.Khái niệm nước dùng

Một phần của tài liệu Giáo trình Chế biến món ăn 1 (Nghề Kỹ thuật chế biến món ăn) (Trang 89)

1.1. Khái niệm

Nước dùng là một nhóm bán thành phẩm có trạng thái lỏng, trong, vị ngọt, hương thơm tự nhiên của các loại nguyên liệu thực phẩm như xương, thịt (gia súc, gia cầm, cá) các loại rau, củ và các loại gia vị…

Nước dùng được dùng để chế biến các món ăn: ăn sáng, ăn chín… Đặc biệt, trong món ăn Âu, nước dùng đóng vai trị quan trọng và nó là thành phần chủ yếu để chế biến nước xốt, xúp và nhiều món ăn khác.

1.1.1. Phân loại nước dùng

Nước dùng để chế biến món ăn Âu và món ăn Á khác nhau về mùi vị, màu sắc và phương pháp chế biến, nhưng tựu chung lại đều xuất phát từ những ngun liệu chính và có thể phân loại như sau:

- Căn cứ vào nguồn gốc các món ăn: + Nước dùng Á

+ Nước dùng Âu

- Căn cứ vào nguồn gốc các loại ngun liệu chính: + Nước dùng bị

+ Nước dùng gà + Nước dùng lợn + Nước dùng cá

+ Nước dùng rau củ quả

- Căn cứ vào màu sắc của nước dùng có thể phân loại như sau: + Nước dùng trắng

+ Nước dùng nâu

- Thịt: phải tươi, khơng ơi, chọn loại thịt khơng có mỡ nhiều nạc. Thường chọn thịt loại 2, loại 3 đối với gia súc như trâu, bò, cừu, lợn… Đối với gia cầm, chọn gà mái thịt chắc, ninh lâu nước sẽ ngọt.

- Xương: Thường dùng tất cả các loại xương (trừ xương thủ vì có mùi hơi), các loại xương như xương ống, xương bay, xương sống, sương xườn. Yêu cầu xương tươi, không ôi, khi nấu nước dùng mới không bị đục.

- Các loại rau, củ, quả và gia vị: Chọn các loại rau có nhiều chất ngọt như su hào, cà rốt, hoa lơ, nấm tươi, hành tây, cần tỏi tây… Tất cả đều chọn tươi ngon, không già úa, không héo, không nát.

- Gia vị: Nước dùng Á và nước dùng Âu sử dụng hệ gia vị khác nhau

+ Gia vị nước dùng Á: gồm muối, vỏ chanh, vỏ quýt, quế chi, hoa hồi, thảo quả, gừng, hành, hạt tiêu. Tùy theo từng loại nước dùng mà nêm các gia vị cho phù hợp.

+ Gia vị nước dùng Âu: gồm muối, hạt tiêu, nụ đinh, hành, tỏi, lá thơm Thyme, Bayleaf, Parsley… Tùy từng loại nước dùng mà cho các gia vị thích hợp.

1.1.3. Dụng cụ nấu nước dùng

Dụng cụ thủ công: dụng cụ nấu nước dùng thường là nồi có dung tích từ (20 lít, 30 lít, 50 lít…) thành cao, vỏ dày, khi đun tích nhiệt được nhiều tạo khả năng thuận lợi để duy trì sơi âm ỉ.

*Chú ý: Dụng cụ thường được làm bằng hợp kim nhôm, inox, sắt tráng

men. Không được sử dụng những dụng cụ bằng đồng, gang như nồi đồng, xanh đồng, nồi gang… vì sẽ làm mất đi các chất dinh dưỡng, (như mùi vị lạ) khi chế biến làm ảnh hưởng đến chất lượng món ăn và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người ăn.

Dụng cụ nấu công nghiệp: để nâng cao năng suất lao động trong chế biến món ăn, người ta đã sản xuất các loại nồi hơi, nồi điện, nồi đun bằng gas cỡ lớn có thể tích từ 50 lít đến 200 lít, được lắp đặt cố định, có van an tồn, van cấp nước, vòi nước rất tiện lợi về vận hành và lau chùi vệ sinh sau làm việc.

