghiệm: Đủ sức khỏe để thực hiện
1.2.3.6. Bố trí, luân chuyển cán bộ chủ chốt cấp huyện
xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện.
Điều động, luân chuyển cán bộ nhằm đạt được một số mục tiêu chính sau đây:
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Rèn luyện, thử thách và khảo nghiệm cán bộ để làm căn cứ cho việc bố trí, sắp xếp và sử dụng cán bộ lãnh đạo, quản lý theo quy hoạch.
- Tạo điều kiện cho cán bộ khi hết hai nhiệm kỳ làm lãnh đạo, quản lý được chuyển sang một công tác mới phù hợp với năng lực và sở trường của cán bộ.
- Phá vỡ thế khép kín, cục bộ địa phương trong công tác cán bộ hiện nay.
Sở dĩ luân chuyển cán bộ là khâu đột phá bởi vì nếu làm tốt cơng tác ln chuyển cán bộ sẽ thúc đẩy việc đánh giá cán bộ, quy hoạch và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Tuy nhiên, luân chuyển cán bộ chỉ có thể trở thành khâu đột phá và phát huy tác dụng tốt khi nó được kết hợp chặt chẽ đồng bộ với các khâu khác của công tác cán bộ. Cán bộ chủ chốt cấp huyện cần được luân chuyển để đảm bảo cơ cấu, số lượng hợp lý, phù hợp với sở trường công tác của cán bộ. Tạo điều kiện cho cán bộ trẻ có triển vọng đi vào rèn luyện trong thực tiễn, sát cơ sở, bộc lộ tài năng, khắc phục tình trạng khép kín trong từng ngành, từng địa phương, từng tổ chức, tạo nên sự đồng đều về chất lượng cán bộ từng cấp.
Căn cứ vào nhu cầu công tác và năng lực cán bộ, cấp ủy Đảng lập kế hoạch luân chuyển cán bộ lãnh đạo và lãnh đạo cơ quan Nhà nước, đoàn thể tổ chức thực hiện theo một quy trình chặt chẽ. Những cán bộ luân chuyển theo quy hoạch được cấp ủy theo dõi đánh giá thường xuyên, giao nhiệm vụ kịp thời. Trong quá trình luân chuyển, cán bộ cần được chuẩn bị thật tốt về tư tưởng, nơi đi và đến, điều kiện làm việc. Công tác chuẩn bị phải tiến hành
thận trọng, công phu, tình nghĩa và trách nhiệm. Đồng thời coi trọng công tác kiểm tra thực hiện việc luân chuyển cán bộ, nghiên cứu việc đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ trước, sau khi luân chuyển; tiếp tục tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh công tác luân chuyển cán bộ nhằm từng bước đưa luân chuyển cán bộ trở thành nền nếp thường xuyên, góp phần thực hiện thắng lợi chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Luân chuyển cán bộ phải căn cứ vào năng lực, sở trường của cán bộ, nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị, quy hoạch cán bộ và ý định bố trí cán bộ sau luân chuyển để lựa chọn cán bộ, địa bàn luân chuyển cán bộ cho phù hợp.
Trong cơng tác bố trí ln chuyển cán bộ phải chống tư tưởng cục bộ, khép kín, khơng muốn nhận người từ nơi khác đến; hoặc lợi dụng luân chuyển để đưa người trung thực, thẳng thắn, người có năng lực khơng hợp với mình đi nơi khác.
Khắc phục nhận thức sai lệch, cho rằng cán bộ đã qua luân chuyển phải được bố trí ở cương vị cơng tác cao hơn.
Ln chuyển cán bộ để điều chỉnh việc bố trí cán bộ hợp lý hơn, tăng cường cán bộ cho những nơi có nhu cầu cấp thiết, nhất là cơ sở.