Những ñiều kiện ảnh hưởng tới sự phát triển tâm lý của HS THPT:

Một phần của tài liệu thái độ học tập môn lịch sử của học sinh lớp 12 các trường THPT ở huyện quảng xương (Trang 32 - 34)

- Chức năng ñiều chỉnh hành vi và hành ñộng: Đây là chức năng mà

1.3.3 Những ñiều kiện ảnh hưởng tới sự phát triển tâm lý của HS THPT:

Lứa tuổi học sinh THPT là thời kỳ phát triển êm ả về mặt sinh lý nhưng ñây lại là thời kỳ phức tạp về mặt tâm lý.

Học sinh THPT đứng trước một tình huống xã hội hồn tồn mới cho sự phát triển. Vị trí trong gia đình, tập thể, xã hội, những ñiều kiện mới của cuộc sống và hoạt ñộng, kinh nghiệm thực tiễn về hoạt ñộng xã hội ñặt cho học sinh những yêu cầu mới, cao hơn về chất so với những yêu cầu ñối với thiếu niên. Điều này ít nhiều ảnh hưởng tới sự phát triển tâm lý củahọc sinh THPT.

Trong gia đình học sinh có nhiều quyền lợi và trách nhiệm của người lớn anh, chị ñối với các em nhỏ, người lao động chính của gia đình, chỗ dựa tinh thần cho các em và người lớn tuổi. Hồn cảnh gia đình tạo điều kiện cho sự hình thành ở thanh niên những phẩm chất tâm lý như tinh thần ñộc lập, tự chủ, ý thức trách nhiệm. Nhưng trong xu thế phát triển của xã hội, nhiều gia đình cha, mẹ lại ñịnh hướng khối học và nghề nghiệp cho con cái, đi theo những ngành nghề ”có tương lai tươi sáng” điều đó lại trái ngược với ý muốn và sở thích của các em. Điều này ít nhiều kìm hãm tới việc học tập của các em.

Đời sống trong nhà trường của thanh niên cũng có những thay đổi cơ bản. Hoạt động học địi hỏi tính độc lập, tự chủ cao, những phần tự học tăng ñáng kể địi hỏi học sinh phải có kỹ năng tự tổ chức việc học. Một trong những yếu tố quan trọng thúc ñẩy sự trưởng thành trí tuệ, ý chí, tình cảm trách nhiệm của thanh niên là cơ hội được lựa chọn mơn, khối học, nghề nghiệp tương lai. Chính vì vậy, mà ở đây các em xuất hiện hiện tượng học lệch, chú trọng vào môn khối của mình, dẫn tới sao nhãng các mơn học khác.

Đối với xã hội sự phân công trong công việc chưa ñồng ñều, các ngành nghề ñang bị phân cấp. Do vậy, những em học tốt các môn xã hội (khối C) vẫn “ ñầu quân” vào các khối A, B, D. Như vậy, xảy ra hiện tượng khơng có năng lực, khơng u thích nhưng vẫn phải theo các khối đó để dễ hướng nghiệp sau này.

Ngoài ra, hoạt ñộng xã hội của thanh niên ngày càng phong phú và phức tạp do vậy vai trò xã hội và hứng thú xã hội của thanh niên không chỉ mở rộng về số lượng và phạm vi mà cịn biến đổi cả về chất lượng. Có nhiều hoạt ñộng như vậy sẽ chi phối tới hoạt ñộng chủ ñạo của các em.

Đời sống tình cảm lứa tuổi học sinh THPT phong phú và ña dạng, chứa ñầy những thái ñộ xúc cảm ñối với những mặt khác nhau của cuộc sống. Tình cảm của học sinh THPT mang tính xúc cảm cao hơn. Ở lứa tuổi này, các em hầu như lý tưởng hố tình bạn, thanh niên coi tình bạn là những quan hệ quan trọng nhất của con người, thậm chí tuyệt ñối tin vào bạn bè.

Đặc biệt lứa tuổi này, xuất hiện loại tình cảm đặc biệt đó là tình u. Tình u tuổi đầu thanh niên là một hiện tượng tự nhiên và sự phát triển lành mạnh của nó phụ thuộc trước hết vào sự giáo dục của nhà trường và gia đình. Nên sự ngăn cấm của gia đình, thầy cơ đơi khi khơng khơng tế nhị, thiếu tơn trọng dẫn đến xúc cảm quá thái, sự buồn phiền lo âu. Những tác động tình cảm đó ảnh hưởng tới học tập và lao ñộng của các em học sinh THPT.

Một phần của tài liệu thái độ học tập môn lịch sử của học sinh lớp 12 các trường THPT ở huyện quảng xương (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)