2.2. Kỹ thuật chế biến nước dùng bò, gà

Khái niệm: Là loại nước dùng được chế biến từ thịt, xương bò dùng để chế biến các món ăn phở bị, lẩu bị, và các món ăn chế biến từ thịt bị, gà.

2.2.1. Nguyên liệu: xương bò, thịt bò, xương gà, quế chi, hoa hồi, thảo quả… 2.2.2. Quy trình chung chế biến nước dùng từ động vật (sơ đồ sau):

Xương

Rửa sạch

Cắt thái, chặt miếng

(Thêm bước trần)

Nước lạnh (sôi)  Đun sôi, hớt bọt

Chất thơm  Đun sôi âm ỉ - Nếu là dùng bò: 8 đến 10 giờ - Nếu là gà lợn: 2-4 giờ - Nếu là cá : 45 phút – 1 giờ - Nếu là rau : 30 – 45 phút Sau đó :Lọc trong

Gia vị  Sôi trở lại

Được nước dùng trong *. Nước dùng đại gia súc (trâu, bị…)

Quy trình: xương bị, thịt bị các loại được làm sạch. Xương đập dập, được chần qua nước sôi, rửa sạch bằng nước lạnh. Thịt cắt thái to rồi cho vào nồi với xương và nước lạnh. Tỷ lệ xương thịt/ nước: 4 – 6 kg xương thịt thì dùng 8 – 10 lít nước. Đun sơi, hớt bọt, hạ nhiệt độ cho sôi nhỏ lăn tăn, thỉnh thoảng lại hớt bọt tiếp. Sau khi hớt bọt, cho gừng khô nướng, hành nướng đập dập. Nếu có cả xương và thịt, khi ninh được 2 – 3 giờ thì với thịt ra. Đun tiếp đến 8 – 10 giờ là được.

Nếu nước dùng để nấu phở, ta cho thêm quế chi, hoa hồi, thảo quả. Khi nấu nước dùng, không được khuấy, đảo và không nêm gia vị khi ninh. Quế chi, hoa hồi, thảo quả nên cho vừa phải, nếu dùng nhiều quá nước dùng sẽ bị hắc.

Khi được nước dùng, ta đem gạn lọc, sau đó đun sôi trở lại và nêm gia vị, ta được nước dùng bị trong.

2.3.u cầu sản phẩm:

Nước dùng có màu nâu nhạt trong, khơng có váng mỡ, vị ngọt mùi thơm đặc trưng. Dùng để biến các món ăn có nguồn gốc từ thịt bị. Ví dụ: các loại lẩu bị, phở bò…

Yêu cầu cảm quan của các loại nước dùng chế biến từ động vật - Nước dùng phải trong

- Trên bề mặt khơng có váng mỡ

- Có mùi thơm đặc trưng của từng loại nước dùng

- Có vị ngọt của các nguyên liệu như xương, thịt động vật đem nấu và khơng có vị chua.

3.Thực hành chế biến các món phở, bún 3.1. Phở tái chần

3.1.1.Nguyên liệu:

Bánh phở thái 1,5kg Hành khô 30g

Thịt bò loại 1 0,5kg Hành tây 30g

Nước dùng 3 lít Chanh 2 quả

Tiêu bột 5g Dấm 0,1 lít

Gừng 30g Tương ớt một ít

Hành hoa 0,1kg Rau mùi 2 mớ

Nước mắm 0,1 lít Ớt tươi 2 quả

Muối 10g Mỳ chính 10g

Thảo quả, hoa hồi, quế 3.1.2.Quy trình kỹ thuật:

- Nước dùng nấu như đã trình bày trong món phở bị chín.

- Hành hoa nhặt rửa sạch, phần gốc cắt hơi dài chần qua, còn dọc hành cùng rau mùi thái nhỏ.

- Lấy bánh phở đã thái nhúng vào nước nóng 70-80C khuấy tơi bánh phở, để ráo nước cho vào bát to.

- Hành tây thái mỏng theo chiêu ngang của củ.

Thịt bò thái to bản, ngang thớ thật mỏng chần qua nước dùng đang sơi, bày lên bánh phở, trên thêm ít gừng thái chỉ, hành chần hành tây thái chỉ, rắc hành hoa, rau mùi, chan nước dùng ngập bánh, rắc tiêu ăn nóng. Khi ăn bày nước mắm, chanh ớt, dấm trên bàn để người ăn tự chế theo khẩu vị.

