Sự phát triển tâm lý nhân cách củahọc sinh THPT

Một phần của tài liệu thái độ học tập môn lịch sử của học sinh lớp 12 các trường THPT ở huyện quảng xương (Trang 36)

- Chức năng ñ iều chỉnh hành vi và hành ñộ ng: Đây là chức năng mà

1.3.5Sự phát triển tâm lý nhân cách củahọc sinh THPT

* S phát trin trí tu ca hc sinh THPT:

Ở lứa tuối học sinh THPT các quá trình nhận thức phát triển ở mức độ cao đủ để tiến hành các hoạt động trí tuệ như người lớn. Hoạt động học tạo ra

sự thay đổi cơ bản các quá trình nhận thức. Tính chủ định phát triển mạnh ở tất cả các quá trình nhận thức, hình thành khả năng điều khiển và điều chỉnh các quá trình này một cách cĩ ý thức. Hoạt động học tạo ra sự thay đổi cơ bản các quá trình nhận thức.

Tính chủ định phát triển mạnh ở tất cả các quá trình nhận thức, hình thành khả năng điều khiển và điều chỉnh các quá trình này một cách cĩ ý thức. Tri giác cĩ mục đích phát triển cao. Ghi nhớ chủ định đĩng vai trị chủ đạo trong trí nhớ, ghi nhớ logic, ghi nhớ ý nghĩa ngày càng cĩ vai trị lớn trong hoạt động trí tuệ. Kỹ năng đọc, lời nĩi độc thoại và lời nĩi viết phát triển mạnh. Cĩ sự kết hợp và xâm nhập lẫn nhau của ngơn ngữ và tư duy.

Tư duy lý luận xuất hiện, tư duy trừu tượng, nhờ đĩ cĩ khả năng phán đốn lý luận và tự phân tích các vấn đề bao gồm cả các vấn đề chính trị, tơn giáo, đạo đức. Việc lĩnh hội một hệ thống khái niệm khoa học làm cơng cụ tư duy đã dẫn đến việc trí tuệ hĩa các hoạt động nhận thức khác ( cảm giác, tri giác, trí nhớ..), hình thành những cơ sở của tư duy khái niệm.

* Đời sng tình cm ca hc sinh THPT:

Đời sống tình cảm của học sinh THPT phong phú và đa dạng, chứa đầy những thái độ xúc cảm đối với những mặt khác nhau của cuộc sống. Đây là lứa tuổi đặc trưng của sự phát triển các tình cảm đạo đức, tình cảm chính trị - xã hội. Khả năng ý thức những tình cảm đang trải nghiệm cũng phát triển ở lứa tuổi này. Học sinh THPT vẫn giữ được tính trực tiếp và tính sống động của các phản ứng xúc cảm, nhưng khác với thiếu niên, trạng thái xúc cảm trở nên bền vững hơn. Thanh niên, học sinh đơi khi trải nghiệm trong lĩnh vực xúc cảm, sự đấu tranh giữa các tình cảm khác nhau và trong sự đấu tranh giữa những tình cảm đối lập nhau, khơng phải bao giờ tình cảm bậc cao hơn cũng thắng thế. Do đĩ, thanh niên, học sinh rất cần sự nâng đỡ tinh thần của người lớn.

Tình cảm đồng chí và tình bạn là những loại tình cảm đặc biệt phát triển ở lứa tuổi này. Tình cảm đồng chí cĩ phạm vi đối tượng rộng, phát triển trên cơ sở những hoạt động chung, sinh hoạt tập thể. Nhu cầu về các mơn quan hệ thân tình phát triển mạnh ở lứa tuổi thiếu niên, tuy nhiên, tình bạn của thanh niên học sinh cĩ những khác biệt so với thiếu niên. Cơ sở tình bạn của thanh niên, học sinh là sự chân thật, tin tưởng lẫn nhau, vị tha, chung thuỷ, sẵn sàn giúp đỡ nhau, cĩ cùng hứng thú. Tình cảm của thanh niên, học sinh mang xúc cảm cao hơn.

Tình bạn ở đầu thanh niên rất bền vững. Những mối quan hệ bạn bè gây dựng ở tuổi thanh niên thường kéo dài suốt đời. Thanh niên học sinh quan tâm nhiều đến những đặc điểm tính cách và thế giới tinh thần của bạn bè.

Ở lứa tuổi đầu thanh niên, quan hệ giữa nam và nữ được tích cực hố một cách rõ rệt. Ở một số em xuất hiện một loại tình cảm đặc biệt mãnh liệt và sâu sắc - tình yêu. Tình yêu giữa nam nữ thanh niên cĩ tính chất đặc biệt, đĩ là một hiện tượng nhiên và sự phát triển lành mạnh của nĩ phụ thuộc trước hết vào sự giáo dục của nhà trường và gia đình. Do vậy kết hợp giữa gia đình và nhà trường để cĩ biện pháp giáo dục cho thanh niên học sinh khơng để tình cảm đĩ ảnh hưởng đến học tập, lao động.

Tình cảm thẩm mỹ cĩ sự phát triển đáng kể ở lứa tuổi đầu thanh niên dưới ảnh hưởng của các hoạt động giáo dục thẩm mỹ. Thanh niên học sinh cĩ khả năng nhận thấy, cảm nhận, yêu mến cái đẹp trong thế giới xung quanh. Cũng cần lưu ý đến khả năng xuát hiện những quan niệm thẩm mỹ lệch lạc, hời hợt, xa rời truyền thống dân tộc của một bộ phận thanh niên.

* S phát trin ý thc ca hc sinh THPT:

Tự ý thức của thanh niên là một cấu trúc tâm lý phức tạp bao gồm:1) Sự ý thức về tính đồng nhất của bản thân; 2) Ý thức cái tơi của mình như một nhân tố tích cực, một nhân tố hoạt động; 3) Ý thức những thuộc tính, phẩm

chất tâm lý của mình; 4) Một hệ thống xác định những sự tự đánh giá về mặt đạo đức- xã hội.

Ở tuổi đầu thanh niên tự ý thức đạt đến một chất lượng mới. Sự phát triển tự ý thức của thanh niên học sinh gắn liền với nhu cầu ý thức và đánh giá những phẩm chất tâm lý - đạo đức của nhân cách mình từ gĩc độ những mục đích sống cụ thể và ước vọng trong tương lai. Thành tựu nổi bật nhất của sự phát triển tự ý thức là việc thanh niên khám phá ra thế giới nội tâm của mình. Thanh niên học sinh cĩ khả năng tự đánh giá một cách tổng thể chứ khơng phải chỉ một mặt nào đĩ. Trên cơ sở tự ý thức nhu cầu tự giáo dục của thanh niên phát triển mạnh mẽ. Tự giáo dục ở thanh niên khơng chỉ hướng vào việc khắc phục những nhược điểm, phát triển những phẩm chất tích cực riêng lẻ, mà cịn hướng vào việc hình thành nhân cách trọn vẹn phù hợp với các lý tưởng khái quát. Tự giáo dục của thanh niên học sinh đã chiếm một vị trí đáng kể trong hệ thống giáo dục nĩi chung: thanh niên từ đối tượng giáo dục dần dần trở thành đối tượng và chủ thể giáo dục.

Một phần của tài liệu thái độ học tập môn lịch sử của học sinh lớp 12 các trường THPT ở huyện quảng xương (Trang 36)