7. Kết cấu của luận văn
2.2 Phân tích các yếu tố môi trường kinh doanh của CADIVI
2.2.1.1 Các yếu tố kinh tế
Sau 25 năm đổi mới, đất nước ta đang bước vào thời kỳ phát triển mạnh với vị
thế và diện mạo mới, kinh tế liên tục phát triển, an ninh quốc phòng được giữ vững, chủ động tích cực tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế. Bên cạnh những bước tăng trưởng kinh tế đáng kể, nền kinh tế nước ta vẫn là nền kinh tế với mức thu nhập thấp, năng suất lao động thấp, sản xuất chủ yếu vẫn dựa trên những công nghệ lạc hậu, chi phí cao, giá trị gia tăng thấp.
Kỳ vọng việc gia nhập WTO thông qua việc cam kết mở rộng các rào cản đã đem lại nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với doanh nghiệp (Đào Duy Huân 2007; Nguyễn Đơng Phong 2007). Việt Nam có cơ hội xuất khẩu các mặt hàng là thế
mạnh nhưng đồng thời cũng phải tiêu thụ một lượng nhập khẩu lớn từ sự tự do hoá thương mại. Nền kinh tế Việt Nam còn khá non trẻ, rất dễ bị ảnh hưởng trước những cú sốc từ bên ngoài khi thị trường thế giới có biến động. Những tác động dây chuyền là thấy rõ khi lạm phát gia tăng địi hỏi Chính phủ phải giảm chi tiêu cơng, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản cũng giảm đáng kể dẫn đến việc tiêu thụ dây và cáp điện chắc chắn gặp khó khăn.
Theo đánh giá của Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) và Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) thì tình hình kinh tế thế giới hiện nay vẫn chưa thoát khỏi khủng hoảng và có nguy cơ suy thối kép nó đang là nỗi lo ám ảnh của hầu hết các doanh nghiệp trên thế giới trong đó có Việt Nam. Sau đây chúng ta đi vào phân tích các yếu tố chính tác động đến mơi trường kinh doanh của CADIVI:
- Về tốc độ tăng trưởng:
Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế trong hai thập kỷ qua rất ấn tượng, nhưng
GDP bình quân đầu người của Việt Nam vẫn ở mức thấp về mặt tuyệt đối so với các
quốc gia khác. Năm 2009, Việt Nam xếp thứ 113 trên thế giới và vẫn nằm trong tốp
những nước nghèo nhất của khu vực Đông Á (CIEM, 2010). Tuy vậy, chúng ta vẫn
đối ổn định nhất trên thế giới (xem Bảng 2.1). Điều đó đã tạo cơ hội cho các ngành mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP
Các chỉ tiêu /năm 2007 2008 2009 2010 2011
Tốc độ tăng trưởng GDP (%) 7,5 6,2 5,3 6,7 5,89
(Nguồn: Tổng Cục Thống Kê 2012) - Về lãi suất và xu hướng của lãi suất trong nền kinh tế:
Lãi suất qua các năm là tương đối ổn định ngoại trừ những bất ổn như lãi suất
tăng cao giai đoạn 2007 – 2008 và đặc biệt giai đoạn hiện nay bắt đầu từ đầu năm
2011 luôn ở mức trên dưới 20%/năm đã ảnh hưởng trực tiếp tiết kiệm, tiêu dùng và
đầu tư, làm cho các doanh nghiệp buộc phải thu hẹp sản xuất, hạn chế vay vốn, lợi
nhuận giảm. CADIVI sử dụng đòn bẩy nợ khá cao do đặc thù ngành sản xuất này đòi hỏi cần vốn nhiều (tỷ số nợ/tổng tài sản năm 2010 là 67% và nợ/vốn chủ sở hữu cao gấp 2 lần), nên lãi suất không ổn định cũng là một rủi ro khơng nhỏ có thể tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh. Hy vọng Chính phủ sẽ có những biện pháp, cơng cụ để ổn định lãi suất trong thời gian tới.
- Về chính sách tỷ giá hối đối:
Chính sách tỷ giá hối đối có tác động rất lớn đến xuất nhập khẩu hàng hóa, xuất nhập khẩu tư bản và đến giá cả hàng hóa trong nước. Nhà nước sẽ có nhiều biện pháp để ổn định tỷ giá hối đoái trong thời gian tới, tuy nhiên áp lực tỷ giá vẫn luôn đè nặng lên những doanh nghiệp có nhu cầu ngoại tệ để thanh tốn bởi việc có mua được ngoại tệ theo đúng giá của các ngân hàng thương mại Việt nam công bố hay không cũng không phải là dễ. Chính vì vậy tỷ giá hối đoái hiện nay đang là một
thách thức lớn đối với các doanh nghiệp ngành sản xuất dây cáp điện bởi nguyên liệu
sản xuất chính là đồng chủ yếu phải nhập khẩu. Su hướng gia tăng tỷ giá sẽ làm cho giá thành sản xuất của CADIVI tăng, việc tiêu thụ sẽ gặp khó khăn.
- Về mức độ lạm phát:
Tỷ lệ lạm phát năm 2007, 2008 của Việt Nam rất cao sau đó Chính phủ đã khống chế được lạm phát, tuy nhiên những diễn biến gần đây cho thấy lạm phát lại
quay trở lại (18.58% năm 2011) do những bất ổn của kinh tế thế giới nói chung và của bản thân nền kinh tế nói riêng. Theo báo cáo triển vọng kinh tế thế giới (WEO),
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự kiến lạm phát của Việt Nam sẽ là giảm do tăng trưởng kinh tế có phần chậm lại, như vậy khả năng kiềm chế lạm phát của Việt Nam sẽ tốt
hơn vào những năm tiếp theo.
Bảng 2.2: Chỉ số lạm phát qua các năm
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
6.6% 12.63% 19.89% 6.52% 11.75% 18.58%
(Nguồn: Tổng Cục Thống Kê 2012)