Yêu cầu cảm quan:

Thịt bị chín tái khơng sống q, ăn mềm khơng dai. Bánh phở giịn, không nát. Nước dùng trong ngọt, thơm đặc trưng, vị vừa ăn

3.2. Phở gà

3.2.1.Nguyên liệu:

Tên nguyên liệu Khối lượng Tên nguyên liệu Khối lượng

Bánh phở thái 1,5kg Nước mắm 0,1 lít

Gà ta 0,7kg Hành khô 30g

Xương lợn, gà 2kg Lá chanh 5 lá

Tôm nõn khô 0,1kg Chanh 2 quả

Tiêu bột 3g Tương ớt một ít

Mỳ chính 0,1kg Hành hoa 10g

3.2.2 Quy trình kỹ thuật:

- Gà rửa kỹ trong bụng cho ra hết nước đỏ, cài cánh và chân lại cho gọn rồi cho vào nồi luộc chín tới, vớt ra để nguội, lọc lấy thịt thái miếng to bản, hơi dầy (dầy?cm).

- Xương lợn rửa sạch, ghè vỡ bỏ vào nồi cùng với xương gà, đổ khoảng 5 lít nước, đun sơi, hớt bọt, giảm nhiệt độ cho sôi lăn tăn. Hành khô, gừng nướng cháy, bỏ vỏ rửa sạch, đập dập bỏ vào nồi ninh cùng nước xương khoảng ? vài giờ, sau đó bỏ muối vào khi thịt đã dóc xương ra, lọc lấy nước dùng trong, nêm vừa gia vị.

- Hành hoa nhặt rửa sạch, phần gốc cắt hơi dài trần qua, phần trên thái nhỏ. - Lá chanh tước bỏ sống lá, rửa sạch thái chỉ nhỏ.

- Rau mùi nhạt rửa sạch thái rối.

- Bánh phở đã thái nhúng vào nước nóng khoảng 70-80C khuấy tơi bánh phở cho vào bát to, bày thịt gà lên trên phở, rắc hành, mùi lá chanh, hành chần, chan nước dùng ngập bánh, ăn nóng. Khi ăn bày chanh ớt, dấm trên bàn, để ngươi ăn tự chế theo sở thích.

3.2.3.Yêu cầu cảm quan:

Thịt gà mềm không dai. Bánh phở mềm không nát. Nước dùng trong, ngọt, thơm mùi thịt gà, béo ngậy.

3.3. Các món phở khác

3.4. Bún thang

3.4.1.Nguyên liệu:

Tên nguyên liệu Khối lượng Tên nguyên liệu Khối lượng

Bún 1,5kg Tiêu bột 3g

Thịt gà 0,3kg Hành hoa 50g

Thịt vịt 0,3kg Cà cuống một ít

Giị lụa 0,1kg Tương ớt một ít

Tơm khơ 0,1kg Rau mùi, răm 2 mớ

Xương lợn 1kg Gừng 20g

Trứng vịt 2 quả Mỳ chính 5g

Trứng vịt muối 3 quả Chanh quả 3 quả

Nước mắm 0,2 lít Ớt tươi 3 quả

3.4.2. Quy trình kỹ thuật:

- Thịt gà, vịt cho vào nồi nước dùng luộc chín vớt ra thái chỉ, giị lụa thái chỉ, ½ tơm khơ ngâm nước cho mềm, để ráo nước, rang chín rã bơng. Trứng muối luộc chín bỏ lịng trắng, lòng đỏ thái khoanh mỏng.

- Trứng đánh tan tráng mỏng thái chỉ để riêng. Hành răm rửa sạch thái rối.

- Xương cho vào nồi nấu nước dùng thật trong, cho nốt số tơm nõn khơ cịn lại vào nấu cùng nước dùng.

- Gừng hành nướng chín vàng, thơm, đập dập cho vào nồi nước dùng. Lọc nêm vị nước mắm, mỳ chính đun sơi.

- Bún chần qua nước nóng 80C, vớt ra để ráo nước.

- Bày bún vào bát phía trên bày thịt gà, thịt vịt, giị lụa, tơm khơ trứng tráng mỏng. Mỗi thứ một góc. Chính giữa bày một lát trứng muối. Rắc rau thơm, mùi lên trên. Chan nước dùng đang sơi lên trên ăn nóng kèm chanh, mắm tơm, tương ớt, nước mắm cà cuống.

3.4.3.Yêu cầu cảm quan:

Bát bún nhân có màu sắc đẹp, hài hịa. Nước dùng trong, mùi thơm,vị ngọt, các ngun liệu chín mềm khơng xác.

3.5. Bún bị giị heo (món ăn huế)

3.5.1.Ngun liệu

Tên ngun liệu Khối lượng Tên nguyên liệu Khối lượng

Bún 1,5kg Dầu rán 0,1 lít

Chân giị 1,5kg Rau thơm 2 mớ

Thịt bị nạm 0,5kg Mùi tàu 1 mớ

Xương lợn 0,5kg Rau mùi 2 mớ

Gừng 50g Rau xà lách 0,2kg

Hành khô 30g Hoa chuối tây 1 cái

Sả 5 củ Bắp cải 1cái nhỏ

Hành hoa 0,1kg Tiêu, muối, mỳ chính, ớt bột, mắm, tơm, đường, mắm, chanh, ớt tươi

Hạt điều 15g

3.5.2. Quy trình kỹ thuật:

- Xương lợn nấu nước dùng. Cho chân giò đã sơ chế vào chần qua (nguyên chiêc) rồi bỏ ra chặt miếng to khoảng 75g, cho lại chân giò và thịt bò vào nước

dùng đun cùng. Khi chân giò đã mềm cho các gia vị thơm (gừng, hành nướng, sả đập dập), rồi vớt chân giò ra. Khi thịt bò mềm vớt ra thả vào nước lạnh ngâm vài phút, để nguội cho vào ngăn mát tủ lạnh 30 phút, thái lát mỏng.

- Nêm vào nước dùng muối mì chính( có thể cho đường nếu theo khẩu vị miền nam, Huế), cho thêm ớt bột trưng, mầu hạt điều.

- Chần bún cho ra bát, xếp thịt bò chân giò, hành hoa, mùi tầu thái nhỏ lên trên rồi chan nước dùng.

- Phục vụ ăn nóng cùng với rau sống gồm: hoa chuối thái mỏng ngâm nước phèn, rửa sạch, bắp cải thái sợi nhỏ, rau xà lách thái khúc và rau mùi, rau thơm, chanh, ớt thái lát, nước mắm, tương ớt, ớt bột trưng, mắm tôm.

3.5.3.Yêu cầu cảm quan:

Chân giị ngun miếng chín mềm, thịt bị mềm, nước trong, ngọt, thơm, có váng mỡ màu vàng nhạt, vị vừa ăn hơi cay.

3.6. Các món bún khác (Theo u cầu)

Câu hỏi ơn tập 1/ Trình bàyquy trình chung chế biến nước dùng bị? 2/ Trình bày quy trình chế biến món bún thang?

3/ Trình bày quy trình chế biến nước dùng từ gia cầm?

BÀI 7: CHẾ BIẾN CÁC MÓN MỲMã bài: CBMA 07 Mã bài: CBMA 07

Giới thiệu: Trang bị cho người học các kiến thức cơ bản về cách xào và

chế biến một số món mỳ thơng dụng trong nhà hàng

Mục tiêu:

- Trình bày được khái niệm xào và trình tự chế biến các món mỳ; - Chế biến được các món mỳ theo đúng yêu cầu, thẩm mỹ và thời gian; - Rèn luyện được tính cẩn thận, an tồn vệ sinh cho người và phương tiện.

Nội dung chính: 1. Khái niệm xào

Xào là phương pháp chế biến món ăn, thực phẩm được đảo trộn và làm chín nhờ sự truyền nhiệt từ đáy chảo và chất béo

2.Đặc điểm kỹ thuật

Đun khô chảo, cho một lượng dầu, mỡ đủ để láng chảo và ngấm vào thực phẩm, đun dầu nóng già, phi thơm hành tỏi lần lượt cho các loại nguyên liệu

theo nguyên tắc phối hợp nguyên liệu (lâu chín cho vào trước, chóng chín cho vào sau) sau đó nêm vị thực phẩm chín đều bắc ra ngay. Ngồi ra cũng có thể làm chín riêng từng loại rồi trộn đều. Trong khi xào thường sử dụng thao tác xóc chảo để đảo trộn nguyên liệu

+ Nguyên liệu: Đối với nguyên liệu động vật phải chọn loại non mềm không được già, dai, và được cắt thái mỏng hoặc nhỏ. Nguyên liệu thực vật chọn các loại rau không quá già, thường được cắt khúc. Các loại củ, quả cũng thường được thái mỏng, nhỏ. Nhìn chung các loại thường được cắt thái đồng đều về kích thước và hình dạng.

+ Nhiệt độ: khi xào thường phải cấp nhiệt mạnh, liên tục thì sản phẩm mới mềm, khơng dai, không chảy nước. Tuy nhiên ở một số trường hợp sau khi xào lại tiếp tục sử dụng phương pháp làm chín khác thì có thể sử dụng một số ngun liệu khác với các loại trên và có thể sử dụng ở các mức nhiệt độ thấp hơn.

+ Thời gian: Tương đối nhanh

Dụng cụ để xào thường dùng loại sâu đáy, hạn chế dùng chảo đáy bằng (lập là) để xào tránh hiện tượng nước tiết ra (chích ly) từ nguyên liệu lại ngấm trở lại nguyên liệu. Đối với chảo sâu đáy nước đọng ở đáy chảo không tiếp xúc nhiều với nguyên liệu

Yêu cầu sản phẩm: Trạng thái khơ ráo. Thực phẩm là động vật chín tới, mềm khơng dai, thực phẩm thực vật chín tới, giịn, khơng nhũn nát. Có mùi thơm đặc trưng.

Ứng dụng:

+ Xào giòn: phở xào giòn

+ Xào lăn: thịt bò xào lăn, thịt lợn xào lăn. + Xào có xốt: sườn xào chua ngọt

*Chú ý: Các loại nguyên liệu cần xào phải được chuẩn bị sẵn sàng sắp xếp

các loại gia vị theo thứ tự dễ lấy để thao tác khơng gặp trở ngại. Đồng thời diện tích đáy chảo phải tương ứng với lượng thực phẩm xào để cho nguyên liệu tiếp xúc đều với nguồn nhiệt làm cho sản phẩm chín đều.

3. Thực hành chế biến các món mỳ3.1. Mỳ xào giịn 3.1. Mỳ xào giịn

3.1.1.Ngun liệu (2 đĩa):

Tim, bầu dục 200g Hành hoa 50g

Thịt bò loại 1 100g Hành khô 50g

Hoa lơ 100g Tỏi khô 50g

Hành tây 100g Tiêu 3g

Cà rốt 100g Muối 10g

Cần tây 100g Bột đao 10g

Tỏi tây 50g Mỳ chính 5g

Cà chua 100g Rau mùi 1 mớ

Dầu rán 200ml Mỳ trứng 400g

Nguyên liệu trang trí 3.1.2. Quy trình chế biến:

- Mỳ trứng chần qua nước sơi. Đun mỡ nóng già thả mỳ trứng vào chao giịn, vớt ra để ráo bày vào đĩa.

- Tim thái mỏng, bầu dục bỏ hoi, thái mỏng, ướp tiêu muối. - Thịt bò lọc gân xơ thái mỏng ngang thớ, to bản, ướp tiêu muối.

- Cà rốt gọt vỏ thái mỏng, hoa lơ cắt miếng, hành tây bổ cau, cà chua bổ cau, cần tây, tỏi tây rửa sạch cắt khúc.

- Hành hoa cắt khúc, hành tỏi băm nhỏ.

- Phi thơm hành tỏi cho thịt bò, tim bầu dục vào xào, cho tiếp hành tây, cà rốt, cần tỏi tây, cà chua, hành hoa cào đảo đều (chu ý đun to lửa). Thêm một muôi nước dùng, mêm vừa tiêu muối xuống một chút bột đao cho sánh. Sau đó bầy lên trên đĩa mỳ đã chao giòn. Rắc rau mùi lên trên, ăn nóng.

Một phần của tài liệu Giáo trình Chế biến món ăn 1 (Nghề Kỹ thuật chế biến món ăn) (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)